"/>
"/>

Những sai lầm khi xây dựng nghề nghiệp

03:27 CH @ Thứ Sáu - 17 Tháng Sáu, 2005

1. Làm xáo trộn những khả năng bạn có với những gì bạn muốn làm:

Để khởi động chuyện tìm kiếm công việc, chỉ cần hai nguyên tắc nhỏ: một: liệt kê ra những ưu điểm của bạn; hai: những gì bạn muốn làm.

Dù công việc đòi hỏi bạn phải mất thời gian tìm kiếm nhưng những gì bạn thích mới là điều quan trọng. Tại sao? Bởi vì nếu bạn thích làm gì đó, bạn sẽ đầu tư cho nó nhiều hơn sự chăm chút thông thường. Bạn sẽ làm điều nó thường xuyên hơn, bạn sẽ đầu tư trong lúc học việc, bạn sẽ làm dù có gặp khó khăn!

2. Làm xáo trộn những thiên hướng của mình:

Sự tin tưởng vào công việc phải thỏa mãn tất cả những gì bạn muốn là nguồn gốc của những sai lầm nghề nghiệp thường gặp. Điều này không có nghĩa là bạn không yêu công việc của mình - bạn chỉ đặt một hoạt động và sở thích (năng khiếu) lên trên công việc của mình thôi!

Ví dụ, bạn thích khiêu vũ nhưng bạn không có thể học khiêu vũ như một nghề. Nhưng đó vẫn là một năng khiếu lớn của bạn. Bạn có thể tiếp tục khiêu vũ vì niềm yêu thích, và thực hiện điều đó sau một ngày làm việc của bạn.

3. Làm xáo trộn một khía cạnh của công việc với toàn bộ công việc:

Những gì bạn muốn làm không phải với việc đầu tiên bạn làm! Thường thì người ta nhận ra điều họ muốn làm - và tin rằng chúng phải... trở nên như thế thay vì làm nó.

Một ví dụ là có một người thích viết. Thay vì tìm kiếm những cơ hội để có thể viết, anh ta lại nghĩ rằng mình phải trở thành một nhà văn. Anh ta chỉ đuổi theo những công việc chỉ liên quan đến việc viết như tiểu thuyết, viết báo..., thay vào đó, anh ta có thể dùng khả năng viết văn của mình vào trong những công việc cần đến sự sáng tạo như viết quảng cáo, nhà hùng biện...

Ghi chú cuối cùng: suy nghĩ một cách sáng tạo khi nghĩ về những công việc bạn sẽ theo đuổi sau khi tốt nghiệp. Những sự chọn lựa nghề nghiệp sẽ đa dạng hơn là bạn có thể nghĩ về chúng.

Nguồn:MSN
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung khác