Bảo con cháu

09:57 CH @ Thứ Tư - 02 Tháng Mười Hai, 2015

Bốn chục năm tròn đời hoạt động
Các con coi lấy đó làm gương…

Khiêm mình tột bực nhưng không khuất,
Nén bạc từng ngàn vẫn chẳng hoang.
Tự phụng sẻn so giùm bạn phóng,
Ăn tiêu mực thước đãi người sang.
Tính vui chơi khắp nhân tam đẳng,
Phẩm trọng nêu riêng hủ một phường.
Bao giờ cũng áo the quần vải,
Bao giờ cũng dưa muối cà tương.
Chẳng bao giờ có hề uống rượu,
Chẳng bao giờ có đi xem tuồng,
Chẳng bao giờ có đánh đổ bác,
Chẳng bao giờ có cặp điếm đàng,
Cứ sớm dậy là tắm nước lã,
Không luân nực giá bao năm trường,
Cứ khuya vắng là dạo bách bộ,
Thay đổi không khí cho nhẹ nhàng.

Việc nước lo như việc mình vậy,
Lúc nào trong bụng cũng vấn vương.
Gọi tỉnh lòng người bỏ tục xấu,
Lưỡi cồng bút thép khua múa vang.
Khích lệ nhân tài, khuyên thực học,
Giao kết hết sinh viên các trường.
Thương người như thể thương thân vậy,
Trở thành hảo sự giải tai ương.
Có khi tỉnh này chạy tỉnh khác,
Vất vả không quản đi xa đường.
Có khi giao thiệp chỗ quyền quý,
Thành việc cho người không dở dang.
Tín quá đồng hồ, hơn thước xếp,
Cần quên mưa nắng, chấp phong sương.

Nông công thương có mó tay cả,
Tình hình tệ hại xoay đủ phương.
Thực nghiệp biết còn thiếu tổ chức,
Ăn dơ không chịu, đành bỏ ngang!
Nghề báo nghề sách vẫn nghề chính,
Vì cốt truyền bá và biểu dương.
Bệnh đời mong mở trí dân mở,
Riêng mình cũng có bổng văn chương.
Trên con đường đời ta bước tới,
Lúc nào cũng vẫn hai tư tưởng:
Một cho thân gia mình no đủ,
Hai cho sự nghiệp của mình khoáng trương.
Cơn đen vận trọng nhỡ gặp lúc,
Cũng có sự biến không mất thường.
Con cái vẫn cứ chuyên học nghiệp,
Cửa nhà vẫn cứ trông phong quang.
Giúp dân giúp nước gặp việc phải
Lại cũng hăng hái kề vai mang.
Đời công đời tư trọn vẹn cả,
Không hổ thẹn với thần thiên lương.
Ta học Khổng giáo cùng Phật giáo
Đều có tâm đắc chính pháp tăng.

Bao nhiêu việc nghĩa gắng làm cả,
Cốt để thực bụng mình yêu thương.
Nên, thua, được, hỏng, lọ them kể,
Danh lợi một mảy không từng màng.
Những nét thông thường kể ra đó,
Không gàn, không xấu, không ngông cuồng,
Làm chủ nhà giỏi, làm bạn tốt,
Khắp trong xã hội đều kính nhường.

-Dương Bá Trạc (1884-1944) -

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đường lối giáo dục cứu nước của Đông Kinh Nghĩa Thục

    23/09/2018Nguyễn Hải HoànhGiáo dục cứu nước (GDCN) là lựa chọn quan trọng nhất của các sĩ phu sáng lập Đông Kinh Nghĩa Thục (ĐKNT) khi họ quyết định đường lối đấu tranh giải phóng nước nhà của tổ chức cách mạng này. Trước đó, tất cả các cuộc đấu tranh chống Pháp đều theo đường lối bạo động vũ trang.
  • Đông Kinh Nghĩa thục: Học Nhật Bản chấn hưng đất nước

    26/07/2017Mai ThụcNhân ngày Nhà giáo Việt Nam năm nay, Trung tâm Văn Miếu Quốc tử Giám và Trung tâm Minh Triết Việt đã Tưởng niệm 100 năm các nhà giáo Đông Kinh Nghĩa thục. Họ là những sĩ phu yêu nước thắp sáng tư tưởng Chấn hưng - Duy Tân - Dân tộc, là những bậc thầy góp sức đặt nền móng xây dựng một triết lý giáo dục Tự lập, tự nguyện, học Tinh Hoa dân tộc và thế giới để dạy nên những con người Việt Nam hiện đại...
  • Đọc lại văn thơ Đông Kinh nghĩa thục

    02/03/2017Nguyên AnTrong kho tàng văn chương - văn hoá Việt Nam mấy trăm năm nay, có lẽ không có một nhóm tác giả, một tao đàn, một phong trào nào tồn tại ngắn ngủi mà lại có tiếng vang tốt đẹp, lâu dài như phong trào Đông Kinh nghĩa thục.
  • Văn minh tân học sách - Cương lĩnh hành động của Đông Kinh Nghĩa Thục

    20/11/2015Chương ThâuTrước đây, trong công trình nghiên cứu VĂN THƠ CÁCH MẠNG VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX (Nxb Văn hóa, Hà Nội 1961) Giáo sư Đặng Thai Mai có viết: “Những thi ca do Đông Kinh Nghĩa Thục phát động và phổ biến có một ý nghĩa rất quan trọng...
  • Bàn thêm về Trần Trọng Kim

    25/08/2015Vũ Ngọc KhánhTôi nghĩ rằng chúng ta nên có một cuộc hội thảo khoa học về Trần Trọng Kim. Đã có nhiều ý kiến trao đổi, nhưng nhận định chung hình như chưa thật thoả đáng lắm. Ngay gần đây trên tạp chí Xưa và Nay (bài của Hà Vinh) và trên tạp chí Văn Nghệ (bài của Đặng Minh Phương), ý kiến cũng rất khác nhau. Trao đổi về ông cũng là một dịp làm sáng tỏ sự thật...
  • Đông Kinh Nghĩa Thục, thử nhìn từ một góc độ khác

    02/07/2015Nguyên NgọcCó một tư liệu có lẽ có thể cung cấp cho chúng ta một câu trả lời độc đáo và thuyết phục, hoặc ít nhất, một gợi ý rất đáng để tiếp tục suy ngẫm, không chỉ để hiểu một quá khứ lịch sử quan trọng, mà còn có thể giúp ta suy nghĩ về những vấn đề đang đặt ra trong phát triển của chính chúng ta hôm nay...
  • Các cụ xưa đã khai dân trí qua sách vở "Đông Kinh Nghĩa Thục" năm 1907 như thế nào?

    23/06/2015Sưu tầmĐông Kinh Nghĩa Thục đã tạo nên một bão táp trong tư tưởng và hành động của sĩ phu đương thời. Học sinh dồn dập đến trường và các trí thức uyên bác được tập hợp lại, cùng nhau giảng dạy, viết giáo trình, tổ chức hội thảo, diễn thuyết, cổ động từ nơi này qua nơi khác… Phong trào mang tính cách mạng rầm rộ về văn hoá và tư tưởng...
  • Đông Kinh Nghĩa thục và những điều kiện Hiện đại hoá

    21/05/2015Nhà nghiên cứu giáo dục Phạm ToànTự do này, độc lập này mà đồng bào ta vừa giành lại, chúng ta phải gìn giữ trong lĩnh vực tinh thần. Các dân tộc trường tồn chính là nhờ có thành tựu nghệ thuật và khoa học. Chúng ta cần dõng dạc và hào hùng tự khẳng định mình trong tư cách một dân tộc. Đó là lời dặn dò của cụ Nguyễn Hữu Cầu – suy ra cũng là những lời dặn dò Đông Kinh Nghĩa thục...
  • Dương Bá Trạc – một văn nhân, chí sĩ Hà Nội

    08/08/2014Dương Bá Trạc (1884-1944) - nhà cách mạng, nhà báo, nhà văn Việt Nam thời Pháp thuộc. Theo Vũ Ngọc Phan, trong các nhà văn đi tiên phong ở nửa đầu thế kỷ 20, ông được kể là một người lỗi lạc...
  • Trần Trọng Kim với Việt Nam Sử Lược

    16/03/2014Mai Khắc ỨngTôi nhận biết một Trần Quốc Vượng bên trong Trần Quốc Vượng trên bục giảng của đời sống hiện đại. Theo chỉ bảo của thầy Vượng, tôi nghiền ngẫm cuốn sách "Việt Nam Sử lược" và mãi cho đến nay, mỗi lần cần viện đến chứng cứ lịch sử, tôi vẫn phải nhờ Trần Trọng Kim...
  • 100 năm Đông Kinh Nghĩa Thục: Trong cái nhìn hôm nay

    21/10/2011Cái nhìn của một số trí thức thời nay về phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục. Ngẫm chuyện xưa để nói chuyện nay - con đường phát triển dân tộc...
  • xem toàn bộ