Khai sáng và phản khai sáng
Thế kỷ XVIII, Kant đã đưa ra định nghĩa về Khai sáng: "... Khai sáng là sự dũng cảm DÁM sử dụng bộ não của mình để nhận thức mà không bị lệ thuộc và những người khác..."
Bùi Văn Nam Sơn dịch triết học Kant và có dịch cả về những nội dung liên quan đến triết học Khai sáng. Ông nhấn mạnh, Khai sáng phải chứa trong nó quá trình "giết cha", tức là phải sẵn sàng vứt bỏ những gì mà các thế hệ trước đã trao lại, sẵn sàng bước lên chúng, phủ nhận chúng để tìm kiếm và xây dựng những nhận thức mới mẻ và đúng đắn hơn.
Bản thân việc Bùi Văn Nam Sơn dịch sách về Khai sáng đã không thể hiện tính Khai sáng. Ông đã không làm được chính cái việc mà ông nói, đó là dũng cảm sử dụng bộ não của mình để nhận thức, đó là không dám vượt qua những định nghĩa do Kant - một con người của 3 thế kỷ trước đưa ra.
Thế rồi, rất nhiều "trí thức" Việt Nam đón nhận khái niệm "Khai sáng" này của Kant, tin tưởng và sử dụng nó như một sự phủ nhận chính bản thân nó (Tin tưởng và sử dụng khái niệm Khai sáng cũ kỹ do người khác truyền lại - một khái niệm khuyến khích việc phủ nhận sự tin tưởng và sử dụng những gì người khác truyền lại). Đó là một sự phản Khai sáng đang diễn ra trong thời đại của chúng ta.
Phật giáo nói rằng đây là thời kỳ Mạt pháp, Thiên Chúa giáo nói rằng đây là thời kỳ Khải Hoàn. Họ đều không sai.
Người Khai sáng nói rằng đây là thời kỳ Khai sáng bước qua những tàn lụi của chính nó để Phục sinh!
Và tôi là biểu tượng mới của KHAI SÁNG!
Ý kiến bạn đọc:
Chúng Tớ Học:
Một cách tiếp cận hậu hiện đại thú vị. Tác giả muốn bỏ qua hình bóng giai đoạn ý thức về tự nhận thức của thời đại Khai sáng để tiến tới gọi tên một thời đại mới. Tuy nhiên, đồng tình với Khai sáng chính là tinh thần tự khẳng định phần lý trí của mỗi cá nhân, dù cho có dựa vào hay không dựa vào những tri thức tham khảo. Nếu tuyệt đối hóa tính mới mẻ, chuyên tìm cách phủ nhận... một cái gì đó cũ hơn thì thực ra cũng đã là dựa vào cái sẵn có để đi tiếp, nghĩa là vẫn nằm trong phạm vi tinh thần Khai sáng.
Nếu trông mong vào sự đột biến của cá nhân nào đó, không dựa vào thế hệ trước trao nhận, thì có lẽ lại là suy nghĩ tự do ngây thơ, hoang dã... trong lĩnh vực nhận thức chứ không phải của tự do cho phát triển, dựa trên tự do nhận thức. Phải chăng nếu như KHAI SÁNG là can đảm sử dụng trí tuệ của chính mình để vượt khỏi sự u tối, lười biếng và lệ thuộc... thì PHẢN KHAI SÁNG là ngụy biện quay về với tăm tối, lười biếng, lệ thuộc? Một Cái Tôi Chúa Tể của nhận thức sắp được dự báo cùng lúc không thể vượt qua rào chắn tinh thần Khai Sáng thời I. Kant - khẳng định Cái Lý trí của Mỗi người.
Heimer Karen:
Người viết bài trên sinh ra trong nước lạc hậu gần nhất thế giới, trí tuệ như loài bò mà đòi tự lực tư duy không cần nhờ đến các kiến thức tiên quyết thì giống như thú rừng đòi làm sa môn. Trước Kant có biết bao nhiêu ông như Descartes, Augustino, ...viết sách, sau đó Kant đọc hết lại rồi mới cho ra "Phê phán lý tính thuần túy". Kant tự ngồi tư duy bao giờ?
Bài trên chỉ một mục đích công kích bôi nhọ ngu dân là chính, nên remove là hơn.
Nội dung khác
Bài 2: Làm rõ khái niệm "Con Người" để thấy sai sót căn bản của luận án
07/02/2023GS. Nguyễn Ngọc Lanh ([email protected])Xuân Quỳnh xin đi với Lưu Quang Vũ vào vùng chiến sự biên giới 1979
20/02/2019PGS.TS. Lưu Khánh ThơNhà thơ Dương Soái và câu chuyện 'Gửi em ở cuối sông Hồng'
05/02/2019Hoa ChanhTết tự quán chiếu
04/02/2023Cameron Shingleton. H.MINH (dịch)Bạn đang "Sống" hay đang "tồn tại"?
28/09/2016Khả AnhSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnBài 1: Hiểu sai khái niệm "Con Người" khiến luận án "Nghĩa vụ con người..." sai theo
03/02/2023GS. Nguyễn Ngọc Lanh ([email protected])Biến đổi các giá trị sống: Tiếng thở dài u buồn
12/07/2014PGS. TS. Huỳnh Văn SơnTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânHư học hư làm, hư tài
16/04/2014"Tôi viết sách vì trăn trở với tương lai đất nước"
23/11/2013Anh VũKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị Quý