Tổng - tích hợp lý thuyết, một trào lưu mới của tiến trình phát triển xã hội học

08:00 SA @ Thứ Năm - 20 Tháng Mười, 2005

Trong Tạp chí xã hội học (số 1(65), 1999) có bài “Lý thuyết” của Anthony Giddens do tiến sĩ Vũ Mạnh Lợi dịch và giới thiệu ở cuối bài có đoạn viết: "Thực tế rằng không có cách tiếp cận lý thuyết duy nhất nào thống trị toàn bộ xã hội học có thể tỏ ra là dấu hiệu yếu kém trong ngành này. Nhưng thực tế không phải như vậy. Ngược lại, sự ganh đua của các cách tiếp cận lý thuyết và các lý thuyết là đối thủ của nhau, là một biểu hiện sức sống của hoạt động xã hội học. Trong việc nghiên cứu con người - là bản thân chúng ta - sự đa dạng về lý thuyết giúp chúng ta tránh khỏi giáo điều. Hành vi con người rất phức tạp và nhiều chiều cạnh, và rất khó có khả năng rằng một quan điểm lý thuyết có thể bao trùm tất cả các khía cạnh của nó. Tính đa dạng trong tư duy lý luận cung cấp nguồn ý tưởng phong phú mà chúng ta có thể rút ra trong nghiên cứu, và nó kích thích năng lực sáng tạo là vô cùng cần thiết đối với tiến bộ trong công tác xã hội học" .

Về tình trạng có nhiều (thậm chí quá nhiều) lý thuyết khác nhau, không cạnh tranh hoặc cạnh tranh (thậm chí đối lập, loại trừ nhau) trong xã hội học xuyên suốt lịch sử hình thành, phát triển của bộ môn khoa học xã hội này, đã được ghi nhận trong các sách giáo khoa xã hội học và sách chuyên khảo về lý thuyết xã hội học. Chẳng hạn, trong sách Xã hội học của các tác giả D. Light, S.Kel1er, C.Calhoun đã cho thấy Tổ Sự tương phản, đối chọi nhau giữa các lý thuyết nền tảng trong xã hội học qua hình 1.2. Sự đối lập, loại trừ lẫn nhau giữa lý thuyết chức năng và lý thuyết xung đột (quyền lực) chủ yếu tập trung ở vấn đề thực chất của sự liên kết xã hội, là dựa trên cơ sở chức năng hay là xung đột (quyền lực) ? Còn sự đối lập, loại trừ nhau giữa lý thuyết cấu trúc và lý thuyết hành động chủ yếu xoay quanh vấn đề quyết định khi xử lý quan hệ giữa cá nhân và xã hội (nhóm, cộng đồng, tập thể, tổ chức,chế…). Nghĩa là, xét cho cùng, ai quyết định ai? Xã hội quyết định cá nhất cá nhân quyết định xã hội ? sách "Nhập môn xã hội học"2 của các tác giả Tony Bilton, Kenvin Bonnett… ghi nhận thêm rằng, sự đối đầu giữa các trường phái lý thuyết xã hội học là khá triệt để, không chỉ trên bình diện bản thể luận mà còn cả trên bình diện phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Hình 12.8 (trang 490) cho ta thấy rõ nguyên thuyết nào thì phương pháp đó như sau:

Xem xét một cách đầy đủ hơn ta thấy sự đụng độ giữa các lý thuyết nền tảng xã hội học tập trung xung quanh những nan đề 8 lý thuyết cơ bản, đó là:

1. Cấu trúc xã hội ↔ hành động xã hội

2. Vĩ mô ↔ vi mô

8. Chức năng xã hội ↔ Xung đột (quyền lực) xã hội

4. Tiến hóa xã hội ↔ Cách mạng xã hội

5. Kinh tế quyết định ↔ Văn hóa quyết định

6. Giải thích nhân quả (định lượng, khách quan) ↔ Giải thích ý nghĩa (định tính, chủ quan)

Sự đối đầu giữa thực chứng luận và phản thực chứng luận, giữa cấu trúc luận và hành vi luận, chức năng luận và xung đột luận, tiên hóa luận và cách mạng luận… là kết quả của những quan điểm, tiếp cận duy vị cực đoan, cố chấp theo lô gíc bài trung với công thức tư duy "hoặc là... hoặc là", không có trường hợp thứ ba. Trong khuôn khổ tư duy lý luận như thế này, mọi sự tìm tòi theo quan điểm, tiếp cận hoà giải nan đề đều bị xếp vào loại chiết trung, ba phải, mất lập trường. Thế nhưng, cái gì đến thì nó tất yếu phải đến. Lô gíc bài trung, thực chất là lô gíc lưỡng trị chân lý: "hoặc là đúng, hoặc là sai" tỏ ra quá đơn giản mặc dù rất căn bản, phải bổ sung thêm vào đó lôgíc chấp trung, thực chất là lôgíc tam trị chân lý, không chỉ hoặc là đúng hoặc là sai mà còn có thể nửa đúng nửa sâm. Phép biện chơi còn đi xa hơn nữa, chấp nhận lô gích đa trị, mà về nguyên tắc là vô hạn trị, bởí vì giữa đúng (=1) và sai (=0) là một continuum vô số giá trị trung gian như… rất đúng gần đúng…,… gần sai , rất sai…

Trong vài chục năm cuối cùng của thế kỷ XX và cho đến hiện nay trong xã hội học thế giới đã xuất hiện và tăng trưởng rất nhanh trào lưu tổng - tích hợp lý thuyết thúc đẩy tiến trình chuyển đổi từ thế đối đầu loại trừ nhau chuyển sang thế đối thoại, hợp tác, bổ sung cho nhau và hội nhập với nhau của các lý thuyết xã hội nền tảng và chuyên biệt. Các sách chuyên khảo về lý thuyết xã hội học đương đại đều ghi nhận tình hình mới này.

Chẳng hạn, trong sách "Lý thuyết xã hội học đương đại"10 của G. Ritzer đã ghi nhận có 10 trường phái lý thuyết lớn trong xã hội học đương đại, đó là:

1. Lý thuyết chức năng - cấu trúc

2. Lý thuyết xung đột

3. Lý thuyết macxít mới

4. Lý thuyết tương tác tượng trưng

5. Hiện tượng luận trong xã hội học

6. Phương pháp luận dân tộc học trong xã hội học

7. Lý thuyết trao đổi

8. Lý thuyết hành vi

9. Lý thuyết vị nữ

10. Lý thuyết cấu trúc (hậu cấu trúc luận, phản cấu trúc luận)


Quá trình tổng - tích hợp lý thuyết xã hội học diễn ra theo các tuyến sau đó?

1/ Tích hợp vi mô - vĩ môn11 (Micro - Macro Integration) với những đóng góp của nhiều tác giả, điển hình là:

1.1. G. Ritzer (1979) với khung mẫu xã hội học tích hợp (Integrated Sociolgical Paradigm)

1.2. J.Alexander (1987) với xã hội học đa chiều cạnh (Multidimensional Sociolgy)

1.3. N. Wiley (1988) với các cấp độ phân tích (Levels of Analysis)

1.4. J. Coleman (1987) với mô hình vi mô đến vĩ mô và cơ sở của lý thuyết của xã hội (Micro - to - Macro model and Foundations of social theory)

1.5. R- Collins (1981) với cơ sở vi mô của xã hội học vĩ mô (The Micro Foundations of Macro Sociology)

1.6. J. Berger, D.P. Eyre, M. Zelditch (1989) - lý thuyết tương tác liên chủ thể (Interactor Theory)

1.7. A- Liska (1990) - Mô hình vĩ mô đến vi mô và vi mô đến vĩ mô (Macro - to - Micro and Micro - to - Macro model)

Tuy cách tiếp cận riêng là khá đa dạng, có tác giả đề cao vĩ mô trong tích hợp vi mô - vĩ mô (như J. Alexander), có tác giả ngược lại, đề cao vi mô (như J. Coleman), thậm chí, quy giản cái vĩ mô về cái vi mô (R. Collins) nhưng khuynh hướng chung là kết hợp hai quan điểm, hai cách tiếp cận vĩ mô và vi mô trong một hệ quan điểm, tiếp cận thống nhất, có tính đến sự liên kết với các quan điểm, tiếp cận. khác như khách quan và chủ quan, cấu trúc và tác nhân hành động… G. Ritzer đã xây dựng một sơ đồ tích hợp vi mô - vĩ mô như sau 12:

2/ Tích hợp tác nhân - cấu trúc13 (Agency - Structure Integration).

Theo nhận xét của G. Ritzer, nếu tích hợp vi mô - vĩ mô đặc trưng cho trào lưu tích hợp lý thuyết trong xã hội học đương đại Mỹ thì tích hợp tác nhân - cấu trúc thành tích chủ yếu của xã hội học đương đại châu Âu. Có nhiều đóng góp quan trọng vào sự phát triển xã hội học đương đại theo khuynh hướng này, đáng kể nhất là các tác giả sau đây:

2.1. A. Giddens (1984) với lý thuyết cấu trúc hóa (Structuration theory)

2.2. M. Archer (1988) với văn hóa và tác nhân (Culture and Agency)

2.3. P. Bourdieu (1984) với cấu trúc tâm thức và trường (Habitus and Field)

2.4. J. Habermas (1987) với sự xâm thực thế giới đời sống (Colonizatior of the life - World)

Tuy gặp nhau ở chương trình tích hợp tác nhân - cấu trúc, nhưng tích hợp kiểu gì và như thế nào thì rất khác nhau. Chẳng hạn như A.Giddens chủ trương bỏ nhị nguyên luận (dualism) nghĩa là từ bỏ lô gích bài trung giản đơn theo công thức hoặc là cấu trúc luận, hoặc là hành động luận để thay thế vào đó là nhị phân (duality) theo lô gích lưỡng phân - lưỡng hợp. Mối quan hệ mâu thuẫn thống nhất, biện chứng giữa tác nhân (cá nhân) với cấu trúc (xã hội ) được cấu trúc hóa, nghĩa là các cấu trúc chỉ tồn tại trong và thông qua các hoạt động của các tác nhân (cá nhân). M. Archer thì cho rằng không có vấn đề xoá bỏ nhị nguyên luận để thay thế bằng phân luận mà vấn đề là ở chỗ phải biết sử dụng cả hai quan điểm, cách tiếp cận phù hợp tình huống cụ thể. Nói khác đi, nhị nguyên luận cũng có hạt nhân hội của nó, không thể từ bỏ hoàn toàn, vô điều kiện. A. Giddens thiên về hành vi luận, đề cập tự do cá nhân của chủ thể hành động; trong khi đó P. Bourdieu lại từ về cấu trúc luận, đề cao kiềm chế xã hội…

3. Tổng hợp trong lý thuyết xã hội học - kiểu14 (Syntheses in Sociological Theory - I)

Bản thân mỗi lý thuyết không nhất thành bất biến; hơn thế nữa, do sức của trào lưu tích hợp các lý thuyết đối lập nhau; cho nên các lý thuyết xã hội học biến đổi (hoặc là tự biến đổi hoặc là bị biến đổi thì cũng thê). G. Ritzer đã xếp các khuynh hướng lý thuyết sau đây vào kiểu I của sự tích hợp trong lý thuyết xã hội học đương đại:

3.1. Lý thuyết tân chức năng (neofunctionalism)

3.2. Lý thuyết xung đột (conflict Theory)

3.3. Lý thuyết tân macxít (neo - Marxian Theory)

3.4. Lý thuyết tương tác tượng trưng (Symbolic Interactionism)

3.5. Hiện tượng luận và phương pháp luận dân tộc học (Phenomenology and Ethnothodology).

Khuynh hướng chủ đạo của trào lưu tổng hợp trong lý thuyết xã hội học - kiểu I này là tiên hành đổi mới lý thuyết cũ (cổ điển) để tạo ra diện mạo tân cổ điển thích hợp. Chẳng hạn, như lý thuyết chức năng cổ điển của T. Parsons, nhờ những đóng góp của J. Alexanđer (1985) và P. Colomy (1980)... đã trở thành lý thuyết chức năng mới (tân cổ điển) với các quan điểm, cách tiếp cận rộng mở và mềm dẻo hơn với lý thuyết chức năng cũ (cổ điển). Một là, từ bỏ quyết định luận đơn nguyên nhân, chuyển sang quyết định luận đa nguyên nhân. Hai là, quan tâm như nhau đối với vấn đề trật tự và hành động, khắc phục thiên lệch cũ về cấu trúc vĩ mô bằng cách bổ sung thêm khuôn mẫu hành động ở cấp độ vi mô. Ba là, khắc phục quan niệm giản đơn về cân bằng tĩnh tại, bổ sung thêm cân bằng động. Bốn là, các hệ thống chức năng kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội có thể tạo ra căng thẳng và đó là nguồn gốc của kiểm soát xã hội và biến đổi xã hội. Năm là, sự biến đổi không nhất thiết dẫn tới trật tự và hài hoà mà có thể đưa tới cá thể hóa và căng thẳng thể chế.

4. Tổng hợp trong lý thuyết xã hội học - kiểuII15 (Syntheses in Sociological Theory - II)

Cũng theo G.Ritzer thì trào lưu tổng hợp trong lý thuyết xã hội học - kiểu II bao gồm các khuynh hướng lý thuyết sau đây:

4.1. Lý thuyết trao đổi (Exchange Theory)

4.2. Lý thuyết mạng lưới (Network Theory)

4.3. Lý thuyết lựa chọn hợp lý (Rational choice Theory)

4.4. Lý thuyết xã hội học vị nữ (Feminist Sociological Theory)

4.5. Lý thuyết hậu hiện đại (Post modernism)

4.6. Lý thuyết hậu mác xít (Post - Marxist Theory)

Tổng hợp trong lý thuyết xã hội học - kiểu II thực chất là tiếp tục đổi mới các lý thuyết tân cổ điển để đạt tới trình độ phi cổ điển . Kết quả là mỗi một trường phái lý thuyết cơ bản đều trải qua 3 giai đoạn chính: cổ điển - tân cổ điển và phi cổ điển.

1. Chủ nghĩa thực chứng cũ - chủ nghĩa thực chứng mới - chủ nghĩa hậu thực chứng.

2. Chủ nghĩa phản thực chứng cũ - chủ nghĩa phản thực chứng mới - chủ nghĩa hậu phản thực chứng.

3. Chủ nghĩa Mác kinh điển - tân mác xít - hậu mác xít.

4. Lý thuyết chức năng cũ - lý thuyết chức năng mới - lý thuyết hậu chức năng.

5 . Lý thuyết cấu trúc cũ - lý thuyết cấu trúc mới - lý thuyết hậu cấu trúc…

Trong trào lưu tổng hợp này, đáng chú ý là sự chuyển dịch từ chủ nghĩa hiện đại (modernism) đến hậu hiện đại (Post - mođernism) với sự tham gia đóng góp của hầu hết các nhà xã hội học đương đại, mà đứng đầu bảng có thể kể ra là D. Hai (1989), Keliner (1990), Jean Bandrillard (1983), Jean - Fransois Lyorard ((1984), Fredic Jameson (1984)... Chủ thuyết hậu hiện đại đề cao quan điểm phi duy lý (irrationalism) và tiếp cận linh hoạt thay thế cho quan điểm duy lý (rationalism) và tiếp cận cứng nhắc của chủ thuyết hiện đại. Chủ thuyết hậu hiện đại bảo vệ 4 quan điểm có lợi cho tiến trình tổng hợp mới trong xã hội học đương đại. Đó là:

1. Không khuyến khích việc tìm kiếm một lý thuyết tổng hợp vĩ đại, duy nhất.

2. Chấp nhận phạm vi hẹp hơn của những nỗ lực tổng hợp.

3. Phá vỡ ranh giới cứng nhắc giữa các bộ môn, tiến tới đẩy mạnh tổng liên ngành.

4. Giải thiêng lối hùng biện lý thuyết, khuyến khích các nhà xã hội học tư do vay mượn, trao đổi ý tưởng, quan điểm, tiếp cận để xây dựng các lý thuyết tổng hợp mới.

Như vậy, thực chất của trào lưu tổng - tích hợp lý thuyết xã hội học đương đại là hóa giải (với lý tưởng hòa giải) các nan đề (ở đây chủ yếu là các song đê) lý thuyết xã hội. Triết lý của sự hóa giải nan đề lý thuyết xã hội chính là phép biện chứng (Dialecties). Trong sách “Nhân học. Một quan điểm về tình trạng nhân sinh" 16 của các tác giả Emily A. Shultz và Robert H. Lavenda ta thấy có quan điểm toàn biện chúng là quan điểm của Nhân học đương đại dùng để hóa giải các nan đề lý thuyết về bản chất con người xã hội. Hình 11.1 những quan điểm về tình trạng sinh tồn của con người (Sdd, tr.41).

Như vậy không đơn giản là quan điểm biện chứng mà là quan điểm toàn biện chứng hay nói chính xác hơn là quan điểm toàn thể biện chứng18. Đó mới chính là cơ sở triết học hiện đại của sự hóa giải các nan đề lý thuyết xã hội.

Quan điểm của G. Ritzer tác giả sách "Lý thuyết xã hội học đương đại" thực chất cũng là cách tiếp cận toàn thể biện chứng. Ông viết: "khung mẫu tích hợp không hề loại trừ các khung mẫu hiện hữu mà chỉ bổ sung thêm vào các quan điểm cực đoan vốn có một quan điểm tích hợp hơn"19. Thực ra, nói chính xác hơn là tổng - tích hợp toàn thể biện chứng bao hàm các quan điểm cực đoan vốn có như những trường hợp đặc biệt. Đúng như A. Einstein đã từng thực hiện khi xây dựng thành công lý thuyết tương đối trong vật lý học hiện đại, đó là theo nguyên lý tương ứng: lý thuyết mới (chân lý mới) bao hàm các lý thuyết cũ (chân lý cũ) như những trường hợp đặc biệt, tới hạn.

Quá trình tổng - tích hợp lý thuyết xã hội học đương đại cho tới nay đang đi tới một toàn thể biện chứng xã hội. Thực chất là toàn thể biện chứng hệ thống xã hội, chí ít bao gồm các nguyên lý (quy luật) cơ bản sau đây:

1. Xã hội loài người là một hệ thống mở, tự tổ chức, tự biến hóa tương đối.

2. Đa dạng văn hóa - văn minh.

3. Lưỡng tính mâu thuẫn thống nhất cấu trúc - hành động xã hội.

4. Lưỡng tính mâu thuẫn thống nhất chức năng - xung đột xã hội.

5. Biến hóa ép: cải cách hoặclvà cách mạng; tiến bộ hình thái kinh tế - xã hội hoặc là tiến bộ khuôn mẫu văn hóa - văn minh.

6. ứng xử mấu thuẫn thống nhất thích nghi môi trường - chinh phục môi trường.

7. Định hướng phát triển bền vững hoặc là không bền vững.

Quan điểm toàn thể biện chứng khi trở thành lôgíc của tư duy lý luận thì lôgíc đó không thể chỉ là lôgíc lưỡng trị chân lý, theo công thức giản đơn "hoặc là… hoặc là …" của nguyên lý bài trung hoại trừ cái thứ ba), mà phải bổ sung thêm lôgíc tam trị, theo công thức "vừa là ... vừa là...". Nhưng không đừng lại ở đó. Để tránh hạn chế của chiết trung, ba phải phải đạt tới lôgíc đa trị, phức hợp bao hàm yếu tố tích hợp. Lôgíc đa trị, phức hợp bao hàm yếu tố tích hợp của tư duy lý luận quán triệt quan điểm toàn thể biện chứng đua trên công thức sau đây:

1 Hoặc là… Hoặc là...

2 . Vừa là… Vừa là…

3. Vấn đề không phải thế, mà là: Toàn thể biện chứng có phân biệt (hoặc là không có phân biệt), điều chỉnh (hoặc và không điều chỉnh), thay (hoặc là không thay đổi) Khinh - Trọng 20.

Lược đồ thao tác rõ ràng là theo Tam đoạn thức Hegei: (1) Chính đề - (2) Phản đề - (3) Hợp đề, nhưng đã được cải tiến để khắc phục những hạn chế. Như vậy là, toàn thể biện chứng khi thao tác trở thành toàn đô biện chứng. Và toàn đồ biện chứng có phân biệt (hoặc là không phân biệt), điều chỉnh (hoặc là không chỉnh), thay đổi (hoặc là không thay đổi) Khinh - Trọng là phương thức hóa giải lý tưởng hoà giải) với các nan đề lý thuyết xã hội. Cũng trong bài "lý thuyết" của A. Giddens đã dẫn ở trên, ta thấy có một nhận định rất quan trọng: "Một lý thuyết tất không chỉ là lý thuyết tỏ ra đúng đắn. Đó là một lý thuyết nhiều triển vọng hiểu theo nghĩa, nó tạo ra những ý tưởng mới kích thích những nghiên cứu tiếp theo đến mức nào".

Đúng vậy, một quan điểm lý thuyết mới ra đời do trào lưu tổng - tích hợp lý thuyết xã hội học đương đại tạo ra - quan điểm toàn thể biện chứng Khinh - Trọng muốn trở thành chân lý thật sự thì, đúng như A. Einstein đã từng nói và đã thực hiện khi xây dựng thành công lý thuyết tương đối trong vật lý học hiện đại, phải vừa hoàn thiện lôgíc nội tại vừa thể nghiệm sự vận động trong thực nghiệm khoa học nói riêng, trong thực tiễn xã hội nói chung. Thực tiễn vẫn là tiêu chuẩn tối cao của mọi chân lý lý thuyết. Sự thử thách đối với qua điểm toàn thể biện chứng Khinh - Trọng đang ở phía trước…


1- Xem, Donald Light Suzanne Keller, Graig Calhoun. Sociology, Fifth Edition, Alfrerd A. Knopf, Inc. NewYork, 1989, p. 22

2- Xem, Tony Bilton, Kenvin Bonnett... Nhập môn xã hội học, NXB khoa học xã hội, Hà Nội, 1993, tr. 456 và 490

3- Tương tác tượng trưng

4- Phương pháp luận dân tộc học (trong xã hội học)

5- Quan sát thâm nhập, tham dự, tham gia

6- Dữ liệu định lượng

7- Dữ liệu định tính

8- Nan đề: vấn đề nan giải

9- Nếu ký hiệu giá trị chân thực là số 1, giá trị không chân thực là số 0, thì giá trị trung gian này là số ½

10- Xem George RitZer. Contemporary Sociological Theory. Third Edition, MC Graw – Hill, Inc. Newyork, 1992

11-Xem, G. Ritzer, sdd, trang 404, hình 10.2

12- Xem, G. Ritzer, chương 11

13- Xem, G. Ritzer, chương 12

14- Xem, G. Ritzer, chương 13

15- Xem, E. A. Schultz & R. H. Lavenda. Nhân học. Một quan điểm về tình trạng nhân sinh.Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001

16- Dialectical Holism = toàn thể biện chứng

17- Holistic Dialectics = biện chứng toàn thể

18-Xem, G. Ritzẻ, sdd, trang 509

19- Reductionism = quy giản

20- Khinh là thứ yếu, coi nhẹ, coi thường, hạ thấp... Trọng là chủ yếu, đề cao, nhấn mạnh, ưu tiên...

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tri thức – Tư tưởng

    09/04/2019Nguyễn Trần BạtSự nâng cao dân trí, sự tiến bộ của nhân dân là thước đo trình độ phát triển của các quốc gia, đồng thời cũng là nguồn gốc của những đòi hỏi ngày càng cao, ngày càng khắt khe hơn đối với những nhà chính trị. Họ buộc phải có những phẩm chất cao hơn, đặc biệt là phải có trí tuệ cao hơn. Thời đại của những phương pháp cai trị ngu dân đã qua...
  • Nhận thức thế giới trong thời đại thông tin

    01/02/2018Nguyễn Trần BạtCon người có thể nhận thức thế giới hay không là một câu hỏi hóc búa không chỉ với các nhà triết học mà còn với cả nhân loại. Tuy nhiên, không chỉ giữa các nhà triết học duy tâm với các nhà triết học duy vật, mà ngay cả giữa những nhà triết học duy tâm với nhau hay giữa các nhà triết học duy vật với nhau cũng có những mâu thuẫn nhất định trong việc trả lời câu hỏi này. Vậy chân lý nằm ở đâu?
  • Một cách tiếp cận khoa học mới của loài người

    28/01/2015Hà Vĩnh TânBằng việc sử dụng máy tính để mô phỏng các phương án phong phú và đa dạng của Hệ tự hành dạng tế bào, đây được xem như một phương pháp nghiên cứu khoa học mới, có hiệu quả và triển vọng nhất để mô tả và giải thích phần lớn các hiện tượng phức tạp của tự nhiên. Sự phát triển lôgic theo hướng nói trên đã dẫn Stephen Wolfram đến việc xuất bản một công trình khoa học lớn - cuốn sách tựa đề "A New Kind of Science"...
  • Tiếp cận một số vấn đề về nhận thức khoa học

    07/01/2015TS. Bùi Mạnh HùngLý luận nhận thức được coi là học thuyết về khả năng nhận thức của con người, về sự xuất hiện và phát triển của nhận thức cũng như về con đường, phương pháp nhận thức…Từ trước đến nay,vấn đề nhận thức luôn là một trong những bộ phận cơ bản của khoa học triết học. Hiện tại, vấn đề nhận thức khoa học vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu, bổ sung và phát triển nhằm giúp cho con người ngày càng hoàn thiện hơn những tri thức của mình về bức tranh thế giới hiện thực..
  • Khoa học cứng và khoa học mềm

    03/12/2010Laurent Mucchielli, Đặng Mộng Lân dịchKhoa học cứng và khoa học mềm: khác nhau về đối tượng giữa khoa học về tự nhiên và các khoa học về con người và xã hội, nhưng cùng một phương pháp tiến hành...
  • Nghệ thuật, trí tưởng tượng và nhà khoa học

    19/07/2005Tôi muốn mượn tiêu đề bài báo của giáo sư sinh lý học Robert Root-Berstein, Viện Đại Học tiểu bang Michigan, trên tạp chí Nhà khoa học Mỹ đầu năm 1997 để bàn về mối quan hệ giữa ý thức và vô thức, giữa trí tưởng tượng và tư duy phân tích trong sáng tạo văn học nghệ thuật và sáng tạo khoa học kỹ thuật, một chủ đề hấp dẫn từng gây nhiều tranh cãi không chỉ tại Việt Nam ta.
  • Về một cuốn sách mới hứa hẹn một cuộc cách mạng trong khoa học

    14/07/2005Một nhà khoa học trẻ người Anh đã khuấy động giới khoa học với cách lý giải rất mới của mình về tất cả những sự kiện, hiện tượng từ đơn giản đến phức tạp nhất...
  • Cấu trúc của các cuộc cách mạng khoa học

    05/07/2005Nguyễn Quang A dịchTiểu luận này là báo cáo được xuất bản đầy đủ đầu tiên về một công trình khởi đầu được hình dung ra gần mười lăm năm trước. Khi đó tôi là một nghiên cứu sinh về vật lí lí thuyết sắp hoàn thành luận văn của mình. Một sự dính líu may mắn với một cua thử nghiệm dạy khoa học vật lí cho người không nghiên cứu khoa học đã lần đầu tiên đưa tôi đến với lịch sử khoa học. Tôi hoàn toàn ngạc nhiên, rằng việc tiếp xúc với lí thuyết và thực hành khoa học lỗi thời đã làm xói mòn triệt để một số quan niệm cơ bản của tôi về bản chất của khoa học và các lí do cho thành công đặc biệt của nó.
  • Bàn về thông tin khoa học

    29/06/2003Giáo sư Phan Văn DuyệtChúng ta đang sống trong thời đại bùng nổ thông tin khoa học. Thế nhưng vẫn còn những điều đáng bàn về thông tin khoa học đại chúng ở nước ta...
  • xem toàn bộ