Điện ảnh Việt Nam: Nỗi buồn... duy cảm

11:26 SA @ Thứ Sáu - 27 Tháng Giêng, 2006

Năm 2005 của điện ảnh Việt Nam (ĐA VN) khép lại với trên 10 phim nhựa được trình chiếu - một con số quá nhỏ của nền điện ảnh đang “tụt dốc”. Nếu nhìn rộng ra những năm gần đây, mặc dù có một số bộ phim khá xuất sắc hoặc “xem được” như : Đời cát, Mùa ổi, Mùa len trâu, Thời xa vắng, Mê Thảo thời vang bóng… thì ĐA VN đương đại vẫn bị coi là “chưa tìm thấy ánh sáng ở cuối đường hầm”. Khủng hoảng vẫn là hai từ chuẩn xác và ngắn gọn nhất để chỉ tình trạng này.

Chúng tôi gặp nhà nghiên cứu phê bình nghệ thuật học -PGS TS Nguyễn Thị Minh Thái (giảng viên Khoa Báo chí Đại học quốc gia, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Phê bình của Hội Nhà văn Hà Nội) ngay sau khi chị vừa kết thúc đợt giảng ngắn ngày về văn hoá - nghệ thuật từ TP HCM trở về. Vừa mới gặp, chị đã nói: "Thật không chịu nổi. Tôi vừa xem hai bộ phim sẽ được chiếu trong dịp Tết ở TP HCM: Đẻ mướn và Hồn Trương Ba, da hàng thịt. Về đến Hà Nội rồi mà tôi vẫn... hãi hùng”.

*Vì sao vậy, thưa chị?

Với tư cách người phê bình, tôi nói thẳng: Kiểu làm phim sặc mùi thị trường, bắt chước phim Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc vụng về, sống sượng và nghiệp dư... như thế này, khiến không chỉ tôi mà tất cả những ai tâm huyết với điện ảnh nước nhà đều thấy nản lòng. Thẩm mỹ nghệ thuật từ những người làm phim (chủ thể làm phim, nhất là đạo diễn) cho đến một bộ phận người xem (tôi nhấn mạnh: không phải là tất cả người xem) thật đáng kinh hoàng bởi họ luôn khoái chí vỗ tay trước những cảnh rẻ tiền nhất, vô vị, vô duyên nhất. Song, cũng có thể họ vỗ tay vì giễu cợt chăng? Tôi mong là thế. Ngay khi tôi đang ngồi xem, đã có nhà báo nhắn tin: Thế này mà gọi là phim à? Một mớ hỗn tạp ghê người! Tôi cũng nghĩ y chang như vậy.

*Cụ thể hơn thì đó là gì?

Nói ra thì dài, tôi chỉ lướt qua vài chi tiết mang tính tổng thể. Mấy bộ phim này cũng như phần lớn các phim mà người ta khoác cho nó tấm áo mỹ miều là phim thị trường, phim thời trang (song thực chất, ai cũng biết, đó lại là phim quảng cáo). Nghĩa là lổn nhổn đầy rẫy những cảnh tượng cố tình bắt mắt người xem nhưng chẳng hề mang ý nghĩa gì, mà cũng chẳng phục vụ ý tưởng của bộ phim, rồi những pha “cụp lạc” lãng nhách khiến khán giả thót tim. Có cảnh hai người mẹ đuổi nhau đến một nơi san sát bạt ngàn đồ gốm, rồi cãi vã van xin, rồi đứa bé “đẻ mướn” bị cho vào chum, chiếc chum rớt xuống sông và người trước, kẻ sau, hai bà mẹ lao xuống sông tìm đứa bé. Rồi một bà mẹ chết đuối, và sống lại cứ y như cổ tích, một bà mẹ trong cảnh hãi hùng đó mà cứ thắm tươi như trên sàn diễn. Cảnh sex do một cựu hoa hậu đóng thì quá trần trụi, đến mức trơ tráo… Tất cả những cảnh này vừa giả tạo, nhạt nhẽo lại chẳng ăn nhập gì vào phim cả... Tóm lại, định làm cho người xem cảm động, thì lại rất “sến”. Định làm cho đẹp, muốn cho bắt mắt thì lại rất thiếu thẩm mỹ, định dựng lên một vấn đề xã hội đáng cho xã hội quan tâm thì lại vô cùng giả tạo, phi lý... Ấy vậy mà lại tự hoang tưởng, cho đó là nghệ thuật.

Còn với “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” thì phải nói là kịch bản đã bị xé tan tành, bị tầm thường hoá, “hiện đại hóa" đến mức xúc phạmtan nát tư tưởng triết học thấm thía của câu chuyện dân gian, vốn khẳng định "hồn nào thì phải trong xác ấy”... đến nỗi chỉ giữ lại được đúng có cái tên thôi... Bạn thử tưởng tượng xem: Có những cảnh ghê người như khoảng hai chục ông bụng phệ cầm dao băm chan chát vào thớt, bụng họ rung lên bần bật theo nhịp dao băm... Chị vợ anh hàng thịt hiện đại thì mặt đẹp như hoa, chạy đi chạy lại điều khiển cả đám, diễn như một tiểu phẩm tấu hài rẻ tiền... Khán giả rú lên cười và những người làm phim cho rằng đó là thành công.

Nói tóm lại, ĐA VN đang muốn chơi trò chơi của phương Tây, nhưng nếu phương Tây vốn chơi với lối chơi duy lý thì ta chơi với lối chơi duy cảm, tiểu nông và đáng buồn là duy cảm... thiếu trí tuệ.

*Điều mà chị nói vừa rồi đụng đến một vấn đề rất nhạy cảm, đó là các nhà làm phim của ta lúc thì bị coi là “chưa theo kịp thị hiếu khán giả”, nay lại bị đánh giá là “chạy theo thị thiếu tầm thường của người xem”?

Điều ấy là quá rõ. Tôi nói ví dụ về hai bộ phim “bậc thầy” của dòng phim thị trường là Gái nhảy và Lọ Lem hè phố. Gái thì chưa ra gái, nhà báo thì ngớ nga ngớ ngẩn... Phim khai thác mảng đề tài nhạy cảm về cuộc sống của những người mẫu, ca sĩ... gây tò mò cho người xem. Phải khẳng định là người ta đi xem ngoài nguyên nhân vì tò mò (thấy người ta xem lũ lượt thì tôi cũng đi), còn thì chỉ để thoả mãn thị giác mà thôi.

*Những bức xúc của chị nói lên thực tế đau lòng là: Việt Nam đã từng có một nền điện ảnh chuyên nghiệp vào các thập kỷ 1960-1970-1980. Mười mấy năm “bơi” trong dòng kinh tế thị trường, các nhà làm phim có nghề đi đâu mà để nền điện ảnh của ta “nhem nhuốc” thế này?

Tôi không đến nỗi cực đoan để vơ tất cả cá mè vào một lứa. Có những người làm phim hiện nay rất đáng để trân trọng như Đặng Nhật Minh, Việt Linh, Nguyễn Thanh Vân, Lưu Trọng Ninh... Nhưng một vài tên tuổi thì không thể làm nên một nền điện ảnh tiên tiến. Trước đây ta từng có điện ảnh chuyên nghiệp vì có những người làm phim được đào tạo bài bản ở Liên Xô và các nước XHCN. Ta có những lớp diễn viên có nghề, sống chết với nghề. Nhà nước bỏ kinh phí làm phim. Những năm gần đây, Nhà nước để cho điện ảnh tự bơi, nguồn nhân lực quý giá lại bị cạn kiệt... và để giữ cho điện ảnh thoát khỏi cái chết bất đắc kỳ tử, những người làm phim đã tự tìm cho mình lối đi mà họ cho là phù hợp. Nhưng, tôi nói thật, làm phim kiểu mỳ ăn liền ba xu để chiều nịnh, để “móc túi” người xem thì cả phim ảnh và người xem cùng rủ nhau đi tới “cái chết” một cách chóng vánh mà thôi.

*Tại Hội nghị Liên hoan sân khấu nhỏ toàn quốc tổ chức tại TP HCM năm 1993, cố đạo diễn Nguyễn Đình Nghi đã có một câu rất nổi tiếng: “Tôi không bao giờ coi khán giả có tiền là Thượng đế”. Ý kiến của chị về câu nói này?

Không những tôi đồng ý mà còn rất tâm tắc với câu nói đó. Thử xem, khán giả thời nay đến rạp phần đông là có tiền nhưng văn hoá hạn chế, trình độ thưởng thức nghệ thuật ở mức tầm thường. Nhưng “tiên trách kỷ, hậu trách nhân”, trách ở đây là trách những người làm phim. Nghệ thuật là phải luôn cao hơn người xem hoặc ít nhất cũng bằng người xem trong vị thế đối thoại chứ theo đuôi khán giả như hiện nay thì tránh sao khỏi khủng hoảng.

*Chị "kết tội" người làm phim thế liệu có thoả đáng không? Cứ nhìn vào Đời cát, Người đàn bà mộng du của Nguyễn Thanh Vân. Đời cát như thế, nếu không "ẵm" giải thưởng quốc tế thì có nhiều người xem không? Nguyễn Thanh Vân gắng gỏi lắm để làm Người đàn bà mộng du, Hồng Ánh vào vai như thế, sao khán giả vẫn dửng dưng?

Thì tôi đã nói rồi, thị hiếu của khán giả hiện nay đang có vấn đề.

*Vậy thưa chị, lớp khán giả của điện ảnh thời hoàng kim đâu? Họ đâu đến nỗi quá già để ngại đến rạp?

Có lần chính tôi hỏi đạo diễn Nguyễn Đình Nghi câu hỏi tương tự. Và ông đã trả lời: Họ không biến đi đâu cả. Họ chỉ xa lánh và nhường chỗ cho một bộ phận khán giả khác xuất hiện và chiếm vị thế ưu thế mà thôi.

*Nói như chị từ nãy đến giờ thì điện ảnh của ta đang bị nghiệp dư hoá, tầm thường hoá... Không lẽ với một đất nước có số dân đông tới hơn 80 triệu người, từng có một nền điện ảnh chưa rực rỡ thì cũng được gọi là chuyên nghiệp, có thành tựu... chúng ta lại chịu bó tay mà không tìm thấy lối thoát?

Vấn đề này muốn giải quyết phải ở tầm vĩ mô. Điều này đã được nói đến nhiều rồi. Điện ảnh nó móc xích, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác của đời sống. Tôi vẫn cho rằng thả nổi văn học, nghệ thuật là sai lầm, vì văn học nghệ thuật là tấm gương phản ánh văn hoá của một dân tộc, một thời đại. Muốn có vở diễn, bộ phim hay thì phải có kịch bản hay; muốn có kịch bản hay thì phải có nền văn học phát triển, có tác phẩm văn học hay. Mà nghệ thuật khi bị đẩy vào dòng đời tục luỵ thì sẽ bị biến thành món hàng để mua vui cho những thượng đế có tiền. Một vấn đề nữa, Nhà nước muốn có một nền tảng điện ảnh vững chắc, phát triển thì phải cử người sang học ở các nước có nền điện ảnh tiên tiến chứ cứ loanh quanh đào tạo trong nước sẽ chẳng đi đến đâu. Tôi cũng là một giảng viên trường SK-ĐA, tôi biết. Các nhà làm phim cũng phải đề cao lòng tự trọng của mình, đừng ấn món ăn mà mình biết là dở vào miệng người ta. Người làm nghệ thuật mà không biết kiêu hãnh, không tự coi mình đứng trên thiên hạ (một cách có lý do) thì khó mà có được tác phẩm thực sự hay.

- Xin cảm ơn chị.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Định nghĩa về cái đẹp

    20/08/2017Hầu hết những người cố gắng định nghĩa cái đẹp đều nhất trí rằng nó dính dáng đến sự đáp ứng của ý thích. Chúng ta gọi một cái gì đó là đẹp khi nó làm chúng ta vui thích hay hài lòng ở một phương diện đặc biệt nào đó. Nhưng cái gì gây nên sự đáp ứng này từ phía chúng ta? Nó có phải là cái gì trong chính bản thân đối tượng ...
  • Vị nhân sinh đúng hay sai?

    04/10/2016Đỗ Kiên CườngXin mọi người đọc thuật kỹ và thật bình tâm, đặt một ấm nước, lúc đọc xong là lúc nước sôi, pha bình trà, uống và ngẫm nghĩ về người Mỹ, về quan điểm đạo đức xem nó ra răng...
  • Cái đẹp trong mắt ai

    08/03/2016Phan Cẩm ThượngKhi ứng xử xã hội trở nên thực dụng, thì thẩm mỹ cũng mang tính thực dụng như một thứ thị hiếu trọc phú... Nhưng đã là muộn bởi “Giáo dục thẩm mỹ lại không thể làm từ thấp đến cao, mà phải dạy cao ngay từ đầu”...
  • Cỗ máy sản xuất cái đẹp?

    22/06/2015Nguyễn Bỉnh QuânCái đẹp có vẻ thực sự cao siêu như vậy nhưng lại là chuyện thường ngày, quanh ta, mọi lúc, mọi nơi. Michelangelo từng hài hước rằng ông không làm ra pho tượng David mà chỉ ngẫu nhiên nhìn thấy nó trong khối đá mà thôi...
  • Cái đẹp muôn hình muôn vẻ

    10/11/2014Văn NgọcTạo hóa (hay Nghệ thuật?) oai oăm thay, bày đặt ra cái đẹp, nhưng lại không cho biết cái chìa khóa của nó nằm ở đâu, sự vận động của nó như thế nào? Vậy thì trước tiên, ta cần xem xét xem ý niệm đẹp từ đâu mà có và làm sao nắm bắt được nó?
  • Thẩm mỹ

    15/10/2014Nguyễn Trần BạtNói đến thẩm mỹ không thể không nói đến khái niệm cái đẹp. Nhưng đó là một câu hỏi làm đau đầu biết bao nhiêu nhà triết học thuộc đủ mọi quốc gia, sống ở mọi thời đại trong lịch sử...
  • Chân dung phim Việt 2005

    01/01/2006PhanxineNăm 2005 đánh dấu một sự sôi động lạ thường của điện ảnh Việt Nam. Ba phim Tết, ba phim “cúng giỗ”, ba phim Việt Kiều làm, ba phim “chiếu trong yên ả”, và hàng loạt phim chuẩn bị tung ra dịp tết 2006…
  • Làm gì để có tác phẩm ngang tầm thời đại?

    02/12/2005Lê Quý KỳCâu hỏi này được đặt ra từ nhiều năm nay và gần đây trở thành chủ đề chính của nhiều cuộc gặp gỡ, hội thảo lớn do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức Trăn trở thì nhiều, nhưng câu trả lời dường như còn nằm đâu ở phía trước, rất xa. Tại sao?
  • Chân - thiện - mỹ: Mãi là đích hướng tới của văn chương

    17/11/2005Đinh Quang TốnTừ xưa đến nay, hướng tới chân - thiện - mỹ luôn là mục đích của văn chương. Bởi văn chương là một sản phẩm do con người tạo ra, mà con người thì khác muôn loài ở bản chất muốn vươn tới những điều tốt đẹp, nên văn chương luôn là một hoạt động vì con người, với khát vọng làm cho cuộc sống của con người ngày một tốt đẹp hơn...
  • Tín điều của một con người

    06/09/2005Ernest HemingwayTôi cảm thấy ngay từ cuốn tiểu thuyết đầu tay tôi đã biết số phận về sau của tôi sẽ thế nào. Tôi không bao giờ có mảy may nghi ngờ việc tôi là người đi tiên phong của thời đại mới và tôi hiểu rằng, sau đây mỗi bước đi của tôi sẽ được chăm chút theo dõi, vì vậy tôi quyết định để lại cho hậu thế bản quyết toán chân thực về tất cả các hành vi và suy nghĩ của tôi...
  • Nghệ thuật, trí tưởng tượng và nhà khoa học

    19/07/2005Tôi muốn mượn tiêu đề bài báo của giáo sư sinh lý học Robert Root-Berstein, Viện Đại Học tiểu bang Michigan, trên tạp chí Nhà khoa học Mỹ đầu năm 1997 để bàn về mối quan hệ giữa ý thức và vô thức, giữa trí tưởng tượng và tư duy phân tích trong sáng tạo văn học nghệ thuật và sáng tạo khoa học kỹ thuật, một chủ đề hấp dẫn từng gây nhiều tranh cãi không chỉ tại Việt Nam ta.
  • Bản chất của nghệ thuật có giống với kỹ năng không?

    21/07/2005Một lúc nào đó trong thế kỷ 19, từ “nghệ thuật” bắt đầu được dùng chủ yếu cho một loại hình nghệ thuật – cái gọi là “nghệ thuật tạo hình”. Người Hy Lạp và La Mã cổ đại không loại trừ những ngành như điêu khắc, âm nhạc, và thi ca khỏi danh sách các nghệ thuật của họ, nhưng họ cũng không tuyên dương những ngành nghệ thuật này như nghệ thuật tới mức loại bỏ hết mọi sự tạo tác khác của con người.
  • Quan niệm của Các Mác về sự vận động lịch sử của Cái Đẹp trong một số hình thái kinh tế

    07/07/2005Nguyễn Thu NghĩaMột trong những kết luận quan trọng được C.Mác rút ra từ quá trình nghiên cứu về cái đẹp tất yếu này sinh trong tiến trình phát triển của lịch sử. Quy luật của cái đẹp không "nhất thành biết biến" từ một hình thức lao động, một hình thái xã hội nào. Cái đẹp có quy luật phổ biến từ thực tiễn thẩm mỹ. Ở mỗi hình thái xã hội nào, quy luật ấy có sự vận động và biểu hiện khác nhau....
  • Từ cái thực chuyển sang cái mơ

    06/07/2005Họa sỹ Thái TuấnCon đường nghệ thuật chính là những cơn mơ, giấc mộng, giúp cho con người một tầm nhìn rộng rãi, sáng sủa hơn về đời sống...
  • Sức sống của một cuộc tranh luận

    02/07/2005Hồ Sĩ VịnhTrong cuộc tranh luận Nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh trên văn đàn nước ta vào những năm 1935 - 1939, giữa hai phái đã có nhiều kiến giải dẫn đến điểm hội tụ: Đó là tầm nhìn văn hóa rộng, ý thức dân tộc, lòng yêu nước, sự tôn vinh văn chương dân tộc và sự tự ý thức về văn hóa tranh luận. Đó là một trong những nội dung mà chúng tôi tìm thấy trong cuốn: Nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh.
  • xem toàn bộ