Có phải văn hóa xây nên được tháp văn minh?

10:50 CH @ Thứ Sáu - 07 Tháng Tám, 2015

Tôi nghe thấy không ít học giả hay bình luận: ở Nước ta có nhiều người bị gọi là 'trọc phú' 'thừa văn minh nhưng thiếu văn hoá' !' . Hẳn họ có ý mặc nhiên: Văn hoá cao hơn Văn minh! Còn tôi cho rằng : Văn hoá là nền, Văn minh là đỉnh! Văn hoá tuyệt vời mới tạo nên đỉnh cao đẹp... Đáng ngại hơn khi có trào lưu tôn giữ mọi thứ thuộc về ngày xưa, kể cả các nhà tù ở một số nơi. ( ??? )Vì nghĩ chúng là một phần của thứ Văn hoá gì đó!?!

Định nghĩa về VĂN HOÁ: là toàn bộ hệ giá trị của một Cộng đồng / Dân tộc / Quốc gia, được khai nguyên, tích tụ , phát triển mang tính truyền thống, thành các : tập quán / tục lệ / nghi lễ / tín ngưỡng / nhân sinh quan... như chuẩn mực ứng xử với nhau / xã hội / thiên nhiên cho hầu hết những thành viên trong đó!


Như vậy Văn Hoá chứa đựng những giá trị tinh thần, mang tính cội nguồn, tính động lượng, tính định hướng ( với cá nhân và số lớn ) của mỗi Cộng đồng / Dân tộc / Quốc gia, tạo nên NĂNG LỰC CHUYỂN HOÁ ( bản chất của các DÒNG SỐNG )

  • Tính Cội nguồn ( mạnh hay yếu ) sẽ chi phối và tạo khuynh hướng và năng lực hướng nội và bảo tồn, củng cố về bản sắc Ưu trội quá khứ
  • Tính Động lượng( mạnh hay yếu ) sẽ chi phối khuynh hướng và năng lực hành động, khai phóng và thay đổi hiện tại
  • Tính Định hướng ( mạnh hay yếu ) sẽ chi phối khuynh hướng và năng lực chí thú mục tiêu, tập hợp lực lượng và đi đến tương lai

MẠNH thì đương nhiên là thúc đẩy phát triển tiến hoá, khiến các cá nhân thành viên trong hay cá nhân bên ngoài Văn hoá đó đều được hưởng lợi ích với trình độ chất lượng văn minh cao trong lối sống, cư xử, quản trị...ở mọi quy mô.

Suy tư, khảo nghiệm về ba thuộc tính trên, chúng ta thấy Văn hoá ( do hàm lượng và năng lực của ba thuộc tính nói trên trong mỗi Cộng đồng ) mà có tác dụng chuyển hoá như thế nào, đến trình độ gì hướng đến tiến hoá:

  • Những Cộng đồng dày lịch sử, trong đó nhiều về Văn hoá không hẳn là mặc nhiên nhờ đó có thể phát triển. Do vậy khái niệm Văn hoá dù là gốc rễ / dòng nhựa sống / bản sắc riêng không tự vốn thế mà đồng nhất với tiến hoá văn minh. Vì thế không phải những gì thuộc về Văn hoá, được gọi là Văn hoá cũng đáng ngợi ca, cố giữ gìn nếu đứng từ quan điểm tiến bộ Nhân loại )
  • Văn hoá có lực đẩy / hút ( tĩnh ) và ly tâm / hướng tâm ( động ). Nếu lực hút / hướng tâm là chủ đạo thì tương đồng với nghĩa Cộng đồng sở hữu thứ Văn hoá đi đến sự khép kín, tự cô lập...với chuẩn riêng 'không giống ai' , chẳng hoà nhập được....dần đến trạng thái vừa tự cao tự đại vừa thoái hoá về tinh thần, lối sống của mình. Có khuynh hướng quản trị xã hội bằng Văn hoá kiểu ( tập lệ, phong tục, dị tín ...), trong đó chỉ lên ngôi những 'Thành Hoàng / Chánh tổng / Thày mo...cùng tệ nạn....
  • Văn hoá không đánh đồng được với tính Nhân Đạo khi không đạt đến giá trị phổ quát và phổ cập toàn Nhân loại ( được thừa nhận là thuộc tính chung của mọi con người trong mọi không gian, thời gian và hoàn cảnh sống ). Chẳng hạn cô Tấm là sản phẩm Văn hoá Việt không thể là biểu tượng chung cho chân thiện mĩ được. Thứ văn hoá 'tắt lửa tối đèn có nhau' nhưng chẳng thể bảo vệ được chị Dậu, không giúp chị khá lên, lại ngày càng sinh nở ra nhiều Lý trưởng và Nghị hách hiểm độc hơn sau này...thì không thể ngợi ca cho được!
  • 'Văn hoá kiến tạo Văn minh' mới thực cần thiết để chính Văn hoá đáng trở thành tài sản phái sinh ( chứ không phải là tiêu sản hay 'thứ cổ' không có tác dụng thúc đẩy đến tiêu chuẩn tiến hoá cao hơn ! ). Trong đó hàm lượng của ba thuộc tính nêu trên đủ để Cộng đồng / Dân tộc / Quốc gia luôn có Riêng, hướng đến Quý, đáng là Một đối với lịch sử tồn tại và phát triển của chính mình nhưng đóng góp tích cực, hữu ích, mạnh mẽ cho phát triển chung với các Cộng đồng / Dân tộc / Quốc gia khác
  • ....



Chúng ta định nghĩa về VĂN MINH trong ý nói trên: là trình độ của các Cộng đồng / Dân tộc / Quốc gia đạt được đến đâu trong việc tìm ra, ứng dụng, phổ cập những tiêu chuẩn chất lượng về cách sống, làm việc, ứng xử trong mọi việc, lao động và quản trị từ cá nhân đến quy mô lớn, trong đó kế thừa, tương thích, cộng hưởng, phát triển được những tinh hoa của các nền Văn hoá khác nhau cho tiến trình tiến hoá của toàn Nhân loại


Chúng ta có rất nhiều ví dụ về những thứ vốn là Văn hoá hoặc là phái sinh của Văn hoá mà không Văn minh :

  • Phong tục đâm trâu / chém lợn / thậm chí tế thần đồng nam trinh nữ...
  • Chùa chiền, đền miếu: nghi ngút khói hương, vàng mã, cô đồng, bói toán, giải hạn, cầu may...
  • Ma chay, bốc mộ, cúng giỗ, cưới xin, lễ tết, hội hè... Đất lề quê thói...
  • Đắp điếm, thờ phúng, linh thiêng hoá người đã chết, khiến người sống thêm ám muội
  • Vô vàn những biến thể khác như: quan cách, phong bì, thân quen, xin cho...
  • ...

Văn hoá đi ngược chiều tiến hoá bởi vì sự tự níu giữ với chuẩn giá trị quá khứ, không đồng nhịp với con đường và nhu cầu phát triển cần thiết với tiến bộ của chính Cộng đồng của nó, của Nhân lọai ! Bất cứ cá nhân cho đến Cộng đồng nào cũng có Văn hoá ( thậm chí nhiều và dày ), nhưng chất lượng của thứ Văn hoá đó là gì, như thế nào, có xây nên được các tầng tháp Văn minh không lại là chuyện khác ! Trên đầm lầy u tối, mục rỗng, ám khí chỉ mọc được những cây quăn queo lúp xúp, những con chui nhủi bạc nhược....sao có thể xây nên toà tháp nào đây? Muốn xây phải nạo vét, cải tạo tính chất 'đầm lầy' đó!
...

Vậy Văn hoá tuyệt vời là gì?LÀ THỨ VĂN HOÁ VỚI BA THUỘC TÍNH CƠ BẢN NÓI TRÊN HỘI NHẬP ĐƯỢC VỚI TÍNH NHÂN ĐẠO, VÀ CÓ NĂNG LỰC XÂY DỰNG NÊN VĂN MINH VÀ ĐÓNG GÓP VÀO TIẾN HOÁ CHUNG CỦA NHÂN LOẠI

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Chỉ văn minh phần xác

    26/01/2021Lâm ViệtNhững vật vô tình đã dần làm chúng ta mất đi nhân tính. Chúng ta nâng niu chúng nhưng lại quay lưng vô cảm với đồng loại. Đó là mặt trái của công nghệ, hay đó là một câu trả lời thật đơn giản: Nếu không lấy văn hóa làm nền tảng, con người sẽ sống ngày càng man rợ!
  • Văn hóa là sống, vun đắp và tôn vinh

    04/08/2019G.S Tương LaiThế hệ trẻ hiện nay đang cần những dưỡng chất đến từ một nền văn hóa mà trong đó, những tinh boa của truyền thống dân tộc được thăng hoa trong quá trình chọn lựa và tiếp thu những thành tựu của văn hóa và văn minh của thời đại để tăng thêm sức đề kháng chống trả những cặn bã của nền văn minh ấy. Thế hệ trẻ nói chung đã vậy, thế hệ trẻ Thủ đô càng phải như vậy.
  • GS Chu Hảo: Một nửa văn minh là... không văn hóa!

    05/07/2016Hoàng Hạnh (thực hiện)Người ta thường hay nói, một nửa cái bánh mỳ vẫn là cái bánh mỳ, còn một nửa sự thật có khi là sự giả dối,. “Một nửa văn minh” ở đây chắc là cái gì đó còn tệ hại hơn. Đó là thói ích kỷ, vô trách nhiệm, thiếu văn hóa. – GS Chu Hảo thẳng thắn.
  • Văn hóa là hiểu biết và thương yêu

    16/03/2016Dương ĐạoVăn hóa là những gì làm cho con người rộng hơn và sâu hơn (hoặc cao hơn, sâu hay cao chỉ là một cách nói). Phát triển con người cả bề rộng lẫn bề sâu. Đó là sự hoàn thiện hóa con người...
  • Xây dựng văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội - bắt đầu từ đâu?

    20/01/2016GS. TS. Phan Hồng GiangKhông thể có một đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh - là nền tảng tinh thần của xã hội - nếu những con người cụ thể của hệ thống chính trị lại bị tha hóa ở một bộ phận khá phổ biến. Từ đây, nhiều chuẩn mực giá tri văn hóa - đạo đức bị đảo lộn, đánh tráo: thay cho sự cao cả của lý tưởng sống - là sức mạnh trần trụi của đồng tiền; thay cho chủ thuyết tư tưởng to tát là những toan tính đầy thực dụng...
  • Văn minh tân học sách - Cương lĩnh hành động của Đông Kinh Nghĩa Thục

    20/11/2015Chương ThâuTrước đây, trong công trình nghiên cứu VĂN THƠ CÁCH MẠNG VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX (Nxb Văn hóa, Hà Nội 1961) Giáo sư Đặng Thai Mai có viết: “Những thi ca do Đông Kinh Nghĩa Thục phát động và phổ biến có một ý nghĩa rất quan trọng...
  • Văn hóa là tâm hồn của một dân tộc (*)

    16/09/2015GS. Trần Văn GiàuLịch sử tư tưởng Việt Nam thời kỳ hiện đại chép tên tuổi Nguyễn An Ninh là một trong số những người đầu tiên, nếu không phải chính anh là người đầu tiên, đã tuyên truyền cổ động có bề sâu, có bề rộng, có hệ thống những tư tưởng lớn của Đại Cách mạng Pháp 1789-1792. Anh cũng là người đầu tiên cho đăng trên tờ Chuông Rè của anh toàn văn “Tuyên ngôn Cộng sản” của Mác Ăng-ghen...
  • Để phân biệt người Hy Lạp văn minh với người man di mọi rợ

    20/05/2015Nguyễn An NinhNền văn minh hiện nay quả thật là một sự đáng xấu hổ. Cho tới bây giờ loài người luôn luôn rêu rao lên như một điều chân lý: con người khác với con vật vì hơn con vật ở chỗ có khối óc biết suy nghĩ và có trái tim biết thương cảm, trong khi thật ra con người khác với con vật vì lẽ giản dị là con người nói láo, con vật thì không nói láo...
  • Văn minh hại người

    20/10/2014Tâm Hòa (Theo N and M số42/09)Tại sao chúng ta mắc bệnh? Theo các nhà khoa học chuyên nghiên cứu tiến hóa, đa số bệnh tật hành hạ chúng ta không chỉ vì lý do cơ thể chúng ta không thích nghi với thế giới hiện đại. Thế nhưng nếu ai đó giảm thiểu tình trạng không thích nghi đó bằng hoạt động thể thao, áp dụng chế độ dinh dưỡng thích hợp và tránh giữ vệ sinh thái quá - có thể kéo dài đáng kể tuổi thọ.
  • Chúng ta đang "thừa" văn minh, thiếu văn hóa?

    02/08/2014Bùi Đình PhongPhân biệt văn minh với văn hóa chỉ là tương đối, vì đây là những khái niệm, tuy không đồng nhất, nhưng gần gũi, có liên quan mật thiết với nhau. Ngày nay người ta nói tới văn minh vật chất và văn minh tinh thần. Còn thông thường, nói tới văn minh người ta thiên về giá trị vật chất, còn văn hóa chứa cả giá trị vật chất và tinh thần. Văn hóa là nói tới phương thức sử dụng và giàu tính nhân bản. Văn minh hướng tới kỹ thuật, sự tiện lợi trong cuộc sống...
  • Từ tật xấu của người Việt nghĩ về xã hội văn minh

    22/04/2014Giản Tư TrungĐể diệt tận gốc, cải tạo tính xấu của người dân xứ sở mình thì cần phải nghĩ về một xã hội văn minh, hiểu về xã hội văn minh và biết cách làm thế nào để hình thành một xã hội văn minh...
  • Nghĩ về thứ văn hóa mà không thể hướng tới văn minh

    22/04/2014Nguyễn Tất ThịnhRất nhiều người cùng chung thứ văn hóa ‘làng xã’ đó mà tranh chấp, chửi đánh nhau bể đầu, rất khó dung nạp nhau, khó hòa hợp vào các chuẩn mực chung, mà lại có khuynh hướng bài xích, tẩy chay những người khác họ. Trong khi có nhiều người ở một thứ văn hóa khác thế, nhưng sống trong xã hội văn minh, lại biết tôn trọng, dung nạp, hòa hợp...
  • Tản mạn về văn minh và văn hoá

    24/02/2011TS. Phạm Duy NghĩaNgày xưa các cụ thường bảo người Tây chỉ hơn ta vì họ giỏi cái văn minh cơ khí, chứ còn phương Đông nghìn năm thâm trầm và huyền bí, nền văn trị, dùng văn để giáo hoá con người, tức là văn hoá của ta chẳng dày gấp mấy lần xứ họ...
  • Đông Á, Tây Âu hai văn minh có thể dung hòa được không?

    13/01/2010Phạm QuỳnhSong sự dung hòa ấy có thể làm được không?- Người mình có thể kén chọn trong hai văn minh cái gì hay thì lấy, cái gì dở thì bỏ, để bắt chước lấy những phương thuật khéo, máy móc tài của Thái Tây, mà vẫn giữ được cái tinh thần cũ, luân lí xưa của nòi giống?
  • Giao lưu liên văn hóa và tiến bộ chung của các nền văn minh thế giới

    12/11/2009Yao JiehouNgày nay, thế giới đang bộc lộ khuynh hướng đa dạng hoá các nền văn hoá và phát triển được xem như là sự gia tăng trong giao lưu toàn cầu một cách chặt chẽ. Những nghiên cứu liên văn hoá cũng như nghiên cứu về các nền văn minh thế giới đã trở thành một ngành nghiên cứu ngày càng phát triển với tính cách một khoa học liên ngành được giới học thuật quốc tế rất quan tâm.
  • Đừng để mất dần văn hóa làng

    20/04/2009GS. Tương LaiTrong sâu thẳm tâm thức người Việt, hình ảnh mái đình, cây đa luôn ở vào cung bậc nhạy cảm nhất và có sức gợi nhớ mãnh liệt. Bất cứ người Việt nào cũng có và cần một vùng quê để yêu thương, để nhớ. Thật bất hạnh cho ai đó không có được một “vùng thương nhớ” ấy trong hoài niệm tuổi thơ.
  • Văn hóa là gì?

    23/06/2006Nicolas JournetKhái niệm văn hóa đang trở thành thông dụng, nhưng định nghĩa của nó dường như bao giờ cũng tuột khỏi chúng ta. Dù sao sự phát triển của nó cũng gắn chặt với sự phát triển của các khoa học về con người...
  • xem toàn bộ