Muốn con thông minh? Các nhà khoa học nói hãy đọc sách cho trẻ theo cách này

Theo Inc.
09:04 CH @ Thứ Tư - 28 Tháng Sáu, 2017

Hầu như mọi ông bố bà mẹ đều muốn làm mọi thứ trong khả năng, để con họ được hạnh phúc và thành công.

Họ đã làm nhiều việc, từ nghiên cứu chọn trường tốt cho con, học và áp dụng những cách dạy con tốt, cho tới quan tâm từng bữa ăn giấc ngủ của con… nhưng có một cách đơn giản nằm trong khả năng của các bậc cha mẹ (mà thường bị bỏ qua) có thể mang đến lợi ích to lớn cho trẻ sau này trên đường đời.

Đó là cách chúng ta đọc sách cho trẻ từ khi chúng còn rất nhỏ.

Một nghiên cứu gần đây tại Bệnh viện nhi Cincinnati cho biết, đọc sách cho trẻ theo cách sau đây có thể thực sự “tăng tốc” bộ não.

(Ảnh: Shutterstock)

.

Khoa học thần kinh và việc đọc sách

Nghiên cứu ở Cincinnati là mới nhất trong một loạt kết quả gần đây cho thấy: cha mẹ càng cho trẻ tham gia đọc sách sớm thì kết quả về khả năng tư duy càng thấy rõ.

Năm 2014, Viện Nhi đồng Mỹ bắt đầu khuyến cáo cha mẹ nên đọc sách cho trẻ từ giai đoạn sơ sinh. Tất nhiên trẻ mới sinh thì chẳng thể nào hiểu được ngôn từ, nhưng chỉ hành động đọc to cho các bé thể hiện cách con người giao tiếp và cũng là một trải nghiệm kết nối quan trọng.

Các nhà nghiên cứu tại The New School của New York đã chứng minh rằng ở mọi lứa tuổi, đọc tiểu thuyết văn học sẽ giúp phát triển trí tuệ cảm xúc tốt hơn. Và năm ngoái, nhà khoa học thần kinh Erin Clabough đề xuất rằng đọc sách cho trẻ nghe cũng mang đến những lợi ích trí tuệ cảm xúc tương đồng.

Giờ đây, nghiên cứu mới ở Cincinnati bổ sung thêm những lợi ích khi đọc cho trẻ nghe như vậy.

Các nhà nghiên cứu đã dùng công nghệ quét chụp từ fMRI để xem xét não bộ của 22 bé gái 4 tuổi khi mẹ đọc sách cho các em. Những em được mẹ đọc một cách lôi cuốn, diễn cảm có vùng não “trau dồi kĩ năng tư duy liên quan tới ngôn ngữ” hoạt động mạnh hơn.

Cách đọc sách cho trẻ

Vậy chính xác là nên đọc và khuyến khích các bé như thế nào? Nói ngắn gọn, đó là đọc như một đoạn đối thoại hơn là một chiều, lôi cuốn trẻ em và làm cho các em không chỉ là những người nghe thụ động khi bạn đọc.

Đối với trẻ nhỏ nhất, có thể chỉ đơn giản là nhờ trẻ lật trang giấy. Đối với các em lớn hơn, có thể dừng lại giữa câu chuyện và hỏi chúng xem nhân vật chính có thể đang cảm thấy như thế nào, hay chúng nghĩ điều gì sẽ xảy ra nếu mạch truyện đi theo hướng khác…

“Điều cha mẹ rút ra được từ nghiên cứu này, đó là họ nên làm trẻ năng động hơn khi đọc chung, hãy hỏi câu hỏi, nhờ chúng lật trang giấy, và tương tác với nhau,” theo TS. John Hutton, tác giả đứng đầu của nghiên cứu ở Cincinnati. “Điều này có thể kích hoạt não – hay ‘tăng tốc’ sự phát triển của kĩ năng đọc, nhất là đọc hiểu từ trước khi các em đi học.”

.

Và một lưu ý không kém quan trọng

Cũng như những nghiên cứu khác, chúng ta cũng nên thận trọng một chút khi xem xét hiện tượng và nguyên nhân.

Những bé gái được mẹ đọc sách cho một cách lôi cuốn và đối thoại, chụp quét não cho thấy nhiều hoạt động hơn. Nhưng không chắc chắn tất cả những lợi ích này đều đến từ bản thân việc đọc sách.

“Kết quả của chúng tôi đã bỏ qua các yếu tố gây nhiễu khi cha mẹ và con đọc sách,” TS. Hutton cho biết. “Bao gồm tác dụng gây xao nhãng của điện thoại, vốn là một trong những rào cản thường thấy nhất mà chúng tôi quan sát được.”

Nhưng nhìn chung, các nhà nghiên cứu đều đồng tình rằng đọc sách và nói chuyện với trẻ thật nhiều là quan trọng để giúp phát triển khả năng tư duy và ngôn ngữ. Trẻ cần được luyện tập những điều này thật nhiều thì khi lớn lên sẽ giao tiếp tốt và dùng ngôn từ lưu loát hơn.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?

    09/07/2005Phan ĐăngTrong độ tuổi tiểu học, nhu cầu đọc của trẻ em là rất lớn. Văn hóa đọc, vì thế ảnh hưởng sâu đậm tới quá trình “nhận biết thế giới” và hình thành nhân cách của trẻ.
  • Đọc sách cho vui hay để thay đổi?

    12/03/2018Trần Nhã ThụyTác giả “Từ đọc sách đến khai minh của người Nhật” đã không giấu thảng thốt: “Những cuốn sách có tính chất khai sáng xuất bản tại VN bây giờ có số lượng 1.000-2.000 bản so với hàng triệu bản của Nhật Bản thời Minh Trị cho thấy tinh thần Việt Nam vẫn chưa thức tỉnh”...
  • Hãy cho, nhận và đọc sách

    13/06/2017Trần Đức Anh SơnTôi ít khi thấy người dân các nước như Trung Quốc, Thái Lan hay Campuchia… dùng thời gian nhàn rỗi để đọc sách. Phải chăng đây là sự khác biệt trong nhận thức về sách và văn hóa đọc giữa các dân tộc?
  • Xem người ta đọc sách

    07/12/2016Nguyễn Minh HảiTại sân bay quốc tế Nội Bài một buổi xế trưa. Nhiều hành khách chờ chuyến bay ngồi uể oải nhìn đồng hồ. Chỉ có một thanh niên người nước ngoài vẫn chăm chú đọc sách. Anh mặc quần soọc, áo thun, vai đeo chiếc ba lô to, đích thị là một “Tây ba lô” rồi...
  • Hãy đọc sách cho chính mình!

    23/06/2016Ngọc HiểnCác bạn hãy biết mình cần gì và đọc sách cho chính mình! - nhà văn Phan Hồn Nhiên chia sẻ...
  • 9 mẹo giúp cải thiện thói quen đọc sách

    10/03/2016Phương LyBạn yêu và hiểu tầm quan trọng của văn hóa đọc nhưng lại chật vật với việc kết thúc trọn vẹn một cuốn sách? Bài viết này chính là thứ bạn cần để tạo thói quen đọc sách tốt hơn...
  • Thú đọc sách - một quyển sách hay

    23/11/2015Lê Văn Nghệ"Sách và tôi hầu như chưa bao giờ lìa xa nhau trong trí nhớ của tôi… Tôi thích mùi mực giấy, và say sưa với cảm giác sờ chạm vào cuốn sách..."
  • Giới trẻ đọc sách như thế nào?

    05/11/2015Vũ Thu VânHọ không xa lạ với Internet, nhưng thường chỉ tiếp cận với mục chơi là chính. Thư viện của các trường đại học ngày càng vắng hơn, thậm chí có những sinh viên chưa từng vào thư viện. Và có lẽ không đến 1% số sinh viên biết Thư viện Quốc gia ở đâu. Có một thực tế là nơi đây cũng chung số phận như thư viện ở các trường đại học...
  • 10 lý do bất ngờ và thú vị khiến bạn muốn đọc sách ngay

    30/10/2014Phi TuyếtBỏ qua những lý do to đùng mọi người vẫn dùng để kêu gọi người khác đọc sách: Đọc để lấy kiến thức, để tăng hiểu biết, để rèn luyện trí óc nhanh nhạy, để đi du lịch từ xa, để kết nối với những tư tưởng vĩ đại… Tôi sẽ cho bạn lý do, những lý do từ một góc nhìn khác biệt, có chút tính toán, nhưng thực tế và vô cùng gần gũi...
  • Thiếu nhi đọc sách - cần có sự hướng dẫn khoa học

    04/03/2014Tương lai đất nước ở trong tay thế hệ đang lớn lên. Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai. Thế hệ đang lớn lên sẽ ra sao tuỳ thuộc phần lớn vào công tác giáo dục. Những phẩm chất gì xã hội muốn đòi hỏi ở người lớn sau này thì hiện tại chúng ta phải giáo dục cho trẻ em. Đối với giáo dục trẻ em, sách báo luôn đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Bà Krupskaia đã nhấn mạnh: “Sách thiếu nhi là yếu tố quan trọng bậc nhất”. Cũng giống như trong học tập hay vui chơi, trẻ em đọc sách cần phải có sự hướng dẫn.
  • Văn học thiếu nhi: Nhìn đâu cũng trống vắng

    01/06/2008Hồng MinhThiếu một đội ngũ sáng tác chuyên nghiệp và tâm huyết, quá ít những tác phẩm hấp dẫn bạn đọc nhỏ tuổi, thiếu cả một công nghệ quảng bá sách hay đến với các em… đó là những khoảng trống trong mảng sách văn học trong nước dành cho thiếu nhi...
  • Vẫn còn những cơn sốt sách thiếu nhi

    05/07/2005Bộ sách "Đôrêmon học tập", "Đôrêmon thể thao", "Thám tử lừng danh Cônan" (bộ đặc biệt) và "Thần thoại Bắc Âu" của NXB Kim Đồng, "Charlie Bone" của NXB Trẻ (TPHCM) đang tạo cơn sốt cho bạn đọc nhỏ tại TPHCM. Cạnh đó là bộ truyện "Xứ sở thần tiên" do Phương Nam phát hành cũng nhanh chóng dẫn đầu bảng sách bán chạy.
  • xem toàn bộ