Các cụ xưa đã khai dân trí qua sách vở "Đông Kinh Nghĩa Thục" năm 1907 như thế nào?
Như được biết, các nhà nho yêu nước tiến bộ đã thành lập trường “Đông Kinh Nghĩa Thục” tại Hà Nội và hoạt động từ tháng 3 đến tháng 12 năm 1907.
Về TRƯỜNG HỌC đó là nhà trường đầu tiên của nhân dân, do nhân dân chứ không phải do chính quyền lập nên, các trí thức dạy nhau và dạy nhân dân tinh thần làm chủ, làm công dân hiểu rõ và tranh đấu cho quyền của mình cũng như thực hiện những nghĩa vụ của công dân, học hỏi văn minh và ganh đua vươn lên so với các dân tộc khác, rèn giũa sức mạnh nội lực của nhân dân để giành độc lập. Họ không thi cử mà tổ chức học miễn phí sao cho thấm nhuần tinh thần tự lực, tự cường và nâng cao dân trí.
Về PHONG TRÀO đây là một phong trào bất bạo động, thực thi dân quyền. Phong trào nhắm tới các mục tiêu chính:
- Bồi dưỡng và nâng cao lòng yêu nước, tự hào của dân tộc và chí tiến thủ của quần chúng
- Truyền bá một nền tư tưởng học thuật mới và một nếp sống văn minh tiến bộ
- Phối hợp hành động và hỗ trợ cho các phong trào dân tộc – dân chủ của Việt Nam ở trong và ngoài nước
Nhờ vậy, Đông Kinh Nghĩa Thục đã tạo nên một bão táp trong tư tưởng và hành động của sĩ phu đương thời. Học sinh dồn dập đến trường và các trí thức uyên bác được tập hợp lại, cùng nhau giảng dạy, viết giáo trình, tổ chức hội thảo, diễn thuyết, cổ động từ nơi này qua nơi khác… Phong trào mang tính cách mạng rầm rộ về văn hoá và tư tưởng.
Về TƯ TƯỞNG phong trào đổi mới cả 3 mặt: mặt giáo dục văn hoá, mặt xã hội và mặt kinh tế.
- Mặt giáo dục và văn hoá: cổ vũ cho xoá bỏ ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng phong kiến, đặc biệt của Khổng giáo, coi đó là kẻ thù của tiến bộ và văn minh. Các bài văn thơ như “Điếu hủ nho”, “Tế sống thầy đồ hủ”… đả kích, chế giễu nhà Nho cổ hủ, thể hiện thái độ dứt khoát với tác hại của Nho giáo với việc đổi mới văn hoá, tiếp thu kiến thức mới của thời đại; Đông Kinh Nghĩa Thục đòi hỏi đổi mới giáo dục, đào tạo những con người có suy nghĩ sáng tạo, tự lập chứ không phải là chép sách, thuộc lời bề trên hay di độc đời xưa sót lại…
- Mặt xã hội: phê phán mạnh mẽ mọi phong tục tập quán cũ kỹ, sai lầm, kiên quyết gạt bỏ những thói xấu không hợp với văn minh, tiến bộ.
- Mặt kinh tế: hoá dân là nhằm làm cho nước mạnh (cường quốc) cho nên dân phải giàu, phải biết kinh doanh, sản xuất và trao đổi. Các cụ nên tính cấp thiết của nền kinh tế hàng hoá và đòi hỏi những người đáp ứng các vai trò của nền kinh tế ấy, đặc biệt là ý thức dân chủ và luật pháp; lại có đạo đức trong hoạt động kinh doanh.
CÁC SÁCH VỞ GIẢNG DẠY CỦA “ĐÔNG KINH NGHĨA THỤC”:
Mặc dù bị thất lạc nhưng GS. Chương Thâu đã sưu tầm và dịch lại đầy đủ các cuốn sách của Đông Kinh Nghĩa Thục và xuất bản trong Bộ sách 2 tập Đông Kinh Nghĩa Thục và Văn thơ Đông Kinh Nghĩa Thục, 2010:
1. Hệ thống sách giáo khoa:
a. Sách chữ Hán: 7 cuốn do Đông Kinh Nghĩa Thục ban hành, 2 cuốn của Phan Bội Châu do Đông Kinh Nghĩa Thục ấn hành
i.Văn Minh Tân Học Sách
ii.Tân Đính Quốc Dân Độc Bản (2 tập)
iii.Cải lương Mông học Quốc sử Giáo Khoa Thư (SGK Lịch sử nước nhà)
iv.Nam quốc vĩ nhân truyện (Chuyện vĩ nhân nước Nam)
v.Nam quốc giai sự (Chuyện hay nước Nam)
vi.Tân đính Luân lý Giáo khoa thư (Sách giáo khoa Luân lý)
vii.Tân đính Nam quốc địa dư giáo khoa thư (Sách giáo khoa Địa dư nước Nam)
viii.Lịch sử mất nước Việt Nam (Việt Nam Vong quốc sử, Phan Bội Châu)
ix.Hải ngoại huyết thư (Sách viết bằng máu từ nước ngoài gửi về, Phan Bội Châu)
b. Sách chữ Quốc ngữ: 1 cuốn do Đông Kinh Nghĩa Thục ấn hành, 3 cuốn của Lương Văn Can, Phan Châu Trinh, Nguyễn Thượng Hiền
i.Tối tân Quốc văn tập đọc: Quốc văn tập đọc (bản mới nhất): bài hát yêu nước, bài hát mẹ khuyên con, bài hát vợ khuyên chồng, bài hát răn người ăn thuốc phiện, bài hát răn người uống rượu, bài hát răn người đánh bạc, bài hát răn người mê gái…)
ii.Đại Việt địa dư (Ca lục bát, Lương Văn Can)
iii.Tỉnh quốc hồn ca (Phan Châu Trinh)
iv.Hợp quần doanh sinh thuyết (Thuyết về hợp đoàn thể để mưu sinh, Nguyễn Thượng Hiền)
2. Một số Thơ – Văn: gồm những bài thơ được phổ biến ở Đông Kinh Nghĩa Thục và phong trào Nghĩa Thục như những bài của Phạm Tư Trực, Dương Bá Trạc, Nguyễn Phan Lãng, Đào Nguyên Phổ, Phan Bội Châu
- Gọi hồn quốc dân (Phan Bội Châu)
- Kính quốc nhân (Phan Bội Châu)
- Đề tỉnh quốc dân (Á Tế Á Ca, Phan Bội Châu)
- Nam Quốc Lịch sử (Phạm Tư Trực)
- Khuyến Thanh Niên (Phạm Tư Trực)
- Gánh lấy việc đời (Phạm Tư Trực)
- Thiết tiền ca (Bài ca tiền sắt, Nguyễn Phan Lãng)
- Cần phải học đúng (Nguyễn Phan Lãng)
- Vì sao dân đói? (Dương Bá Trạc)
- Việt sử toát yếu (Đào Nguyên Phổ)
- Quốc sử mông học tứ tự (Đào Nguyên Phổ)
- Ấu học Hán tự tân thư (Đào Nguyên Phổ)
- Vô đề (Trần Hữu Thưởng)
- Kêu gọi học Quốc ngữ (Trương Ngọc Trác)
3. Thơ ca của các tác giả khuyết danh như các bài: Việt Nam vong quốc nô phú, Tà khí ca, Tình phu phụ, Gọi tỉnh giấc mê và Đông Kinh Nghĩa Thục.
- Bài ca cổ động
- Tình phu phụ
- Nhắn chị em bạn gái
- Gọi tỉnh giấc mê
- Việt Nam vong quốc nô (Tà khí ca – Bài ca của người Việt Nam mất nước làm nô lệ)
- Tối tân thời hài tà khí ca (Hài hước thờ sự rất mới – Tà khí ca)
- Vè Đông Kinh Nghĩa Thục
Nội dung khác
7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/2014Nếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên CẩnTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu Nhơn