Các hoạt động tự nhận là khai trí, khai sáng... nực cười ở đâu?

Nhà văn
01:12 CH @ Thứ Hai - 13 Tháng Ba, 2017
Cụm từ “khai sáng” được lấy ý tưởng từ Thời kỳ Khai Sáng ở châu Âu. Nếu dựa trên các nguyên tắc tư tưởng của thời kỳ này thì các hoạt động Khai Sáng phải thúc đẩy các nguyên tắc lý tính và hướng dẫn cộng đồng những phương thức tư duy khoa học, bởi Thời kỳ Khai Sáng còn được gọi là Thời Đại Lý tính. Thế nhưng, trên cộng đồng mạng Việt Nam hiện nay, khái niệm “khai sáng” này đang được lạm dụng một cách bất thường, đặc biệt bởi các cộng đồng hoạt động giáo dục hoặc tâm linh. Đi kèm với “khai sáng” còn có các cách gọi khác như “khai minh”, “khai trí”, “giáo hóa chúng sinh”, “nâng cao dân trí”… blah blah blah… Tất cả những hoạt động này đều không liên quan lắm đến tinh thần chủ đạo của Thời kỳ Khai Sáng Châu Âu, mà đã được hiểu theo cách chung chung là đưa một quan điểm, một tư tưởng, một xu hướng nào đó tới cộng đồng.
.
Phải thừa nhận một điều là những hoạt động kiểu này làm phong phú thêm cho cộng đồng mạng luôn thiếu đói điều mới lạ. Nó cũng có tác dụng của nó. Tuy nhiên, gắn việc giới thiệu một tư tưởng, một quan điểm, một xu hướng, một kiến thức nào đó với những ngôn từ đao to búa lớn như “khai sáng”, “khai minh”, “khai trí”, “giáo hóa chúng sinh”, “nâng cao dân trí”… thì thật là một điều lố bịch. Tại sao vậy?
Khi bạn dùng từ “khai sáng”, “khai minh”, tức là tất cả những người khác đều u tối, bạn nhận trên vai sứ mệnh mang đến ánh sáng mà ai đó hoặc tự bạn trao cho mình tới để thắp sáng thế giới. Bạn có chắc thứ bạn đang lải nhải ấy thực sự là “ánh sáng”? Thời “khai sáng”, khi cả Châu Âu đang chìm trong bóng tối mê tín của Công giáo thì các nguyên tắc lý tính mở ra một thời đại mới của tư duy. Con người không chỉ biết cầu Chúa nữa mà bắt đầu “dùng não”. Đó là Khai Sáng vậy. Tuy nhiên, cuộc “khai sáng” này không hoàn hảo bởi nó đưa con người vào thứ bóng tối khác, đó là triệt tiêu đời sống cảm xúc mà thay vào đó con người vận hành như những cỗ máy được cài đặt. Thế nên, cái “bóng đèn” có tên “Thời kỳ Khai Sáng” dùng cũng chẳng được bao lâu giữa bóng tối của nhân loại. Hiện nay, các hội nhóm tâm linh lại dùng khái niệm “khai sáng” để chỉ những người nhận thức được sự tồn tại của tâm linh và đi theo con đường tu tập. Ừ thì cũng được thôi, nhưng những phương cách tu tập ấy chắc gì đã chính đạo, những ảo cảnh các nhóm tâm linh vẽ ra về “cõi trển” ấy chắc gì đã có thật. Bạn tin đó là ánh sáng nhưng chắc gì nó là sáng thật! Bởi thế, mình có vài câu khuyên mấy bạn tâm linh thích “khai sáng” là nên để mình “sáng” đã rồi hẵng đi cứu nhân độ thế kẻo mắc phải khẩu nghiệp.

Về mấy khái niệm “giáo hóa chúng sinh” và “nâng cao dân trí” thì mới thực là nực cười cao độ. Khái niệm “giáo hóa” thường để nói về công việc truyền bá tư tưởng tẩy não của bên xâm lược với dân cư các vùng đất bị đô hộ. Lại thêm từ “chúng sinh” trong Phật giáo để ám chỉ những con người mông muội chưa hiểu Phật pháp. Ghép hai từ này lại chả hóa ra Phật đi xâm lược rồi tẩy não “chúng sinh”. Còn thêm từ “nâng cao dân trí” nữa. “Dân” ở đây là những ai, những người đi truyền bá kiến thức ấy có phải dân không? Họ bảo họ đi “nâng cao dân trí”, tức là đã tách bản thân mình khỏi “dân” và tự cho mình cái đặc quyền cao hơn dân vậy. Thế nên những khái niệm này hết sức lố bịch.

.
Khái niệm “khai trí” lại còn mơ hồ hơn thế. “Trí” là gì? Qúa triết học, tranh luận cũng nhiều. Chẳng ai biết “trí” là gì. Thế thì “khai” cái gì? Tuy nhiên, nôm na mà nói thì “khai trí” chính là mở mang đầu óc. Người tự xưng là “khai trí” chẳng phải tự cho mình là hiểu nhiều biết rộng còn người khác là đầu óc hạn hẹp hay sao. Trong khi cái thứ người đi “khai trí” quảng bá chắc gì đã là thứ người khác cần biết, và người đi “khai trí” chắc gì đã biết những thứ mà người bị coi là đầu óc hạn hẹp hơn ấy biết.

Chúng ta giới thiệu một dạng kiến thức, quan điểm, tư tưởng, xu hướng…v…v… chẳng qua cũng là “giới thiệu”. Lựa chọn thế nào là quyền của cộng đồng. Một khi tự nhận mình là “khai sáng”, “khai minh”, “khai trí”, “giáo hóa chúng sinh”, “nâng cao dân trí” thì chẳng khác nào bạn tự độc quyền những gì mình giới thiệu, rồi tự cho đó là chân lý. Tức là bạn đang đại diện cho cái thứ mà thời đại ngày nay gọi là “toàn trị” vậy.

Đương nhiên, những người tự vác trên vai mình sứ mệnh “cao quý” này, chẳng ai nghĩ xa thế. Họ chỉ đơn thuần nghĩ rằng họ đang làm việc tốt. Xin thưa, khủng bố ISIS cũng cho rằng mình đang làm việc tốt vậy, họ cũng tự cho mình cái quyền truyền đạo, “giáo hóa chúng sinh” giống như ai đó đang làm. Họ có lòng tốt như thế, tại sao họ lại khủng bố, bởi vì họ mông muội nhưng vẫn khoác cái áo “khai sáng”. Ở mức độ nhẹ hơn, những thứ mông muội tự dán nhãn “khai sáng”, “khai minh”, “khai trí”, “giáo hóa dân chúng”, “nâng cao dân trí” tạo ra một lớp người cao cao tự đại, to mồm chèn ép các kiến thức, tư tưởng, xu hướng khác. Thậm chí những thứ thông điệp kiểu này còn trở thành một thứ dân túy để thu hút đám đông.

Đã đến lúc chúng ta phải xem xét một cách tỉnh táo những hoạt động có gắn các nhãn mác kiểu này. Tôi đặt vấn đề này không phải để cấm đoán hay công kích họ, mà hi vọng các độc giả và chính bản thân họ định vị lại vị trí của mình, đừng cố lên gân vác trên vai cái ảo tưởng về sứ mệnh.

Người khởi xướng phong trào Khai sáng là René Descartes không từng là các chính trị gia.Họ là những nhà nhân văn, khoa học, công nghệ, hoạt động của họ nhằm khai sáng, mở mang đầu óc, trí tuệ người dân, chứ không nhằm quản trị dân, quản trị quốc gia.
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Trả lời câu hỏi: Khai sáng là gì?

    08/09/2020Thái Kim Lan, Phạm Toàn, Phạm Minh NgọcTri thức, đặc biệt là tri thức triết học có tầm bao quát nhiều thời đại, liên kết toàn bộ lịch sử loài người tới từng vấn đề thời sự của mọi nơi, mọi lúc trên hành tinh. Một tiểu luận "Trả lời câu hỏi: Khai Sáng là gì?" của Immanuel Kant, triết gia Đức viết năm 1783, đặt nền móng cho kỷ nguyên Khai Sáng của nhân loại, vẫn mang những giá trị hết sức thời sự với người Việt chúng ta...
  • Khai sáng, suy ngẫm từ một điển hình Nhật Bản

    02/04/2018Nguyễn Trang NhungTrong những bước đường đưa nhân loại tới nền văn minh hiện tại, một trong những cột mốc quan trọng là phong trào khai sáng bắt nguồn từ Âu châu, mà khởi đầu tại Anh quốc vào cuối thế kỷ 17, và tiếp sau tại Pháp, Mỹ và Nhật Bản vào các thế kỷ 18, 19...
  • Muốn khai sáng, phải “đốt lửa”

    09/12/2016Kim HoaCàng sống tôi càng thấy mình là người hạnh phúc!” Trong ông, không có chỗ cho bi quan chán nản, cho những bận tâm hàm này tước nọ, cho những ham muốn bổng lộc giàu sang...
  • Giáo dục chưa làm được sứ mạng khai sáng

    12/08/2016Kim YếnNguyên là giám đốc sở Giáo dục đào tạo TP.HCM, từng là người thầy nhiều năm đứng trên bục giảng, hơn ai hết ông cảm nhận rõ những thất bại của giáo dục, và coi chấn hưng giáo dục là món nợ suốt đời mình. Nên dù đã nghỉ hưu, ông vẫn cùng đồng nghiệp ở viện Nghiên cứu giáo dục thực hiện những nghiên cứu sâu và toàn diện hơn, hướng tới một nền giáo dục khai minh...
  • Tinh thần "khai sáng"

    15/01/2016Duy LinhTôi cho rằng cái mà tôi và nhiều bạn trẻ khác đang thiếu chính là một tinh thần “khai sáng”...
  • Tự do trong khai sáng là những gì cần hướng tới!

    06/09/2015Ngô Hương SenTốt nghiệp thủ khoa đầu ra Khoa Hóa Đại học Bách khoa Hà Nội, trở thành giảng viên rồi đi tu nghiệp ở nước ngoài, từng có công việc đàng hoàng tại Áo, Anh, Singapore, thế nhưng Tiến sĩ (TS) Giáp Văn Dương đã dứt bỏ cuộc sống yên bình ở nước ngoài để trở về với môi trường giáo dục còn quá nhiều bề bộn ở Việt Nam, những mong nhen lên đốm lửa nhỏ của tinh thần tự do, khai sáng.
  • Nhớ về buổi nói chuyện “Trưởng thành và Khai sáng” ngày 14/7/2011

    05/08/2015Một người trên 18 tuổi thì được coi là trưởng thành nhưng là trưởng thành về mặt sinh học. Một người chỉ được coi là “trưởng thành” về mặt trí tuệ và nhận thức khi người đó được “khai sáng” thông qua “sự học”, “thực học” và “biết học”. Đó là người có suy nghĩ và tư duy độc lập, dám nghĩ và dám tin để từ đó biết lỗi, biết ơn, biết sáng tạo, có khả năng phân biệt đúng - sai, hay - dở, tốt - xấu; biết cái gì đáng khinh, cái gì đáng trọng…
  • Khai sáng và phản khai sáng

    09/01/2015Thế kỷ XVIII, Kant đã đưa ra định nghĩa về Khai sáng: "... Khai sáng là sự dũng cảm DÁM sử dụng bộ não của mình để nhận thức mà không bị lệ thuộc và những người khác..."
  • Giáo dục và vai trò của những người trẻ "Khai sáng"

    05/08/2014Kiều Hải (thực hiện)Tròn 5 năm sau khi gia nhập WTO, Việt Nam vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn trong hội nhập và khẳng định nội lực và để phát triển, theo TS Ngô Tự Lập (Chủ nhiệm bộ môn KHXH-NV và Kinh Tế, Khoa Quốc Tế, ĐH Quốc Gia Hà Nội),đất nước cần những người trẻ có khả năng tư duy độc lập, sáng tạo, như tinh thần khai sáng...
  • Khai sáng là gì?

    02/02/2014Michel FoucaultBản thảo “Khai sáng là gì?” của Foucault xuất hiện lần đầu qua Anh ngữ in trong The Foucault Reader (1984), do Paul Rabinow biên tập, Catherine Porter chuyển ngữ. Cũng như Kant trong tiểu luận Trả lời cho câu hỏi: Khai sáng là gì?/ Beantwortung der Frage: Was ist Aufklärung?, Foucault viết bài này nhằm trả lời và tranh luận với Jürgen Habermas (về sự phê phán trong Diễn ngôn triết lý của Hiện đại/ Der philosophische Diskurs der Moderne) và với Walter Benjamin về Baudelaire, mà tôi sẽ bàn tới sau phần dịch thuật.
  • Việt Nam cần các tư tưởng Khai sáng

    12/05/2012Nguyễn Trang NhungTrong những bước đường đưa nhân loại tới nền văn minh hiện tại, một trong những cột mốc quan trọng là phong trào khai sáng bắt nguồn từ Âu châu, mà khởi đầu tại Anh quốc vào cuối thế kỷ 17, và tiếp sau tại Pháp, Mỹ và Nhật Bản vào các thế kỷ 18, 19.
  • Giáo dục khai sáng

    01/09/2011TS. Hồ Thiệu HùngNgày khai giảng năm học mới đang đến gần. Guồng máy giáo dục sẽ lại được
    huy động hết công suất cho việc dạy và học. Trong bối cảnh giáo dục
    “phải đổi mới căn bản và toàn diện” nhằm phục vụ công cuộc đào tạo nguồn
    nhân lực, tương lai của nước nhà đang được định hình qua tầm vóc trí
    tuệ và bản lĩnh của thế hệ ngồi trên ghế nhà trường hôm nay. Tầm vóc này
    phụ thuộc vào mức độ được khai sáng của thế hệ trẻ.
  • Hội trí thức Meirokusha và tư tưởng Khai sáng ở Nhật bản

    19/06/2011Vĩnh SínhVì Meirokusha quy tụ những nhà Tây học có tư tưởng khai sáng tiêu biểu ở Nhật lúc bấy giờ, có thể xem tư tưởng khai sáng của họ cũng chính là tư tưởng khai sáng của nước Nhật nói chung. Đối với những thành viên Meirokusha, họ tự giác về nhiệm vụ phải cung cấp cho dân chúng những kiến thức mới, nhưng đồng thời họ cũng ý thức việc đổi mới tư duy dựa theo lối mòn của Nho giáo nói chung mới chính là nhiệm vụ cơ bản...
  • Thomas Paine – người suy tư Khai sáng cấp tiến và 2 tác phẩm Khai sáng

    20/04/2011Thomas Paine sinh ra tại Đế quốc Anh, sống ở Mỹ, nhập cư vào Mỹ trong thời gian nổ ra Cách mạng Hoa Kỳ. Ông là một nhà triết học, nhà cách mạng, người theo trường phái chủ nghĩa tự do cổ điển, một nhân vật nổi bật trong phong trào khai sáng, tác giả của Common Sense (Lương tâm) (1776). Ông ủng hộ sự độc lập của các thuộc địa Mĩ khỏi Đế quốc Anh, hỗ trợ cho cách mạng...
  • Tư tưởng, phong trào Khai Sáng là gì?

    09/10/2010Bùi Quang MinhPhong trào Khai sáng là phong trào bắt đầu thời thế kỷ 18 ở châu Âu, coi việc tuyên truyền, phổ biến các tư tưởng tiến bộ, nâng cao các chuẩn mực đạo đức và tri thức khoa học (chứ không phải tôn giáo, điều giáo điều có sẵn) là những phương tiện quan trọng để biến đổi cuộc sống xã hội, con người, làm cho nhân loại tiến bộ.
  • Cần cuộc cách mạng Khai Sáng của người Việt

    27/09/2010Bùi Quang MinhĐể ý nhiều bạn trẻ, trung niên, và cả bậc cao niên lảng tránh bàn luận việc lớn nhỏ của đất nước, dân tộc hay của chính họ, tôi nhận thấy nguyên nhân chung họ đưa ra là: “Ôi dào, rách việc, nghĩ nhiều thì cũng đến thế, việc khó để người khác lo”. Có phải họ lười suy nghĩ, hay là họ ích kỷ cá nhân, họ chưa đủ khả năng nhận thức đầy đủ về dân quyền và việc quốc gia hay là họ đang thờ ơ với vai trò, trách nhiệm và quyền lợi của mình chăng? Họ chưa trưởng thành dù cho cơ thể và địa vị xã hội của họ đã lớn...
  • Ch.S.Montesquieu - Nhà triết học khai sáng với tư tưởng đề cao “Tinh thần pháp luật”

    09/09/2009Nguyễn Thị Thu HươngVới tất cả những cống hiến lý luận của mình, Montesquieu xứng đáng được tôn vinh là một trong những nhà tư tưởng lớn trong lịch sử tư tưởng nhân loại thế kỷXVIII, là nhà triết học Khai sáng Pháp nổi tiếng với tư tưởng đề cao "tinh thần pháp luật” luôn thể hiện ý chí và khát vọng xây dựng một xã hội mới mà ở đó, không còn áp bức, bất công, một xã hội có khả năng đem lại tự do cho mọi người, hoà bình cho nhân loại. Hơn hai thế kỷ qua, nhân loại luôn nhắc đến ông với tư cách đó và Bàn về tinh thần pháp luật của ông luôn được các nhà tư tưởng, các chính khách và giới nghiên cứu lý luận trên toàn thế giới sử dụng như một tài liệu tham khảo bổ ích, có giá trị gợi mở cho việc xây dựng và hoàn thiện lý luận về nhà nước pháp quyền.
  • Tương lai của Khai Sáng? (*)

    25/07/2009Bùi Văn Nam SơnNguyên tắc của truyền thống Khai sáng là không xem người khác có “ít” lý tính hơn mình, rằng có thể phản bác nhau bằng lập luận chứ không được quy kết bản chất của người khác vào “trục ác”; để từ đó, phân biệt sự Khai sáng với lịch sử của nó và không xem Khai sáng là một công cuộc “nhất thành bất biến” hoặc có thể xoay ngược lại kim đồng hồ.
  • xem toàn bộ