Triết học và tư tưởng Việt
Lúc đầu chỉ là những yếu tố tự nhiên nguyên thuỷ thô sơ về duy vật và biện chứng, tư tưởng người Việt trộn lẫn với tín ngưỡng. Tuy nhiên, xuất phát từ gốc văn hóa nông nghiệp, khác với gốc văn hoá du mục ở chỗ trọng tĩnh hơn động, lại có liên quan nhiều với các hiện tượng tự nhiên, tư tưởng triết học Việt Nam đặc biệt chú tâm đến các mối quan hệ mà sản phẩm điển hình là thuyết âm dương ngũ hành (không hoàn toàn giống Trung Quốc) và biểu hiện cụ thể rõ nhất là lối sống quân bình hướng tới sự hài hoà.
Sau đó, chịu nhiều ảnh hưởng tư tưởng của Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo được dung hợp và Việt hoá đã góp phần vào sự phát triển của xã hội và văn hoá Việt Nam. Đặc biệt các nhà Thiền học đời Trần đã suy nghĩ và kiến giải hầu hết các vấn đề triết học mà Phật giáo đặt ra (Tâm-Phật, Không-Có, Sống-Chết...) một cách độc đáo, riêng biệt. Tuy Nho học về sau thịnh vượng, nhiều danh nho Việt Nam cũng không nghiên cứu Khổng-Mạnh một cách câu nệ, mù quáng, mà họ tiếp nhận cả tinh thần Phật giáo, Lão-Trang nên tư tưởng họ có phần thanh thoát, phóng khoáng, gần gũi nhân dân và hoà với thiên nhiên hơn.
Ở các triều đại chuyên chế quan liêu, tư tưởng phong kiến nặng nề đè nén nông dân và trói buộc phụ nữ, nhưng nếp dân chủ làng mạc, tính cộng đồng nguyên thuỷ vẫn tồn tại trên cơ sở kinh tế nông nghiệp tự cấp tự túc. Cắm rễ sâu trong xã hội nông nghiệp Việt
Chính sách trọng nông ức thương, chủ yếu dưới triều Nguyễn, khiến cho ý thức thị dân chậm phát triển. Việt
Thế kỷ 19, phong kiến trong nước suy tàn, văn minh Trung Hoa suy thoái, thì văn hoá phương Tây bắt đầu xâm nhập Việt Nam theo nòng súng thực dân. Giai cấp công nhân hình thành vào đầu thế kỉ 20 theo chương trình khai thác thuộc địa. Tư tưởng Mác-Lênin được du nhập vào Việt
Như vậy, Việt
Xã hội nông nghiệp có đặc trưng là tính cộng đồng làng xã với nhiều tàn dư nguyên thuỷ kéo dài đã tạo ra tính cách đặc thù của con người Việt
Trong các bậc thang giá trị tinh thần, Việt Nam đề cao chữ Nhân, kết hợp chặt chẽ Nhân với Nghĩa, Nhân với Đức, bất nhân bất nghĩa đồng nghĩa với thất đức. Nguyễn Trãi từng diễn tả quan niệm Nhân Nghĩa của người Việt - đối lập với cường bạo, nâng lên thành cơ sở của đường lối trị nước và cứu nước. Việt
Trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập thế giới, sẽ phải phấn đấu khắc phục một số nhược điểm trong văn hoá truyền thống; kém tư duy lôgích và khoa học kỹ thuật; đầu óc gia trưởng, bảo thủ, địa phương, hẹp hòi; tư tưởng bình quân; xu hướng phủ định cá nhân, san bằng cá tính; tệ ưa sùng bái và thần thánh hoá; thói chuộng từ chương hư danh, yếu về tổ chức thực tiễn...
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần BạtThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương Hiệu