Cần sửa tên của Cương lĩnh

07:33 CH @ Chủ Nhật - 03 Tháng Mười, 2010
Xem thêm:

Cương lĩnh Xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ tiến lên CNXH (bổ sung, phát triển)” dự thảo trình ĐH 11 của Đảng, tuy có đưa vào những thành quả mới về tư duy lý luận và kinh nghiệm thực tiễn của sau 20 năm qua bổ sung một số nội dung, nhưng cách tiếp cận vẫn cũ, và còn một số nội dung cũ, thậm chí không còn thích hợp trong tình hình mới.

Chẳng hạn, vẫn cách tiếp cận về “Thời kỳ quá độ”, về “Chế độ công hữu đối với tư liệu sản xuất chủ yếu” (như một trong những đặc trưng quan trọng nhất), sở hữu toàn dân đối với đất đai… mà gần đây nhiều người đã góp ý, tranh luận, đề xuất mới.

Về “thời kỳ quá độ”, theo GS.TS Dương Phú Hiệp: “sau 20 năm thực hiện Cương lĩnh, Tiểu ban và Tổ biên tập Cương lĩnh cho rằng vẫn giữ tên gọi "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH". Tôi cho rằng quan niệm tên gọi như vậy là không hợp lý”, chúng tôi cũng nghĩ như vậy.

Cụ thể, theo chúng tôi, từ kinh nghiệm lịch sử và thực tiễn, khái niệm “thời kỳ quá độ” không thích hợp với những nước kém phát triển như nước ta khi tiến lên theo định hướng XHCN trong bối cảnh ngày nay.

Vì ở đây không phải là CNTB đã phát triển và phát triển cao, nên không phải dạng CNTB đang mất đi và chưa mất hẳn và CNXH ra đời nhưng còn non yếu, mà là phải trải qua thời kỳ “dân chủ tư sản kiểu mới”, xây dựng và phát triển chế độ dân chủ nhân dân tiến dần lên CNXH như Hồ Chí Minh đã chỉ ra. Nhưng vì duy ý chí và giáo điều, từ đó đã quan niệm tiến lên và thực hiện CNXH một cách trực tiếp, hơn nữa lại là mô hình CNXH nhà nước, thời chiến, tập trung, quan liêu, bao cấp, không có tương lai. Hồ Chí Minh hầu như ít hay không nói về “thời kỳ quá độ” và hiện nay ngay cả Trung Quốc cũng đã bỏ khái niệm đó (thay bằng CNXH giai đoạn đầu).

Tôi đồng ý cơ bản với GS. Dương Phú Hiệp, khi nêu 3 lý do:

Thứ nhất, tình hình thế giới hiện nay biến đổi nhanh chóng, rất khó dự báo, vì thế mỗi Cương lĩnh cũng chỉ nên giới hạn trong khoảng 20 năm. Cương lĩnh của giai đoạn nào thì tập trung chỉ đạo hoạt động thực tiễn của giai đoạn ấy, không nên bàn về những vấn đề của một thời kỳ quá dài và nhất là quá xa xôi với hiện thực đất nước.

Thứ hai, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam bắt đầu năm 1954 ở miền Bắc và từ năm 1975 trên phạm vi cả nước, còn khi nào kết thúc thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội thì chúng ta chưa thể biết. Nếu như thế thì thời kỳ đó phải kéo dài khoảng 100 năm hoặc gần 100 năm. Như vậy có nên xây dựng Cương lĩnh kéo dài 100 năm không khi chúng ta vẫn cứ giữ tên gọi: "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội". Đó là một việc làm không cần thiết vì hiện nay có bao nhiêu việc còn cấp bách và thiết thực hơn, sao lại cứ phải xây dựng Cương lĩnh của một thời kỳ lâu dài như thế để làm gì?

Thứ ba, những nội dung cơ bản của học thuyết về thời kỳ quá độ lên CNXH bao gồm: thực hiện chuyên chính vô sản; tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; tiến hành đấu tranh giai cấp, đấu tranh giữa hai con đường giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản để giải quyết vấn đề "ai thắng ai" đều là những nội dung mà Đảng ta không còn dùng nữa, không còn nói nữa.

Khi những nội dung cơ bản đó chúng ta không dùng thì tại sao ta vẫn dùng khái niệm thời kỳ quá độ lên CNXH? (Vietnamnet)

Nhưng chúng tôi cho rằng, thực chất thời kỳ đổi mới, dân chủ và hội nhập, thời kỳ định hướng XHCN là thực hiện tinh thần chế độ dân chủ nhân dân, NEP, nhưng trong hoàn cảnh mới, nội dung mới, trình độ mới.

Trước đây, khi đưa ra (dự thảo) Cương lĩnh 1991, thì còn đặt tên: "Cương lĩnh xây dựng CNXH trong thời kỳ quá độ”. Sau đó sửa lại là “Xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ tiến lên CNXH”. Cũng có quan niệm đó là “Cương lĩnh xây dựng đất nước theo định hướng XHCN”. Nhưng xây dựng “đất nước” thì quá chung thời nào chẳng vậy. Cương lĩnh phải thể hiện 2 yếu cầu cơ bản: một là, xây dựng chế độ kinh tế- chính trị- xã hội nào? Và hai là, phải rõ tính hiện thực, tính xu hướng của nó trong một giai đoạn có tính lịch sử nhất định.

Hiện nay xuất phát từ yêu cầu thứ hai, có người, như GS.TS Dương Phú Hiệp, nêu tên của Cương lĩnh là “Cương lĩnh phát triển đất nước thoát khỏi nghèo nàn và lạc hậu” (Vietnamnet). Nghĩa là nêu bật nhiệm vụ chủ yếu nhất của đất nước ta hiện nay (qua một số thập kỷ).

Cần chú ý, chúng ta mới vượt qua ngưỡng nước nghèo, đang là nước đang phát triển và phấn đấu đến giữa thế kỷ này là một nước công nghiệp phát triển hiện đại (nhưng theo chúng tôi là ở mức trung bình). Tuy nhiên, nội dung, “thoát khỏi nghèo nàn và lạc hậu” (lên văn minh, hiện đại) là quá hẹp và chưa rõ mặt chế độ xã hội...

Một quan niệm khác, ông Bùi Đức Lại (nguyên cán bộ của Ban Tổ chức TW) là đề xuất tên của cương lĩnh lần này là Cương lĩnh “Xây dựng chế độ dân chủ nhân dân” “Đất nước đang cần một bản cương lĩnh xây dựng và hoàn thiện chế độ dân chủ nhân dân. Chính công cuộc đổi mới đã tạo những tiền đề chính trị, kinh tế, xã hội cho một cương lĩnh như vậy. Các văn kiện của Đảng và Nhà nước cũng đã đề cập về nguyên tắc những nét cơ bản nhất về một chế độ dân chủ, nhà nước của dân, do dân, vì dân; mọi quyền lực thuộc về nhân dân” (Vietnamnet). Nhưng theo chúng tôi là cần nêu đầy đủ là:

Cương lĩnh xây dựng và phát triển chế độ dân chủ nhân dân tiến dần lên CNXH”. Hoặc “Cương lĩnh xây dựng và phát triển chế độ dân chủ nhân dân định hướng XHCN”.Đây không phải lùi lại về mặt hiện thực vì hiện nay chúng ta đang là một chế độ như vậy, tuy mới ở trình độ còn thấp, còn phải tiếp tục xây dựng hoàn thiện, và chế độ dân chủ nhân dân là tế bào, là nấc thang tiệm cận theo hướng CNXH hiện đại - CNXH nhân dân - một chế độ xã hội phát triển trên cơ sở kế thừa, phát triển CNTB phát triển cao (nhất là trình độ kinh tế tri thức).

Như vậy là đối với nước ta, sau cách mạng giải phóng dân tộc, có 3 thời kỳ lớn

- Chế độ dân chủ nhân dân (tương đương thời kỳ quá độ tiến lên CNXH theo cách tiếp cận hiện nay)
- Chế độ XHCN
- Chế độ cộng sản chủ nghĩa.

Chế độ xã hội của nước ta hiện nay là chế độ dân chủ nhân dân, mang mầm mống chế độ XHCN (sơ khai) nhưng chưa phải chế độ XHCN đúng nghĩa chín muồi, đầy đủ,và trình độ cao, hiện đại.

Qua trình bày trên đây, hiện có 3 cách cơ bản đề tên cương lĩnh:

- “Cương lĩnh Xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ tiến lên CNXH (bổ sung, phát triển)” Cách nêu này nhấn mạnh thời kỳ quá độ.

- “Cương lĩnh phát triển đất nước thoát khỏi nghèo nàn và lạc hậu”; (Cách nêu này nhấn mạnh thoát khỏi nghèo nàn và lạc hậu) “Cương lĩnh xây dựng đất nước theo định hướng XHCN” (Cách nêu này nhấn mạnh định hướng XHCN)

- "Cương lĩnh xây dựng chế độ dân chủ nhân dân" (Cách nêu này không rõ xu hướng tiến lên sau đó); “Cương lĩnh xây dựng và phát triển chế độ dân chủ nhân dân tiến dần lên CNXH”; “Cương lĩnh xây dựng và phát triển chế độ dân chủ nhân dân định hướng XHCN” (Cách nêu này nhấn mạnh cân đối cả 2 nội dung).

Cách nào cũng cái lý của nó nhưng theo chúng tôi thì cách thứ 3 là cụ thể hơn, hợp lý hơn cả.

Thời kỳ quá độ” cần thay bằng “thời kỳ phát triển chế độ dân chủ nhân dân” = “thời kỳ định hướng XHCN”.

Với cách tiếp cận khác nhau như vậy sẽ có một số thay đổi nhất định về nội dung của Cương lĩnh, nhưng nhiều nội dung vẫn giữ nguyên như dự thảo, và có nội dung dù cách nào vẫn phải thay đổi.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Ngày Quốc khánh ngẫm về bản tuyên ngôn lập quốc

    02/09/2018GS NGND Nguyễn Ngọc LanhNhững ngày này, mỗi người Việt Nam chúng ta thường bồi hồi nhớ về chặng đường đã qua, và nghĩ tới tương lai của dân tộc, nghĩ đến những gì còn trăn trở, còn phải làm tốt hơn để tương lai Việt Nam đạt được những di nguyện của Bác Hồ, xây dựng một nước Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc...
  • Cuộc giải phóng thứ hai

    01/03/2014Nguyễn Trần Bạt“… Có thể coi cuộc giải phóng con người như là một cuộc cách mạng. Và cuộc cách mạng thứ hai này còn khó khăn hơn nhiều so với cuộc cách mạng lần thứ nhất. Bởi vì trước đây ai cũng trông thấy sự hiện diện của ngoại bang và đó là lý do hiển nhiên để tập hợp lực lượng. Còn giải phóng con người là một bước thay đổi căn bản nhưng vô hình về nhận thức, về tất cả các cấu trúc xã hội. "
  • "Mỗi bước tiến của thực tế quan trọng hơn một tá cương lĩnh"

    03/10/2010Trần Đông thực hiện"Mỗi bước tiến của cuộc vận động thực tế còn quan trọng hơn là một tá cương lĩnh". Điều đó có nghĩa là Đảng ta nên tập trung trí tuệ và sức lực vào các bước tiến trong thực tế. Những bước tiến trong thực tế mới chính là cái mà nhân dân ta cần trong lúc này. Sỡ dĩ cần như thế là vì hiện nay màu xám của lý luận còn đang cách xa màu xanh của thực tế đất nước" - đó là những đóng góp xây dựng của GS. TS. Dương Phú Hiệp...
  • Xây dựng nhà nước pháp quyền

    02/10/2010Nguyễn Trần BạtBàn về vấn đề nhà nước pháp quyền của Việt Nam, tôi cho rằng, chúng ta
    mới chỉ có một nhà nước được phân công nội bộ chứ không phải một nhà
    nước mà quyền lực của nó được phân công một cách hiệu quả và việc sử
    dụng các quyền lực ấy được kiểm soát bằng các quy tắc xã hội. Vì thế,
    chúng ta mới chỉ đang trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền...
  • Cần một cương lĩnh xây dựng chế độ dân chủ nhân dân

    02/10/2010Bùi Đức LạiĐất nước đang cần có một bản cương lĩnh xây dựng và hoàn thiện chế độ dân chủ nhân dân. Đây là yêu cầu thiết thực nhất, không mâu thuẫn với lý tưởng XHCN, là cái mà Đảng lãnh đạo cần chủ trương và đưa ra trình bày trước nhân dân trong thời điểm hiện nay, là việc Đảng đã khởi xướng từ 1930, đặt nền tảng từ 1945, đã tạo ra sức mạnh cách mạng to lớn của dân tộc ta. Do những lý do khách quan và chủ quan, việc thực hiện một cương lĩnh như vậy đã bị gián đoạn...

  • Vấn đề xây dựng nền dân chủ nhân dân ở Việt Nam và cải cách thiết chế dân chủ

    28/09/2010TS. Hồ Bá ThâmNgười ta đã bàn rất nhiều về dân chủ. Nhưng những vấn đề khó, nhạy cảm thì thường lảng tránh. Chúng ta thấy là các cấp thường thảo luận, quyết sách các vấn đề kinh tế xã hội, nhưng ít thảo luận quyết sách các vấn đề dân chủ một cách sát thực, cụ thể, nhất là về mặt thể chế...
  • Để người dân thực hiện quyền giám sát cán bộ

    28/09/2010TS Lưu Thị Bích ThuTrước hết cần khẳng định rằng, quyền lực là một khái niệm rất rộng, trong đó có quyền lãnh đạo, quyền quản lý. Trong một xã hội thực sự dân chủ, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, mọi quyền lực đều ở nơi dân; nói cách khác, nhân dân là chủ thể duy nhất của mọi quyền lực trong xã hội ta...
  • Cùng nhau suy tưởng

    20/09/2010Nguyễn Trần BạtNếu không đặt vấn đề giải quyết thực trạng Việt Nam trên quy mô xã hội
    thì tôi nghĩ rằng không ai có thể giải quyết bài toán lịch sử Việt Nam,
    bài toán phát triển Việt Nam một mình được. Cho nên, giải quyết những
    tồn tại của thực tế chính trị, xã hội, kinh tế Việt Nam trên quy mô xã
    hội không phải là công việc của riêng một lực lượng nào. Nhân dân phải
    góp công vào đấy, giới trí thức phải góp công vào đấy và phải suy nghĩ
    một cách nghiêm túc...
  • xem toàn bộ