Việt Nam đang chi 16 tỷ đồng vào đốt vàng mã, gấp 8 lần tiền sách truyện cho trẻ em

08:00 CH @ Thứ Ba - 06 Tháng Ba, 2018

Việc “đốt” vài triệu để đổi lấy sự thanh thản không phải điều gì đáng lên án. Nhưng mỗi khi châm lửa, hãy nghĩ lũ trẻ ở nhà đã có đủ đồ chơi và sách truyện để vui chơi, học hành chưa...

Vào ngày 22/2 vừa qua, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam vừa ra công văn đề nghị các Phật tử loại bỏ tục đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo nhằm loại bỏ mê tín dị đoan.

Theo đó, "đề nghị chư tôn đức tăng ni nêu cao tinh thần Bồ tát đạo, hướng dẫn đồng bào Phật tử và bà con loại bỏ mê tín dị đoan, đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo và các hình thức khác trái với thuần phong mỹ tục, văn hóa dân tộc và văn hóa Phật giáo Việt Nam".

Sau thông tin Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề nghị bỏ đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo, nhiều trang mạng, diễn đàn và người dân khắp cả nước đã có những tranh luận nảy lửa về việc có nên cấm hay không cấm đốt vàng mã.

Hình ảnh người dân đốt vàng mã (Ảnh minh họa)

Không ít người đồng quan điểm nên cấm đốt vàng mã và còn hiến kế để loại bỏ hoàn toàn phong tục này vì cho rằng đó là lạc hậu, lãng phí, tốn kém.

Theo thống kê không chính thức của giới truyền thông, mỗi năm người dân đốt tới 5.000 tỷ đồng vàng mã. Thực hư về độ chính xác của con số này chưa được cơ quan chức năng kiểm chứng, xác thực. Tuy nhiên lượng vàng mã mà người dân đốt trong các dịp hành lễ đền, chùa hay các dịp lễ vu lan là vô cùng lớn.

Chia sẻ quan điểm của mình với báo chí, hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Trụ trì chùa Quán Sứ cũng có nói: "Hiện, có bao nhiêu người nghèo đói, túng thiếu, cơm gạo không có để ăn. Trong khi đó, không ít người bỏ ra rất nhiều tiền để đốt vàng mã. Đây là điều bất hợp lý".

Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng ý với quan điểm đó, phía không ủng hộ quy định cấm đốt vàng mã cho rằng “hàng nghìn tỷ đồng bị đốt đi” là một cách kiến giải sai lầm dành cho vàng mã. Đó không phải là hệ đo lường thích hợp cho một phong tục.

Họ dẫn chứng nơi đốt vàng mã nhiều nhất chưa bao giờ là Việt Nam. HongKong, Đài Loan, những nền kinh tế đứng đầu khu vực Đông Á, họ tiêu tốn cho việc đốt vàng mã lên tới hàng trăm triệu USD mỗi năm. Vậy nên đốt vàng mã không phải là nguyên nhân của cái nghèo, sự lạc hậu và lãng phí thậm chí ngược lại, là hệ quả của sự giàu có.

Đốt vàng mã nên được xem là một hoạt động tinh thần, tôn vinh phong tục thờ cúng tổ tiên của dân tộc ta. Với quan điểm “trần sao âm vậy”, đốt vàng mã duy trì tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, hiếu thảo với ông bà bố mẹ và sự thanh thản trong đời sống của những người đang sống.

Giữa hai luồng ý kiến như vậy thì gần đây cộng đồng mạng chia sẻ một so sánh khá thú vị của TS Nguyễn Việt Cường, Giảng viên Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân trên trang cá nhân của mình: Bình quân một hộ gia đình nước ta chi 574.000 đồng cho cúng lễ vào năm 2012 và tăng lên 654.000 đồng vào năm 2016 (đã loại bỏ ảnh hưởng lạm phát). Nếu nhân con số này với tổng số hộ dân trên cả nước thì tổng mức chi tiêu cho cúng lễ là khoảng 13 nghìn tỷ vào năm 2012 và tăng lên 16 nghìn tỷ đồng năm 2016.

Và con số chi tiêu cho đồ cúng này cao gấp gần 8 lần chi tiêu cho đồ chơi và sách truyện cho trẻ em (không bao gồm sách giáo khoa).


Số liệu so sánh số tiền tổng các hộ gia đình chi tiêu cho cúng lễ và chi tiêu cho sách truyện, đồ chơi của trẻ em (Ảnh từ facebook TS. Nguyễn Việt Cường)

Theo báo cáo Nghèo đa chiều trẻ em của UNICEF thì 20% trẻ em Việt Nam dưới 15 tuổi chưa có đồ chơi và hơn 50% trẻ em 0-4 tuổi không có truyện tranh. UNICEF cũng cho biết, sách truyện và đồ chơi được cho là đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ.

Mọi sự so sánh đều là khập khiễng, tín ngưỡng là quan trọng, bạn có thể có tiền, và việc “đốt” vài triệu để đổi lấy sự thanh thản không phải điều gì đáng lên án. Nhưng mỗi khi châm lửa, hãy nghĩ điều mình đang làm là gì, làm điều đó vì điều gì, và lũ trẻ ở nhà đã có đủ đồ chơi và sách truyện để vui chơi và học hành chưa.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Lễ Vu Lan, chữ "hiếu" không nằm ở mâm cao, cỗ đầy

    21/08/2018Theo giáo lý Phật giáo, Vu Lan là lễ thường niên để tưởng nhớ, báo hiếu tổ tiên, ông bà, cha mẹ - những người đã khuất. Nhiều người đã thể hiện sự "hiếu thảo" của mình bằng cách mua nhà lầu, xe hơi, tiền vàng âm phủ để đốt "gửi" cho những người đã chết. Có những gia đình đã đầu tư hàng chục triệu đồng để mua sắm lễ vật, bày cỗ to, cỗ nhỏ, để cầu cúng và hy vọng "người âm" sẽ được hưởng…
  • Lễ Vu lan: Lễ nghĩa sính… vật chất

    05/09/2017Nguyễn Phương AnhKhi cuộc sống vật chất của những người đang sống ngày càng no đủ, sự quan tâm đến người quá cố ngày lễ Vu Lan vì thế cũng tràn đầy… vật chất...
  • Mê tín và chuyện kinh doanh tâm linh

    05/03/2018Quốc KhánhChưa bao giờ việc "phong thần" lại dễ dàng như hiện nay. Một con cá, rắn, cây cảnh, tảng đá,... đều có thể được thờ cúng, chiêm bái như những bậc thánh thần. Phải chăng chúng ta đang bị khủng hoảng niềm tin hay đó chỉ là chiêu trò của những người thích "kinh doanh tâm linh"?
  • Đi lễ chùa, nhiều người chưa hiểu gì về đạo Phật

    22/02/2018Thạc sĩ Trần Văn PhươngĐến chùa cầu tiền tài địa vị, thậm chí còn phân biệt Đức Phật ở chùa nào thiêng hơn…
  • Chúng ta đang bị chìm trong nền Văn hóa do mình tạo ra?

    31/08/2017Nguyễn Tất Thịnh... càng ngày càng hình thành trong đất nước này những ‘thứ văn hóa không giống ai’ , càng ngày có vẻ càng nảy nòi ra những biến tướng đáng sợ từ cái có vẻ như là ‘văn hóa’ hoặc được khoác áo văn hóa...
  • Ăn ở với đồng tiền

    18/06/2017TS. Phạm Duy NghĩaChuyện tiền nong thường khó nói. Khi ta nghèo, tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống, thoảng qua nhanh đâu còn thời giờ để nghĩ ngợi làm gì. Khi ta có chút của ăn của để, tiền ở lại với ta lâu hơn, ấy là lúc ta tập nghĩ tới cách ứng xử với đồng tiền. Từ một xứ nghèo, vươn lên kiếm lấy đồng tiền là nhu cầu rất tự nhiên và chính đáng, song cách ứng xử tiêu dùng tiền ấy có thể cũng là chuyện nên bàn...
  • Kỳ lạ những người mua sách về chỉ để… ngắm

    21/10/2016Bích NgọcBạn có bao giờ rơi vào tình trạng mua sách về mà mãi không có thời gian để đọc? Sách vẫn cứ “xếp xó”, không thể nào đọc cho đến trang cuối cùng được…
  • Nếu không bừng tỉnh

    16/03/2016Lương Hoài Nam4 chiếc tàu chiến Mỹ và loạt đại bác của chúng đã làm cho người Nhật bừng tỉnh, ngỡ ngàng trước mức độ phát triển của phương Tây và sự lạc hậu, hèn kém của nước Nhật sau 250 năm bài ngoại, gần như chỉ giao thương với người Trung Quốc...
  • Lên đồng sẽ bị cấm?

    08/10/2015Đỗ HuyềnTừ bao đời nay, cuộc sống của nhạc sĩ thể loại hát văn (tức cung văn) luôn gắn bó mật thiết với các cuộc hầu đồng. Có rất nhiều phả hệ cung văn đồ sộ minh chứng cho sức sống mãnh liệt của hát văn trong lịch sử âm nhạc dân tộc...
  • Thói hư tật xấu của người mình

    08/10/2015Trần Văn GiangỞ hòan cảnh Việt Nam, đã gần một thế kỷ rồi, thế hệ cha ông của chúng ta cũng đã có rất nhiều người dám vạch thẳng những tính xấu, những hủ tục của người Việt mình để biết mà sửa đổi...
  • Chúng ta thử tự vấn

    25/09/2015Nguyễn Tất ThịnhNhiều chuyện, nhiều vấn để lắm....nhưng thử từ mình nhìn ra người, rộng đến xã hội...với những câu hỏi bình thường, nhưng cầu thị một chút, suy tư một chút...xem sao? 10 câu như thế dưới đây tôi viết nhằm vào giới 'trên trung bình' của xã hội ( trí thức, quan chức , doanh nhân ...) và bất cứ ai muốn cùng chiêm nghiệm, suy xét...
  • Đốt vàng mã - Giáo lý nhà Phật không dạy thế

    23/08/2015Đốt nhiều vàng mã trong Lễ vu lan và Xá tội vong nhân đã trở thành tập tục truyền đời. Tuy nhiên, theo các chuyên gia nghiên cứu Phật học, các cao tăng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thì trong giáo lý Phật giáo không có quy định đốt vàng mã...
  • Phong tục cúng giỗ của người Hà Nội xưa

    21/01/2014Nguyễn Kim HoạtNgười Việt Nam có tục thờ cúng tổ tiên. Vào ngày Tết và ngày qua đời của người thân trong gia đình (ngày âm lịch), con cháu đều cố gắng sắm sửa những món ngon vật lạ để dâng cúng những người đã khuất. Đó là phong tục cúng Tết và cúng giỗ.
  • Tục thờ cúng tổ tiên ở nước Nam

    15/05/2009Phạm QuỳnhNhân loại gồm nhiều người chết hơn là người sống, Auguste Comte đã nói ở đâu đó như thế. Ở nước Nam câu nói ấy của nhà triết học thực chứng Pháp càng đúng hơn ở bất cứ nơi nào khác. Quả vậy, việc thờ cúng tổ tiên có một vị trí quan trọng trong đời sống gia đình và xã hội của chúng ta. Nó đã trở thành một thứ giáo lý tôn giáo, và, theo một nghĩa nào đó, một tôn giáo quốc gia thực thụ.
  • Nghĩ về những thói hư tật xấu của người mình

    15/10/2006Dương Trung QuốcKhông biết có phải vì được chứng kiến những bước tiến mạnh mẽ của nước Trung Hoa trong cuộc cải cách mà dư luận hâm nóng một cuốn sách được xuất bản cách đây hai thập kỷ. Đó là cuốn “Người Trung Hoa xấu xí” của Bá Dương...
  • Lời khuyên người mua sách

    31/12/2005Phan Điều AnhCuốn sách nào mà bạn đang cần mà không thể dễ dàng mượn được hoặc khả năng được tặng là không chắc chắn, thì hãy mua ngay nếu đủ tiền. Đừng nấn ná đợi dịp khác, vì chưa hẳn cơ hội sẽ đến với bạn...
  • Vẫn còn những cơn sốt sách thiếu nhi

    05/07/2005Bộ sách "Đôrêmon học tập", "Đôrêmon thể thao", "Thám tử lừng danh Cônan" (bộ đặc biệt) và "Thần thoại Bắc Âu" của NXB Kim Đồng, "Charlie Bone" của NXB Trẻ (TPHCM) đang tạo cơn sốt cho bạn đọc nhỏ tại TPHCM. Cạnh đó là bộ truyện "Xứ sở thần tiên" do Phương Nam phát hành cũng nhanh chóng dẫn đầu bảng sách bán chạy.
  • Người Sài Gòn "bạo" tay mua sách

    05/07/2005Năm 2003, nhà sách Trí Tuệ đưa về một bộ Đại từ điển Phật học Huệ Quang (cảo bản) 10 tập, giá 1,5 triệu đồng. Tưởng bán chậm, ai ngờ cuối cùng lại...thiếu hàng!
    Trên thực tế không chỉ có sách nghiên cứu giá đắt như vậy mà vẫn hút hàng, các loại sách khác cũng đang bán rất chạy trên thị trường thành phố...
  • xem toàn bộ