Chủ yếu là phương thức phát triển rút ngắn chứ không phải “Thời kỳ quá độ”

07:39 CH @ Thứ Hai - 25 Tháng Mười, 2010
Lịch sử phát triển xã hội không chỉ có sự phát triển, tiến hóa tuần tự và nhảy vọt, và cũng không chỉ có phát triển quá độ mà còn phát triển bỏ qua và rút ngắn. Do vậy tên của Cương lĩnh chuẩn bị trình ĐH 11 chỉ khuôn vào “thời kỳ quá độ” có hợp lý không? Chúng tôi cho rằng sự phát triển nước ta trong thời đại ngày nay tiến lên CNXH, chủ yếu là phát triển rút ngắn. Hình thái rút ngắn đó là chế độ dân chủ nhân dân.

Quá trình chuyển từ chế độ xã hội này sang xã hội khác là “có tính quá độ” (ví dụ từ xã hội phong kiến lên xã hội tư bản), nhưng không phải lúc nào cũng trải qua “thời kỳ quá độ” (từ CNTB lên CNCS, như Mác đã nêu lên). Do vậy, thời kỳ quá độ và tính quá độ là khác nhau, dù có liên quan nào đó. Phát triển quá độ và phát triển thông qua cái trung gian, trung giới có nét giống nhau nhưng cũng không hoàn toàn là một.

Quan niệm như trong Cương lĩnh dự thảo (2011), rằng CNXH (hay tạo lập CNXH?) là “một quá trình cách mạng sâu sắc, triệt để, đấu tranh phức tạp giữa cái cũ và cái mới nhằm tạo ra sự biến đổi về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài”. Quan niệm như vậy có thật chuẩn xác không vì “một quá trình cách mạng sâu sắc, triệt để, đấu tranh phức tạp giữa cái cũ và cái mới nhằm tạo ra sự biến đổi về chất” thì ngay cả bước chuyển từ chế độ phong kiến lên chế độ TBCN cũng vậy, nhưng đâu có gọi đó là thời kỳ quá độ?

Trong quá trình lịch sử phát triển xã hội cũng có trường hợp “phát triển bỏ qua” một vài chế độ xã hội (giai đoạn lịch sử) nào đó. Tất nhiên, không phải bỏ qua tất cả các yếu tố của xã hội (giai đoạn) đó mà thường chủ yếu bỏ qua sự thống trị của giai cấp đại diện cho chế độ mà lịch sử bỏ qua, hoặc những yếu tố nào đó của xã hội ấy.

Trong trường hợp này – phát triển bỏ qua thường kèm theo trong nó sự “phát triển rút ngắn”, tức phát triển thông quatái cấu trúc hệ thống, và tiến trình phát triển vượt gộp cả nhân tố cũ và nhân tố mới của một hình thái cao hơn.

Tuy nhiên, không nên hiểu giản đơn/ không đúngnhư có quan niệm giải thích phát triển rút ngắn là phát triển bỏ qua một chế độ xã hội, như bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN (Giáo trình triết học Mác- Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, 2001, tr.467). Phát triển rút ngắn là phát triển vừa bỏ qua vừa không bỏ qua, chứ không chỉ duy nhất là bỏ qua. Biện chứng lịch sử là như vậy.

Các nhà lý luận đã làm sáng tỏ quan niệm về phương thức phát triển rút ngắn (tuy không phủ nhận phát triển quá độ). Chúng tôi đã có bài nghiên cứu đăng trênTạp chí Triết họcTạp chí Cộng sảnở những thập niên cuối thế kỷ trước. Và cũng đã đưa vào cuốn sách Thế giới ngày nay và phương thức phát triển tiến lên CNXH ở nước tacủa tác giả, Nxb Tổng hợp tp. HCM, 2001. Nhưng nhìn chung trong các văn kiện hầu như không thấy sử dụng khái niệm (cách tiếp cận) phát triển rút ngắn mà chỉ thấy khái niệm (cách tiếp cận) bỏ qua và thời kỳ quá độ.

Khi thực hiện công cuộc đổi mới, thực hiện nền kinh tế thị trường nhiều thành phần thì nội dung, phương thức phát triển kinh tế xã hội như vậy là thực hiện phương thức phát triển rút ngắn chứ không chỉ là quá độ. Trạng thái này vừa có nét tương đồng với NEP của Lê nin, nhưng cũng rất tương đồng với phát triển chế độ nhân dân tiến dần lên CNXH, như cách tiếp cận của Hồ Chí Minh và cũng là của nghị quyết của ĐH lần thứ 2 của Đảng- một nghị quyết có tính Cương lĩnh. Khi xem nội dung Cương lĩnh xây dựng đất nước lên CNXH lại thấy rằng đó thực chất là xây dựng, phát triển chế độ dân chủ nhân dân (cả về cơ sở vật chất, kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, an ninh quốc phòng…) tiến dần lên CNXH. Với ý nghĩa đó thì không cần dùng khái niệm thời kỳ quá độ nữa mà nói thẳng vào thực chất của nó là đủ…

Phát triển chế độ dân chủ nhân dân (không thể hiểu sau khi nhân dân giành được chính quyền về tay và hoàn thành cải cách ruộng đất là kết thúc sứ mệnh của nó) là dạng thức phát triển bỏ qua - rút ngắn. Tức bỏ qua chế độ TBCN, tức là bỏ qua sự thống trị của GCTS, nhưng không bỏ qua hẳn mà chỉ rút ngắn tiến trình lịch sử - tự nhiên của nó về mặt kinh tế xã hội. Chế độ dân chủ nhân dân cuối cùng lịch sử đã tìm ra, phát minh ra thay cho sự bỏ qua đó (không chỉ ở VN). Và như thế là nó đã tạo lập sự phát triển có tính lịch sử- tự nhiên dù có mang tính đặc thù nhất định.

Bỏ qua này thực ra không phải là nhảy qua một khoảng trống lịch sử mà là phát triển rút ngắn (lược bỏ, tái tạo lại, tiếp nhận cái mới cao hơn) trong thực chất của cái bỏ qua đó.

Một thời, chúng ta nói “bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN”. như là bỏ hẳn một hình thái kinh tế xã hội, chứ không phải là phát triển rút ngắn – lọc bỏ nó. Tất nhiên, khái niệm bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN cũng có sự mập mờ, chưa đủ rõ như khái niệm “bỏ qua chế độ TBCN”, hoặc “bỏ qua sự thống trị của GCTS”. Cũng không thể hiểu bỏ qua một giai đoạn nào cụ thể nào đó của CNTB như có bạn đọc nêu ra.

Chính Mác quan niệm rất đúng rằng cả sau khi đã nhận thức được quy luật khách quan của sự phát triển thì cũng không thể dùng sắc lệnh để bỏ qua hẳn một giai đoạn phát triển của lịch sử mà chỉ có thể rút ngắn tiến trình đó mà thôi. Thực tế lịch sử đã xác nhận quan niệm đúng đắn này.

Nếu - thực ra lịch sử không có chữ nếu - lịch sử bao hàm cả bước tiến lên và bước giật lùi tạm thời, gồm cả phát triển đúng quy luật và phát triển sai quy luật nào đó. Nếu nước ta năm 1954 giành thắng lợi hoàn toàn, sự nghiệp giải phóng dân tộc và cả nước thống nhất và Cương lĩnh phát triển chế độ nhân dân của Hồ Chí Minh được liên tục phát triển trong thực tế thì ngày nay đất nước ta đã phát triển ở trình độ cao hơn rất nhiều. Nhưng lịch sử đã ngoắt nghéo qua “CNXH nhà nước”, phi thị trường và thời kỳ qua độ trực tiếp, lệch lạc (một cách giáo điều, duy ý chí), rồi cuối cùng khi nó thất bại mới quay trở lại chính nó về thực chất (chế độ dân chủ nhân dân) như sau ĐH 6 của Đảng. Tuy vậy vẫn bị ảo tưởng XHCN.

Quan điểm nhất quán rằng gắn độc lập dân tộc với CNXH là đúng về mặt xu hướng và tính biện chứng của tiến trình lịch sử, Nhưng nó không phải trực tiếp, tức thì mà phải qua cái trung giới, cái khác của nó phát triển chế độ dân chủ nhân dân (dân chủ tư sản kiểu mới, mới vì giai cấp công nhân và nhân dân lao động cầm quyền và phát triển theo xu hướng XHCN), để trở về chính nó. Ở đây là kiểu phát triển rút ngắn, tuy có tính quá độ như cái trung giới, nên không nhất thiết sử dụng khái niệm “thời kỳ quá độ”, như cách tiếp cận cũ.

Về “thời kỳ quá độ”. nhà báo Hà Đăng, nguyên UVTW Đảng, (http://daihoi11.dangcongsan.vn/ , cũng quan niệm như sau: ''thời kỳ quá độ”, theo cách phân kỳ về chủ nghĩa xã hội (thí dụ: thời kỳ quá độ, thời kỳ đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, thời kỳ chủ nghĩa xã hội đã giành được thắng lợi hoàn toàn và triệt để, thời kỳ xây dựng chủ nghĩa cộng sản - kiểu Liên Xô trước đây; hoặc thời kỳ quá độ phải trải qua nhiều chặng đường, nhiều bước phát triển, như ở nước ta nhiều năm qua) thì đó lại là sản phẩm của tư duy chủ quan - hay mang đậm sắc thái chủ quan. Mác nói về thời kỳ quá độ (hay bước chuyển tiếp - passage) là có ý nói đến một thời kỳ rất ngắn mà giai cấp vô sản phải trải qua sau khi giành được chính quyền, bằng cách thiết lập chuyên chính vô sản để cải tạo quan hệ sản xuất cũ, xây dựng quan hệ sản xuất mới (chứ không phải để phát triển lực lượng sản xuất).

Lênin cũng đề cập thời kỳ quá độ, trong đó chuyên chính vô sản được hiểu là nền chuyên chính không phải chủ yếu để trấn áp giai cấp bóc lột đã bị đánh đổ mà là để xây dựng xã hội mới; tuy nhiên Lênin cũng không quan niệm thời kỳ quá độ dài đến mấy thập kỷ. Ở ta thì sao. Từ năm 1954, miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ; từ sau 1975, cả nước bước vào thời kỳ quá độ. Và theo dự kiến của dự thảo Cương lĩnh thì ít nhất đến giữa thế kỷ XXI mới cơ bản thực hiện xong những nhiệm vụ đề ra cho thời kỳ quá độ. Vậy phải chăng thời kỳ quá độ ở nước ta kéo dài đến ngót một thế kỷ (tất nhiên ta mấy đi mấy chục năm chiến tranh). Về mặt thực tế, chưa hẳn như vậy. Còn về mặt tâm lý, xã hội, quả là ảnh hưởng rất nhiều đến lòng tin và sự hồ hởi tiến về phía trước”.

Ông cho rằng, về tiêu đề của Cương lĩnh. Hiện nay đang có 3 loại ý kiến: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (như dự thảo); Cương lĩnh xây dựng đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội; Cương lĩnh xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. (tất nhiên nhà báo đã không cập nhật hai quan niệm khác nữa, mà trong bài Cần sửa tên của Cương lĩnhmà chúng tôi đã phân tích, xem Chungta.com)

Ông đã tán thành với ý kiến thứ hai: “Cương lĩnh xây dựng đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội”. Ông lập luận, vì ''quá độ lên chủ nghĩa xã hội'', là một xu hướng phát triển khách quan, một quá trình tất yếu và đó là một quá trình lâu dài (mà thời gian dài nhiều hay dài ít còn tuỳ thuộc vào những nỗ lực chủ quan), nhất là đối với những quốc gia còn ở vào thời kỳ tiền tư bản mà lựa chọn con đường phát triển xã hội chủ nghĩa như ở nước ta.

Ông Hà Đăng cho rằng, nói “quá độ lên chủ nghĩa xã hội” vừa hợp với quy luật khách quan, vừa không bó tay chúng ta trong các chủ trương, chính sách, lại chủ động về thời gian. Nước ta công nghiệp hóa, hiện đại hóa để xây dựng lực lượng sản xuất hiện đại, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân đâu phải chỉ là việc của thời kỳ quá độ mà là việc lâu dài của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội (http://daihoi11.dangcongsan.vn).

Theo chúng tôi thì, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội(như dự thảo); Cương lĩnh xây dựng đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội; thì về bản chất là như nhau, dù cách gọi Cương lĩnh xây dựng đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội; là hợp lý hơn vì nó không bị đóng khung trong thời kỳ quá độ.

Tuy nhiên, chúng tôi lại thấy tênCương lĩnh xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩalại hợp lý hơn. Cách tiếp cận “phát triển theo định hướng” không bị ám ảnh về “thời kỳ quá độ” (tiếp tục xóa bỏ CNTB), nó lại phù hợp với nhận thức, tiếp cận kiểu định hướng XHCN hiện nay của Đảng ta. Định hướng XHCN (bắng bản chất, mục tiêu, đặc trưng, nguyên tắc, phướng hướng tiến lên CNXH, tất nhiên là CNXH kiểu mới, hiện đại, phi truyền thống, chứ không phải CNXH truyền thống) là mang tính chủ quan nhưng lại phản ánh xu thế khách quan của lịch sử và thời đại ngày nay.

Tuy nhiên, để rõ hơn hình hài chế độ xã hội, hình thái phát triển rút ngắn mà ta xây dựng thì vẫn nên là Cương lĩnh xây dựng chế độ dân chủ nhân dân định hướng XHCN (hay tiến lên CNXH), như chúng tôi đã phân tích và một số nhà nghiên cứu đã/ đang nêu lên, nhất là hiện nay Phát triền chế độ dân chủ nhân dân đó vừa là phát triển rút ngắn từ lạc hậu/ nghèo nàm lên văn minh/ hiện đại, cũng là vừa phát triển các yếu tố TBCN tất yếu, hợp lý phải trải qua, vừa xây dựng tiền đề ban đầu cho CNXH để tương đương với CNTB phát triển (hiện nay, chúng ta vừa vượt qua ngưỡng nước kém phát triển, trở thành nước đang phát triển). Dù phát triển như vậy cũng có tính qua độ nhưng không thuộc về phạm trù “thời kỳ quá độ”, nhất là khi chúng ta phát triển từ một nước về cơ bản là tiền TBCN, nên lôgich của nó thuộcloại khác. Cần tiếp tục từ bỏ tư duy giáo điều và duy ý chí, ảo tưởng về tiến nhanh lên CNXH…Tức là tiếp tục đổi mới sâu sắc hơn, toàn diện hơn về tiến trình tiến lên CNXH và đặc trưng về CNXH về mặt cấu trúc hình thái.

Tiếp tục xây dụng và phát triển chế độ dân chủ nhân dân tiến lên CNXH, như vậy chủ yếu là phát triển rút ngắn.

Không ít người đồng tình, nhưng cũng có băn khăn cho rằng, đã lỡ rồi, bạy giờ không thể lùi lại chế độ dân chủ nhân dân được nữa. Thật ra là tiếp tục, tiến lên chứ không phải lùi. Chỉ là đặt lại tên cho đúng thực chất HIỆN THỰC VÀ XU THẾ LỊCH SỬ của nó. Và gọi sự vậy cho đúng tên sau khi đã đổi mới tư duy lý luận 25 năm qua tạo ra một thực tại mới, một thực tiễn mới và hiện nay vẫn phải tiếp tục và làm cho quan niệm về CNXH hay tiến lên CNXH đỡ cứng nhắc hơn cả mặt tư duy và mặt thực tiễn.

Thay đổi cách tiếp cận cho sát hợp thực tiễn hơn vừa có tính khoa học hơn và cũng vừa đủ sức mềm dẻo về chính trị, phù hợp với não trạng của nhân dân, của thời đại vùa hợp tác vừa đấu tranh cùng phát triển, cùng tồn tại hòa bình, cùng có lợi giữa các chế độ chính trị khác nhau, thậm chí đối lập nhau.

Có người sợ thay đổi như vậy là thay đổi chế độ chính trị, là bỏ Đảng, là thay đổi lập trường?! Sợ như vậy nên cái gì cũng thêm CNXH, hay XHCN cho chắc lập trường và không dám thay đổi cách tiếp cận không còn thích hợp. Đó chỉ là một kiểu sợ “ma” mà thôi. Nhiều ảo tưởng chính trị vẫn còn là con ma ám ảnh nhiều người.

Lại có người khẳng định cái tên Cương lĩnh như Dự thảo là đúng (có thể như vậy) nhưng lại chỉ lập luận rằng, Cương lĩnh đã được chứng minh bằng thắng lợi đổi mới trong 25 năm qua. Nếu thế thì cần gì phải bổ sung và phát triển, cần gì Đảng phải kêu gọi Đại hội này đột phá tư duy lý luận, thậm chí theo chúng tôi là phải Sửa đổi Cương lĩnh 1991 (khi có một số quan niệm lý luận phải thay đổi, điều chỉnh).

Đại hội lần thứ 11 của Đảng lần này phải chăng phải có đột phá lý luận để xứng tầm với yêu cầu của ĐỔI MỚI II, khi đổi mới I đã đi hết chặng đường, sử dụng hết năng lượng của nó và nhiều vấn đề quan trọng, hệ trọng, cả cơ hội và thách thức đang đặt ra cần giải quyết với tư duy mới, lý luận mới, cách tiếp cận mới (kễ cả cách tiếp cận tuy không mới, nhưng bị bỏ quên hay hiểu không đúng cần hiểu lại, như đã trình bày trên đây).

Tiếp cận phát triển rút ngắn - vượt gộp (xây dựng, phát triển chế độ dân chủ nhân dân tiến lên CNXH) là một cách làm như vậy.
Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Về tiêu đề “Việt Nam Dân chủ Cộng hoà”

    31/08/2014“Việt Nam Dân chủ Cộng hoà” là tiêu đề bắt buộc phải sử dụng theo một sắc lệnh số 49 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ngày 12/10/1945. Cùng ngày, Bác viết bài báo: “Sao cho được lòng dân?” dưới bí danh “Chiến Thắng”...
  • Di chúc Hồ Chí Minh: Vấn đề dân chủ và "Thực hành dân chủ rộng rãi" với bối cảnh hiện nay

    20/12/2010TS. Hồ Bá ThâmBài viết này tác giả trên cơ sở khẳng định giá trị về tư tưởng dân chủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Di chúc và nêu lên những vấn đề cần giải quyết về mặt dân chủ để tạo động lực, đổi mới, hội nhập và phát triển thành công...
  • Nhiệm vụ then chốt và khâu đột phá không thể bỏ qua

    23/10/2010TS. Hồ Bá ThâmHiện nay quần chúng nhân dân, những người đảng viên của đảng còn tâm sáng vì dân nước quan tâm nhất, trăn trở nhất điều gì? Phải chăng là vấn đề tham nhũng, thất thoát, lãng phí, hay vấn đề lạm quyền, hay nói chung là nguy cơ suy thoái của đảng cầm quyền?
  • Xây dựng chế độ Dân Chủ Nhân Dân - tiến lên Chủ Nghĩa Xã Hội

    20/10/2010GS. Nhà giáo ND Nguyễn Ngọc LanhCách hành văn trong dự thảo Cương Lĩnh khiến mọi người buộc phải hiểu rằng khi nào ở VN có CNXH hiện thực, các tiêu chí trên cũng mới hiện thực. Trong khi đó, dự thảo Cương Lĩnh lại nhấn mạnh (một sự thật) là: Thời kỳ quá độ sẽ rất dài, rất phúc tạp, phải dò dẫm và tất nhiên rất gian khổ… Liệu có vì thế mà sinh nản lòng cho mọi người?

  • Không thể ngập ngừng, do dự giải phóng tư duy

    16/10/2010Trần Đình Bút
    1. Bản thân Mác đã phải dùng đến chữ “nổi loạn chống lại cái cũ”, còn Lênin nói “phải thay đổi căn bản”. Hồ Chí Minh đã đề cập đến “xem xét lại”...
  • Mệnh đề mâu thuẫn trong văn kiện Đại hội Đảng

    11/10/2010Cao Nhật ghiKhi Đảng chỉ đích danh một bộ phận trong cộng đồng doanh nghiệp là "chủ đạo" thì việc "các chủ thể tham gia thị trường đều được coi trọng, hợp tác, cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh và văn minh..." sẽ không thể thành hiện thực...
  • Cương lĩnh: Những quan niệm chưa nhất quán

    11/10/2010TS. Hồ Bá ThâmNghiên cứu Cương lĩnh bổ sung, phát triển trình ĐH 11 của Đảng, chúng ta dễ nhận thấy nổi bật sự kiên định con đường phát triển tiến lên XHCN và những mục tiêu, những phương hướng, những quan hệ chính cần giải quyết, nhưng trong đó có một số quan niệm chưa nhất quán...
  • Cần sửa tên của Cương lĩnh

    03/10/2010TS. Hồ Bá Thâm“Cương lĩnh Xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ tiến lên CNXH (bổ sung, phát triển)” dự thảo trình ĐH 11 của Đảng, tuy có đưa vào những thành quả mới về tư duy lý luận và kinh nghiệm thực tiễn của sau 20 năm qua bổ sung một số nội dung, nhưng cách tiếp cận vẫn cũ, và còn một số nội dung cũ, thậm chí không còn thích hợp trong tình hình mới...
  • "Mỗi bước tiến của thực tế quan trọng hơn một tá cương lĩnh"

    03/10/2010Trần Đông thực hiện"Mỗi bước tiến của cuộc vận động thực tế còn quan trọng hơn là một tá cương lĩnh". Điều đó có nghĩa là Đảng ta nên tập trung trí tuệ và sức lực vào các bước tiến trong thực tế. Những bước tiến trong thực tế mới chính là cái mà nhân dân ta cần trong lúc này. Sỡ dĩ cần như thế là vì hiện nay màu xám của lý luận còn đang cách xa màu xanh của thực tế đất nước" - đó là những đóng góp xây dựng của GS. TS. Dương Phú Hiệp...
  • Vấn đề xây dựng nền dân chủ nhân dân ở Việt Nam và cải cách thiết chế dân chủ

    28/09/2010TS. Hồ Bá ThâmNgười ta đã bàn rất nhiều về dân chủ. Nhưng những vấn đề khó, nhạy cảm thì thường lảng tránh. Chúng ta thấy là các cấp thường thảo luận, quyết sách các vấn đề kinh tế xã hội, nhưng ít thảo luận quyết sách các vấn đề dân chủ một cách sát thực, cụ thể, nhất là về mặt thể chế...
  • Vấn đề là chủ nghĩa xã hội hiện đại chứ không phải chủ nghĩa xã hội cổ điển

    05/08/2010TS. Hồ Bá ThâmSuốt nửa thế kỷ 19 và cả thế kỷ 20, rồi đầu thế kỷ 21 này việc các lực lượng xã hội tiến bộ luôn luôn tìm hiểu, tìm kiếm và tranh luận với các ý kiến hay các xu hướng khác nhau về CNXH vẫn chưa kết thúc và còn lâu mới kết thúc khi chưa có nước nào ở trình độ TBCN phát triển cao tiến lên CNXH, hoặc đến khi CNXH đã hoàn toàn được xây dựng thành công...
  • xem toàn bộ