Ăn ở với đồng tiền

03:57 CH @ Chủ Nhật - 18 Tháng Sáu, 2017

Chuyện tiền nong thường khó nói. Khi ta nghèo, tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống, thoảng qua nhanh đâu còn thời giờ để nghĩ ngợi làm gì. Khi ta có chút của ăn của để, tiền ở lại với ta lâu hơn, ấy là lúc ta tập nghĩ tới cách ứng xử với đồng tiền. Từ một xứ nghèo, vươn lên kiếm lấy đồng tiền là nhu cầu rất tự nhiên và chính đáng, song cách ứng xử tiêu dùng tiền ấy có thể cũng là chuyện nên bàn.

Dịp Năm mới, nhớ cũ để hiểu mới, người ta thường nghĩ đến ông bà tổ tiên và nhìn về tương lai con cháu. Lửa cháy thấp thoáng những đồng tiền âm phủ, vàng mã, và cháy cả những đô-la, euro âm phủ. Trần sao âm vậy, chưa đủ niềm tin vào đồng tiền quốc gia, người ta mong gửi đến cho người âm thế những tích trữ tài sản bằng ngoại tệ, bằng nhà đất, bằng vàng. Ứng xử với đồng tiền, việc lớn nhất trong quản trị một quốc gia là giữ gìn niềm tin của dân chúng vào giá trị của đồng nội tệ và những thiết chế in ra và lưu chuyển đồng tiền ấy.

Nói cách khác, chống lạm phát, giữ lấy giá trị tiền Việt Nam cũng là góp phần giữ lấy uy tín cho chính quyền. Một trong những nguyên nhân đáng kể gây nên lạm phát là sự vung phí đầu tư công, tiêu sài khó kiểm soát tiền dân qua những dự án của nhà nước, qua những tổng công ty và tập đoàn quốc doanh. Kiểm soát nợ nước ngoài, công khai ngân sách, thắt chặt hơn sự giám sát đa dạng của cơ quan dân cử, của báo chí, của kiểm toán nhà nước và các tổ chức xã hội dân sự đối với những người có quyền tiêu dùng tiền dân có lẽ nên là ưu tiên số một trong ứng xử với tiền dân. Khuyến khích quốc doanh, chúng ta khuyến khích tiêu sài tiền dân bởi những nhóm người có quyền lực. Nếu không bị kiểm soát, quyền lực dễ bị lạm dụng, một lớp váng giàu lên nhanh chóng bởi chính sự lừng khừng trong tư duy đề cao công hữu của những người lãnh đạo đất nước chúng ta.

Nghĩ đến con cháu, đất đai rừng biển núi sông này đâu chỉ của riêng thế hệ chúng ta, con cháu và những thế hệ chưa ra đời cũng có quyền được dự phần vào di sản chung ấy của cha ông để lại. Không còn là vô tận, nếu một tỉnh đã có hơn 50 dự án thủy điện thì rừng cũng mất mà cái cảm giác được sống yên ổn không bị lũ cuốn trôi có khi cũng không còn. Khắt khe với sử dụng của công còn có ý nghĩa nữa đó là phải dè sẻn với tiền dành cho con cháu, nếu chúng ta không muốn hổ thẹn là một thế hệ đã hăng hái bán rẻ tài nguyên, ăn hết cả phần của những thế hệ tương lai.

Nhìn lại mình và nghĩ đến con cháu, tài nguyên thiên nhiên rồi sẽ khan cạn, nguồn lực lớn nhất còn lại chắc sẽ là nguồn lực con người. Những thế hệ người trẻ tuối ấy phải được tự tin, học cách ứng xử linh hoạt trong một thế giới biến đổi, trong đó có việc học cách ứng xử với đồng tiền. Bên cạnh học chữ, học làm người, biết đâu học cách kiếm và dùng tiền một cách chân chính, văn minh có thể cũng nên là một nội dung của nền giáo dục nước ta.

Một thuở chúng ta cùng nghèo, xấu đều hơn tốt lỏi, người giàu có khi bị đám đông hiềm nghi, đố kỵ. Một thuở chúng ta sống theo bao cấp, có được vị thế và quyền lực trong bộ máy nhà nước và các mối quen thân có khi quan trọng hơn cả tiền. Từ chỗ chỉ là phương tiện thanh toán, rồi một ngày chợ đen bỗng hóa thị trường, tiền trở về như một quyền lực xã hội, công khai và ngạo nghễ. Sự thay đổi lớn lao ấy có vẻ như chưa kịp được tiêu hóa bởi xã hội chúng ta.

Đề cao tinh thần cống hiến với những lý tưởng cao quý, đôi khi coi thường vật chất, chúng ta dị ứng với chủ nghĩa cá nhân và nhiều hay ít thiếu thiện cảm với những ai đề cao việc kiếm tiền. Song người không dè sẻn với tiền của mình, không khôn ngoan làm cho từng đồng của mình sinh sôi nảy nở, thì khó có thể là người biết lo liệu; không lo liệu được cho chính mình thì cũng khó có thể lo được việc cho xã hội.

Miếng bánh có đủ lớn mới những mong tới việc chia phần. Một thân thể đủ sức khỏe mới mong được mở mang trí tuệ và bồi bổ đời sống tâm linh. Một thế kỷ trước nhiều nhà nho thức thời theo Đông kinh nghĩa thục đã dũng cảm xếp bỏ cuộc tranh luận kinh viện “hằng sản hay hằng tâm” để du nhập Tây học, lập hội kinh doanh. Một trăm năm sau, cơ hội đuổi kịp các quốc gia láng giềng ngày càng hẹp lại, chúng ta quả không còn nhiều thời gian để thu mình trong thế giới của những lý tưởng xa xôi. Thị trường và quyền lực của tiền bạc đã len lỏi tới những bữa cơm tối của từng gia đình người Việt. Đối mặt với quyền lực ấy, tập cho những thế hệ tương lai làm quen với giá trị của đồng tiền, giúp họ tự tin học cách kiếm tiền một cách chân chính và ứng xử khôn ngoan với đồng tiền kiếm được có thể cũng thuộc trách nhiệm của thế hệ chúng ta.

(TS. Phạm Duy Nghĩa)
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tiền... bạc

    25/06/2009Linh LinhCả Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo đều chung quan điểm: Chữ Tình là thủ phạm gây ra nhiều ân oán, oan trái, khổ đau, chết chóc, trầm luân bể khổ trên đời! Nhưng giờ đây cần phải khẳng định thêm đồng phạm Tiền cũng gây ra tội lỗi thảm khốc không hề thua kém, nếu không muốn nói là vượt xa. Cuộc đời không thể không có tình và hiếm có yếu tố nào có thể dứt bỏ được tình, nhưng Tiền làm cho con người trở thành vô tình và cũng chỉ Tiền mới đủ sức mạnh ma quái làm được điều đó? Cho nên tình yêu, tình trường ai oán chẳng dứt, còn tiền tuy quan trọng, có thể nuôi được nhiều cuộc đời nhưng Tiền tệ, Tiền bạc lắm, người ơi!..
  • Kiếm tiền bằng mọi giá?

    20/07/2020Quốc KhánhTiền cũng có nhiều loại, có loại được làm ra nhọc nhằn từ mồ hôi nước mắt, mưa nắng dãi dầu trên đồng sâu ruộng cạn, cũng có loại được tạo ra quá dễ dàng qua sự mua bán, đổi trao. Kiếm tiền bằng cách nào đây để khi cầm đồng tiền trên tay ta không hổ thẹn với lương tâm, tự tin ngẩng cao đầu mà không phải lảng tránh ánh nhìn của ai đó. Phải ăn ở làm sao với đồng tiền để khi nhìn vào người ta không áy náy nhân cách của mình.
  • Tiền và luật nhân quả

    09/04/2019Đoàn TuấnThiên hạ ai cũng nói đến tiền. Song có một kẻ không thích tiền. Hắn sợ tiền. Bởi học thuyết của hắn cho rằng, đồng tiền là thủ phạm chính gây nên mọi sự bất ổn trong xã hội. Hắn đã xây dựng một xã hội mà trong đó người dân tuyệt đối không được sử dụng đồng tiền. Và kết cục số phận của hắn và số phận xã hội đó thế nào, mọi người đều biết. Hắn chính là Pol Pốt với chế độ kỳ quái có tên gọi là “Campuchia dân chủ”.
  • Hậu khủng hoảng nghĩ về triết lý ứng xử với đồng tiền

    02/10/2017Diệu Linh (từ Ucraine)Khủng hoảng kinh tế là quy trình thông thường. Quan trọng là phải rút ra được những kết luận đúng từ lịch sử và không phí thời gian vô ích...
  • Lincoln từ chối cho vay tiền

    15/11/2014"Sự lãng phí thời gian vô ích đó chính là toàn bộ nguyên nhân gây nên khó khăn". Bồi dưỡng cho người khác nếp làm việc chuyên cần quan trọng hơn nhiều so với việc có được một khoản tiền...
  • Suy nghĩ lớn và gương mặt của đồng tiền

    18/02/2014Hoàng Độ (thực hiện)Suy nghĩ là tự định hướng cho số phận ở nhiều cấp độ: nhà nước, doanh nghiệp, cộng đồng, bản thân. Suy nghĩ, hành động và kết quả thường là một thể thống nhất: gieo như thế nào, gặt như thế ấy...
  • Bạn có hiểu giá trị của tiền?

    19/07/2009Nguyễn Lê Minh (Book & Friend club)Bộ sưu tập “Tiền là gì?” ra đời từ sự kiện sách “Định hướng tương lai” (được tổ chức vào ngày 5-7-2009 tại Book café Phương Nam, 105 Trần Hưng Đạo, quận 5, tp.HCM) với sự tham gia của gần 50 HSSV, người đang đi làm và cả những doanh nhân thành đạt.
  • Tiền

    01/05/2009Lê BầuNgay từ thời Pháp thuộc, khi tôi còn là một cậu bé mặc áo dài thâm, quần chúc bâu trắng, đi guốc mộc, đội mũ cát trắng, đi học tiểu học, tôi đã được đọc trên báo Truyền bá của Nhà xuất bản Tân Dân một định nghĩa về tiền...
  • Kiếm tiền và quản tiền

    17/04/2006Quốc KhánhXưa nay, kiếm tiền đã khó nhưng xem ra tiêu tiền, quản lý tiền trong gia đình còn khó gấp vạn lần. Xem ra, tiêu tiền cũng là cả một bài toán về quản lý…
  • Chống rửa tiền trong nền kinh tế tiền mặt

    21/07/2005Huỳnh Bửu SơnMột trong các biện pháp chống rửa tiền thường được hệ thống ngân hàng các nước công nghiệp phát triển áp dụng là kiểm soát ngay từ đầu các khoản tiền mặt được nộp vào hệ thống ngân hàng.
  • xem toàn bộ