Cần cuộc cách mạng Khai Sáng của người Việt

03:19 CH @ Thứ Hai - 27 Tháng Chín, 2010

Bài liên quan:


Tôi có thể

mắc nhiều tội lỗi

Chẳng bao giờ

quá ngu đi
mắc tội:
nằm ì

Han gỉ

khác gì
cái chết?

Chết con tim

không còn dám đau thương

Chết khối óc

không còn dám nghĩ
(Đi! Đây Việt Bắc!, Trần Dần)


Để ý nhiều bạn trẻ, trung niên, và cả bậc cao niên lảng tránh bàn luậnviệc lớn nhỏ của đất nước, dân tộc hay của chính họ, tôi nhận thấynguyên nhân chung họ đưa ra là: Ôi dào, rách việc, nghĩ nhiều thì cũng đến thế, việc khó để người khác lo. Có phải họ lười suy nghĩ, hay làhọ ích kỷ cá nhân, họ chưa đủ khả năng nhận thức đầy đủ về dân quyền và việc quốc gia hay là họ đang thờ ơ với vai trò, trách nhiệm và quyền lợi của mình chăng? Họ không bị "yếu não", nhưng họ chưa trưởng thành dù cho cơ thể và địa vị xã hội của họ đã lớn...

Về phong trào Khai Sáng trên thế giới

Để trở thành con người thực sự với những phẩm chất mang tính người cao nhất, mỗi người phải được dẫn dắt hoặc tự mình thoát khỏi trạng thái “vị thành niên” và trở thành “người trưởng thành”. Theo quan điểm của Immanuel Kant Kant năm 1784 thì “Vị thành niên là vì không có khả năng sử dụng lý trí của mình mà không cần đến sự dẫn dắt của kẻ khác”. Sự chưa trưởng thành này, nếu chính nguyên nhân không nằm ở sự thiếu lý trí mà ở sự thiếu quyết định và thiếu can đảm trong việc tự sử dụng lý tính của chính mình mà không cần sự dẫn dắt của kẻ khác, thì chính là lỗi do chính mình gây nên. Bởi vậy, khẩu hiệu của phong trào Khai Sáng là Hãy dám biết và hãy can đảm sử dụng lý trí của chính mình hay là “Ai tư duy bằng cái đầu của chính mình, kẻ đó sẽ không bao giờ trở thành nô lệ!”. Người được Khai sáng luôn thấy thôi thúc bởi nhu cầu kiểm thử, nghiên cứu, thảo luận bất kể một điều gì, một kết quả suy nghĩ nào. Người chưa khai sáng luôn cảm thấy vô cảm, không suy nghĩ bận tâm bất cứ gì.


Niu tơn tự đi tìm chân lý


Nhân loại đã có một giai đoạn “thanh xuân” của mình. Sự trưởng thành của nhân loại ghi nhận được nhờ việc phổ biến tri thức khoa học, tăng cường nếp sống đô thị, văn hóa thương mại…Phong trào Khai Sáng trở thành phong trào xã hội giúp cho các cá nhân nâng tầm trình độ và năng lực tư duy. Cách biệt giữa trình độ tư duy của dân chúng và tầng lớp quan chức chính quyền rút ngắn đáng kể. Ngày một nảy sinh nhiều trí thức, tư sản có những tư tưởng mới, cấp tiến, sâu sắc hơn về xã hội và chính trị. Người ta bắt đầu biết đặt câu hỏi, hoài nghi những tư tưởng đã được thừa nhận bởi đức tin truyền thống của Nhà thờ, của chính quyền… Vào thời kỳ lịch sử đó, căn bệnh của các quốc gia thường là Người có trong tay quyền lực lại là những người dốt. Tinh thần khai sáng đã thực sự đem lại tiến bộ về mặt nhà nước, giúp các nước tiến lên theo 3 thời kỳ khác biệt nhau:

  1. Thời Phong kiến (trước khai sáng): cái hợp lý là cái do người có trong tay quyền lực, giữ nắm đấm to nhất
  2. Thời kỳ Khai sáng (1600-1750): cái hợp lý là cái trong tay kẻ có tư duy, có lý, có học tốt nhất
  3. Thời kỳ hiện đại (ngày nay): cái hợp lý là cái có được do sự đồng thuận của toàn bộ nhân dân (Dân chủ)


Các logic khoa học phổ biến đã hướng dẫn người ta tư duy áp dụng cả vào trong xã hội và đời sống chính trị. Các nhà tư tưởng bắt đầu suy nghĩ về Nhà nước, về chính quyền, về các quyền cơ bản của con người và “khế ước” giữa người cai trị và người bị trị. Đặc biệt nhất có thể kể tới Adam Smith người Scotland mô tả hoạt động của các nền kinh tế hiện đại và thị trường tự do, Jean Jacques Rousseau người Pháp viết về bình đẳng xã hội và dân chủ (cuốn Khế ước xã hộinói về quyền con người, cuốnEmileđưa ra học thuyết giáo dục mới), Thomas Paine nhà văn cách mạng Anh viết Quyền Con Người, một cuốn sách tác động tới tư tưởng quần chúng...

Các cá nhân tự chủ, tự giác khám phá các nền tảng tri thức và liên kết nhau đưa tri thức vào cải tạo xã hội. Bởi vậy, chẳng bao lâu sau những khát vọng về độc lập tư tưởng, chống tình trạng áp bức, bất công tràn lan và tìm kiếm tự do của Thời kỳ Khai sáng (1600-1750) đã dẫn tới cuộc cách mạng tư sản lớn thay đổi triệt để châu Âu “đánh đổ thần quyền và chủ nghĩa phong kiến mông muội”.


Cách mạng tư sản Pháp


Nhật bản thời Minh Trị với khẩu hiệu “văn minh khai hóa” và nòng cốt là Hội trí thức Merokusha (Minh lục xã), từ năm 1868 trở thành nhà nước phong kiến châu Á đầu tiên thực hiện cách mạng duy tân mà bản chất là thực thi tư tưởng khai sáng vào nước Nhật. Xã hội Nhật bản lúc đó sôi động xuất bản các tác phẩm của phương Tây và bàn luận tri thức về mọi chủ điểm kinh tế, chính trị, pháp luật, triết học, khoa học, tôn giáo… Tác phẩm lớn đóng vai trò nền tảng tiến bộ phương Tây sớm được dịch sang tiếng Nhật như History of Civilization in England của Henry Buckle; The Theory of Legislation - Principles of the Civil Code của Bentham; On Liberty, Political Economy, Representative Government, Utilitarianism của John Stuart Mill; Social Statics của Herbert Spencer; De l'esprit des loiscủa Montesquieu; Du contrat socialcủa Rousseau.


Người Nhật đã tiếp cận văn minh từ rất sớm


Cũng nhờ thành quả cuộc cách Duy Tân ngày đó, Nhật bản đã thoát từ truyền thống không tự do thảo luận/ gán ghép tư tưởng khác biệt với tà thuyết thành nước có lối tư duy tiên tiến, tự do trao đổi và tôn trọng tư tưởng khác biệt nên đã trở nên hùng mạnh như ngày nay. Đó là thành quả vững chắc và cơ bản làm nên sức mạnh lớn lao nhất của nước Nhật.

Phong trào Duy Tân ngắn ngủi ở Việt Nam

Ngọn gió khai sáng từ Nhật Bản thổi qua Trung Hoa, khiến cho nhà cách mạng tân tiến như Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu tại nước này tạo nên một loạt các tác phẩm triết học trong bộ Tân thư, với những phản ánh về hiện thực đất nước và những phương án cách tân Trung Hoa sau chiến tranh Trung – Nhật (1894-1895). Tiếp thu tinh thần khai sáng qua các Tân thư cùng các trước tác của Montesquieu, Rousseau, Voltaire,... Đỉnh cao của việc dịch thuật sang tiến Hán các tác phẩm này diễn ra trong khoảng thời gian từ 1902 đến 1907, khi mỗi năm trung bình có hơn 50 cuốn sách dịch được xuất bản và năm 1903 đạt kỷ lục với 200 cuốn.

Ở Việt Nam, thông qua Tân Thư, các sĩ phu Việt Nam đã lĩnh hội được những tư tưởng tiến bộ. Phan Châu Trinh là người đã sớm chọn lựa tư tưởng Khai sáng là một biện pháp để khắc phục những lạc hậu và hủ hóa chính quyền phong kiến, làm cho Việt Nam lạc hậu so với phương Tây. Ông đã lập nên phong trào Duy tân với căn bản, trọng tâm là “khai dân trí” để người Việt trở thành những người có tri thức mới, giúp đất nước giành được độc lập và trở nên cường thịnh. “… nếu có thoát khỏi tay ngoại bang, giành được độc lập, mà không có dân quyền, không có dân chủ, dân trí thấp, người dân không giác ngộ về quyền dân chủ của mình và sử dụng có hiệu quả quyền đó để làm chủ đất nước, xã hội, thì cũng là vô nghĩa, nhân dân không thể có hạnh phúc, đất nước không thể phát triển, và như vậy nền độc lập dân tộc cũng không thể vững chắc”. Cụ Huỳnh Thúc Kháng viết năm 1928: “Cái dốt là cái họa của người An Nam”. Từ năm 1908, Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng đã mở nhiều trường dạy tri thức mới khắp cả nước - trường Đông Kinh Nghĩa Thục, tuy nhiên sau vài năm đã bị thực dân Pháp buộc đóng cửa (năm 1908).

Bởi vậy, công cuộc khai sáng ở nước ta còn mới nhen nhóm, dở dang và lỡ nhịp hơn 200 năm so với phong trào tại châu Âu.

Dù hiện nay, nước ta đã phổ cập toàn dân được đến trường nhưng dân trí vẫn còn thấp và người đi học chỉ mới gọi là người biết đọc tiếng Việt, biết nói tiếng Việt, biết kiếm sống “tạm tạm” đáp ứng một phần nhu cầu nâng cao dân trí. Rất nhiều người ra trường đại học mà vẫn chứ chưa thực sự biết nghĩ (biết thao tác với khái niệm và mệnh đề) để qua được bậc thang “vị thành niên”. Chưa kể có những người đi học chỉ vì bằng cấp, là để kiếm “tấm vé” thăng quan tiến chức chứ không để được khai sáng bản thân. Trong xã hội, số lượng những người được thổi hồn khai sáng, biết tự suy nghĩ và biết dùng những suy nghĩ để Nhà nước ta hợp lý hơn vẫn còn rất ít.

Vì thế, nhìn chung, xã hội ta vẫn chưa thoát khỏi lề thói bao cấp tư duy (ủy thác người khác, chính quyền cung cấp) những vấn đề xã hội, lo ngại và ngăn cản đa dạng hóa tư tưởng, tranh luận phản biện tự do, dùng các biện pháp hạn chế việc phê phán những thành trì tư tưởng, tập quán suy nghĩ. Chính phủ vẫn thiếu tôn trọng một cách phổ biến và đối xử với con người như là một người thực thi sự nghiệp khai sáng. Đôi khi tổ chức, cá nhân còn tìm cách che dấu, cung cấp thông tin sai lệch, ngụy tạo thông tin để người dân khó tư duy đúng. Còn người dân không biết tự đưa ra chính kiến, đòi hỏi và biết trình bày và bảo vệ chính kiến của mình.

Việt Nam vẫn cần có một phong trào to lớn, sâu rộng như phong trào Khai Sáng ở châu Âu hay như phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục mà các bậc nhân sĩ, trí thức Việt từng làm năm 1907 để khai mở trạng thái người “thành niên”, làm cho đại đa số nhân dân biết “can đảm sử dụng lý trí của chính mình”, khơi dậy quan trí, dân trí người Việt Nam xứng với trí tuệ thời đại.


Làm gì để có Khai Sáng 2.0 hay Đông Kinh Nghĩa Thục 2.0?

Dân tộc ta hiếu học nhưng vẫn còn ở trạng thái dốt nhiều lắm, ví dụ có cái dốt đã được định giá không ít hơn 86 nghìn tỷ đồng. Cả dân tộc ta phải đồng lòng, chung sức vượt để chiến thắng cái dốt của chính mình. Cách mạng Khai Sáng thời nay ở Việt Nam có nhiều khó khăn và cũng nhiều thuận lợi hơn thời Phan Châu Trinh. Khó khăn lớn nhất theo tôi là ở thái độ trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với từng việc lớn, việc nhỏ chung của đất nước, và sai lầm trong nhận thức rằng mình đã được khai sáng, không còn vị thành niên về tinh thần.

Chúng ta có thể phát động tiếp nối phong trào Duy tân - Đông Kinh Nghĩa Thụcthuở nào bắt đầu từ 3 lĩnh vực có ảnh hưởng trực tiếp nhất với từng người:

1- Thay đổi triệt để nền giáo dục lạc hậu hiện nay:

Đây là điều cả xã hội ta đang bức xúc. Chúng ta vẫn chưa thay đổi được phương pháp giáo dục áp đặt, một phương pháp rất có hại với mục tiêu Khai sáng. Cách giáo dục của chúng ta đang thực hiện còn thiên về cách học nhồi nhét, học thuộc lòng, “văn mẫu”, “module mẫu”, “trả bài” thụ động. Người dạy, người học không bình đẳng và thiên về tuyệt đối hóa tư tưởng. Khó đưa người học trở thành một người biết chủ động tư duy, tinh thần bị ám thị bởi những bản sao tư tưởng sẵn có.

Phương pháp giáo dục gợi ý, dẫn dắt (phương pháp Socrate) cần phải được tăng cường: thiên về tư duy chủ động, biết sáng tạo, không bị ràng buộc bởi chính kiến tôn giáo, quan điểm chính trị nào đó. Người học biết cách tự tìm tòi các vấn đề và cách giải quyết vấn đề. Người dạy, người học bình đẳng với nhau trong quá trình học và nghiên cứu. Nhờ đó kích thích khả năng tư suy nghĩ, luôn thường trực nhu cầu suy xét mọi vấn đề để thúc đẩy tiến bộ, xóa bỏ lạc hậu, bất công và bạo tàn.

Còn nếu cứ giáo dục theo cách cũ thì sản phẩm tư tưởng của những thế hệ học vẹt, nghĩ theo cái có sẵn, nói và gật đầu rập khuôn làm sao sánh được với sản phẩm tư tưởng của những thế hệ đã sống với ngọn lửa Khai Sáng thắp từ hàng trăm năm trước? Bằng đổi mới giáo dục mới có những người Việt biết làm chủ trong sự suy nghĩ độc lập và công khai nói lên các suy nghĩ độc lập của mình, biết tích cực tham gia cùng trao đổi và tìm kiếm điều hợp lý.

2- Hỗ trợ xuất bản và khuyến khích khai thác rộng rãi các dòng sách kinh điển, cổ điển

Sách kinh điển, sách công cụ mọi lĩnh vực là nguồn tư liệu cơ bản hướng dẫn cho nhiều người tự học, tự tìm hiểu, nắm bắt thêm các phương pháp tư duy, giải quyết vấn đề cơ bản. Đã có một vài cá nhân, nhà xuất bản, dự án đang tích cực, nỗ lực phát hiện và dịch các cuốn sách kinh điển quan trọng của thế giới như Nhà xuất bản Tri Thức của GS Chu Hảo. Những cuốn sách này cần được Nhà nước trợ giá và hỗ trợ phân phát đến từng bạn trẻ. Các giảng viên và giáo trình phổ thông, đại học cần cung cấp danh sách các sách kinh điển đọc thêm, nghiên cứu cho bài học hoặc bài đọc thêm.

Các học giả, nhà tri thức cần tích cực tổ chức nói chuyện, thuyết giảng, truyền bá các bài viết, đặt vấn đề, dẫn dắt cách nghiên cứu, tóm lược nội dung của các cuốn sách kinh điển theo phông nền kiến thức, trình độ của người Việt. Hệ thống thư viện cần được hỗ trợ để sách quý đến được người cần thuận tiện nhất. Như thế sẽ giúp được cho người Việt có một nền tảng tư tưởng từ các tư tưởng cơ bản của nhân loại, đặc biệt là dân quyền để trở thành nền tảng tư tưởng của mỗi người.

3- Môi trường tư tưởng dân chủ:

Từ phía Đảng, Nhà nước có thêm những đổi mới để xã hội có một không khí thuận lợi, một môi trường thực sự tự do cho phát triển các nhu cầu học thuật, khai sáng cho phát triển tinh thần của cá nhân và vì xã hội tiến bộ. Chính quyền cần tạo điều kiện để toàn dân phát biểu các suy nghĩ, nhận định, biện pháp giải quyết các vấn đề của xã hội, không hạn chế loại vấn đề bởi đó là thực hành của mô hình Nhà nước do dân làm chủ. Điều này có nghĩa là chúng ta cần một môi trường báo chí, xuất bản, hội họp, truyền thông, Internet… thuận tiện hơn để khuyến khích, động viên phát triển, khai thác dân trí. Và như thế là đúng với tinh thần của Hồ Chí Minh đã nói: "Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do... Ðối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý."

Tóm lại, Khai Sáng 2.0 (Đông Kinh Nghĩa Thục 2.0)chính là sự kế tục phong trào khai sáng của dân tộc mà Phan Châu Trinh và các nhân sĩ xưa đã đi đầu. Ta đã chậm trễ nhiều so với các dân tộc khác trên đường đua cách mạng Khai Sáng. Bởi thế, sự tích cực tham gia Khai Sáng 2.0 dưới các cách thức khác nhau là sứ mạng và trách nhiệm của mỗi người trưởng thành chúng ta. Mỗi người phải biết tự khai sáng mình (để làm chủ mình) và hỗ trợ người khác tham gia khai sáng (để cùng làm chủ xã hội).

Bằng bài viết này và việc làm trang web chungta.com là cách tôi tự khai sáng mình. Tôi cho rằng nó khả thi với tôi để giúp chúng ta chủ động, tích cực đổi mới có chất lượng hoạt động tinh thần của cá nhân mình; kết nối trí tuệ riêng để đưa quốc gia, xã hội của chung lên một tầm cao mới.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tinh thần "khai sáng"

    15/01/2016Duy LinhTôi cho rằng cái mà tôi và nhiều bạn trẻ khác đang thiếu chính là một tinh thần “khai sáng”...
  • Việt Nam cần các tư tưởng Khai sáng

    12/05/2012Nguyễn Trang NhungTrong những bước đường đưa nhân loại tới nền văn minh hiện tại, một trong những cột mốc quan trọng là phong trào khai sáng bắt nguồn từ Âu châu, mà khởi đầu tại Anh quốc vào cuối thế kỷ 17, và tiếp sau tại Pháp, Mỹ và Nhật Bản vào các thế kỷ 18, 19.
  • Tư tưởng, phong trào Khai Sáng là gì?

    09/10/2010Bùi Quang MinhPhong trào Khai sáng là phong trào bắt đầu thời thế kỷ 18 ở châu Âu, coi việc tuyên truyền, phổ biến các tư tưởng tiến bộ, nâng cao các chuẩn mực đạo đức và tri thức khoa học (chứ không phải tôn giáo, điều giáo điều có sẵn) là những phương tiện quan trọng để biến đổi cuộc sống xã hội, con người, làm cho nhân loại tiến bộ.
  • Ch.S.Montesquieu - Nhà triết học khai sáng với tư tưởng đề cao “Tinh thần pháp luật”

    09/09/2009Nguyễn Thị Thu HươngVới tất cả những cống hiến lý luận của mình, Montesquieu xứng đáng được tôn vinh là một trong những nhà tư tưởng lớn trong lịch sử tư tưởng nhân loại thế kỷXVIII, là nhà triết học Khai sáng Pháp nổi tiếng với tư tưởng đề cao "tinh thần pháp luật” luôn thể hiện ý chí và khát vọng xây dựng một xã hội mới mà ở đó, không còn áp bức, bất công, một xã hội có khả năng đem lại tự do cho mọi người, hoà bình cho nhân loại. Hơn hai thế kỷ qua, nhân loại luôn nhắc đến ông với tư cách đó và Bàn về tinh thần pháp luật của ông luôn được các nhà tư tưởng, các chính khách và giới nghiên cứu lý luận trên toàn thế giới sử dụng như một tài liệu tham khảo bổ ích, có giá trị gợi mở cho việc xây dựng và hoàn thiện lý luận về nhà nước pháp quyền.
  • Tương lai của Khai Sáng? (*)

    25/07/2009Bùi Văn Nam SơnNguyên tắc của truyền thống Khai sáng là không xem người khác có “ít” lý tính hơn mình, rằng có thể phản bác nhau bằng lập luận chứ không được quy kết bản chất của người khác vào “trục ác”; để từ đó, phân biệt sự Khai sáng với lịch sử của nó và không xem Khai sáng là một công cuộc “nhất thành bất biến” hoặc có thể xoay ngược lại kim đồng hồ.