Bàn thêm về Luân Hồi

04:12 CH @ Thứ Hai - 11 Tháng Tám, 2014

Xem thêm:

Bài viết “Hiện tượng luân hồi dưới quan điểm khoa học” có lẽ là đủ để trả lời cho sự phê phán của TS Lê Thị Chiêng về sự “rất thiếu thiếu phục” trong quan điểm của tôi về luân hồi (mà báo An ninh thế giới đã trích dẫn không đầy đủ). Nhưng vì TS Lê Thị Chiêng nhắc tới nghiên cứu của Ian Stevenson, người hùng của những ai ủng hộ luân hồi, nên tôi xin trao đổi thêm để tránh những hiểu lầm mà một bạn đọc thiếu các kiến thức chuyên sâu có thể mắc phải.

1. Về quan điểm của TS Lê Thị Chiêng:

Nói chung TS Lê Thị Chiêng ủng hộ luân hồi, qua việc dẫn các trường hợp đầu thai tại Bản Cọi và một số nơi khác, cũng như dẫn các nghiên cứu của giáo sư tâm thần học Stevenson. Vậy cơ sở luận lý của chúng là gì? Tác giả dựa vào lập luận của một số tôn giáo về Nghiệp và Thứcđể bàn về sự đầu thai, về sự nhập xác của cái linh sau thụ thai…

Nếu không đủ kiến thức chuyên sâu để đánh giá các lập luận phức tạp của một giả thuyết thì bạn đọc không thể biết giả thuyết đó đúng hay sai? Rất may là Einstein cho chúng ta một lối thoát. Ông cho rằng một lý thuyết bất kì đều có logic nội (hệ thống lý luận) và logic ngoại (khả năng tiên đoán và ứng dụng thực tế). Khi logic nội quá phức tạp để hiểu, ta có thể đánh giá giả thuyết qua logic ngoại.

Vậy logic ngoại của TS Lê Thị Chiêng ra sao? Bạn đọc trẻ tuổi Ngô Luân đã cho chúng ta thấy nó sai khi đưa ra ý kiến riêng đúng đắn trong mục Trao đổi/Nhận xét. TS Lê Thị Chiêng viết: "Những nơi có nhiều linh mang nghiệp đeo bám đầu thai sẽ chịu hậu quả chất lượng dân số thấp kém, đời sống lạc hậu không văn minh.". Nói như thế là qui sự phát triển của nhân loại cho các “linh hồn” và bác bỏ các nguyên nhân tự nhiên, văn hóa và xã hội, trong khi ngược lại mới là sự thật.

Xem bằng chứng về luân hồi như những “chứng cớ hiển nhiên” cũng là sự thiếu thận trọng trong nhận thức khoa học của TS Lê Thị Chiêng. Ngay cả GS Stevenson cũng không khẳng định mạnh mẽ như vậy, khi ông tự nhận các nghiên cứu của ông là “gợi ý về luận hồi”.

Vậy TS Lê Thị Chiêng đưa ra giả thuyết dựa trên bằng chứng như thế nào? Thứ nhất là các trường hợp được dân gian ghi nhận, như tại Bản Cọi và một vài nơi khác. Thứ hai là các nghiên cứu của một số tác giả nước ngoài, như giáo sư Stevenson.

Đầu tiên cần lưu ý rằng, khoa học xem những gì dân gian ghi nhận là “bằng chứng mang tính giai thoại” (anecdotal evidence). Chúng không thể là “chứng cớ hiển nhiên”. Tại sao? Vì trong các hiện tượng dị thường, ai tin thì có xu hướng chỉ thấy các dấu hiệu khẳng định tính dị thường, còn ai không tin thì chỉ lưu tâm tới các dấu hiệu phủ định. Đó là qui luật vàng “tin là thấy” của tâm lý học. Vì thế chúng ta cần các nhà nghiên cứu trung gian, hoàn toàn khách quan và đủ kiến thức chuyên môn. Chẳng hạn khi TS Lê Thị Chiêng cho rằng, các em bé đầu thai hoàn toàn bình thường, nên lập luận về “rối loạn kiểu phân li” thiếu sức thuyết phục, bà đã chứng tỏ bản thân thiếu các kiến thức cần thiết về cấu trúc hóa và chức năng hóa bộ não để nghiên cứu luân hồi và các hiện tượng dị thường khác.

Trong đa nhân cách và nhân cách phân li, các nhân cách xuất hiện hoàn toàn bình thường, không hề có dấu hiệu “tâm thần” hay “bị điên” theo nghĩa thông thường của người phi chuyên môn. Khi các thống kê dịch tễ cho thấy, khoảng 30% dân số tại các xã hội phát triển bị rối loạn tâm thần, điều đó không có nghĩa “người điên” tràn ngập các đường phố Tokyo hay New York.

2. Về nghiên cứu của Stevenson:

Giáo sư tâm thần học Ian Stevenson (1918-2007) là người hùng của những ai tin tưởng vào sự đầu thai. Qua nghiên cứu chi tiết khoảng 3000 trường hợp “gợi ý tới sự luân hồi” hay “kiểu luân hồi” (thuật ngữ thể hiện sự thận trong của ông), ông cho rằng đó là bằng chứng của sự đầu thai.

Giáo sư Ian Stenvenson (1918-2007)

Tuy nhiên đa số giới khoa học không đồng ý với ông. Năm 1977, khi tạp chí Bệnh thần kinh và tâm thần dành gần một số để đăng tải kết quả của Stevenson, Ban biên tập phải viết ở lời nói đầu rằng, việc đăng tải có thể bị xem là thiếu khoa học “vì vấn đề cá nhân và khoa học của tác giả, vì tính thỏa đáng của phương pháp nghiên cứu và vì sự mâu thuẫn với các nền tảng của sự duy lý”. Nói cách khác, cả quan điểm, phương pháp và kết quả của Stevenson đều bị xem là trái ngược với tư duy hiện hành, một tư duy đã được thực tế phản nghiệm (nền văn minh công nghiệp và tri thức được xây dựng dựa trên nền tảng tư duy đó). Còn trong phần nhận xét, nhà tâm thần học Harold Lief viết: “Hoặc ông mắc sai lầm nghiêm trọng, hoặc ông là Galileo của thế kỉ XX”. Khả năng thứ hai khó xẩy ra, vì khi đó nhân loại phải bác bỏ toàn bộ nền khoa học hiện tại.

Các nhà khoa học khác không tế nhị như vậy. Trên Tạp chí tâm thần học Mỹ, tháng 4-2005, Carodet cho rằng, các nghiên cứu của Stevenson là “thí dụ của quá trình thu thập bằng chứng từ sự mong muốn”. Nhà triết học Paul Kurtz, sáng lập viên của Ủy ban yêu cầu nghi ngờ CSI, còn đi xa hơn, khi xem chúng là giả khoa học (pseudoscience).

Tất nhiên trong cộng đồng khoa học vẫn có người ủng hộ Stevenson, nhưng họ chỉ là thiểu số. Điểm yếu lớn nhất của Stevenson và những người đồng quan điểm là vấn đề mà nhà triết học Paul Edwards, một người phê bình Stevenson rất kiên định, gọi là “modus operandi problem” (bài toán cơ chế vận hành). Đó là sự thiếu vắng các cơ chế vật chất để một nhân cách có thể sống sót sau cái chết và cấy vào cơ thể khác. Chính Stevenson cũng thừa nhận sự thiếu hụt này, như thể hiện trong cuộc tranh luận trên BBC năm 1976.

Chúng ta hãy theo dõi một phần cuộc tranh luận thú vị này:

Cohen: Kí ức gắn với bộ não. Không có bộ não thì không có kí ức.

Stevenson: Tôi nghĩ đó là giả định. Kí ức có thể tồn tại trong não và ở một nơi nào đó.

Cohen: Nhưng chúng ta không có một bằng chứng dù là nhỏ nhất về việc kí ức tồn tại ngoài não bộ. Chúng ta chỉ thấy một tổn thương não nhỏ cũng có thể phá hủy trí nhớ chứ không có một ngoại lệ nào.

Stevenson: Tôi cảm thấy vấn đề ở đây là, liệu kí ức có thể sống sót sau khi phá hủy não hay không.

Taylor: GS Stevenson, ông có bằng chứng nào, ngoài các trường hợp luân hồi, về việc trí nhớ có thể tồn tại sau cái chết của tổ chức vật chất?

Stevenson: Không. Tôi nghĩ bằng chứng tốt nhất là các trường hợp luân hồi.

(dẫn theo mục Luân hồi trong Bách khoa thư về các hiện tượng dị thường, NXB Prometheus Books ấn hành tại Mỹ năm 1996, trang 633).


Bạn đọc có thể thấy gì từ cuộc tranh luận này? Trong khi Cohen và Taylor (những người phản đối) nhấn mạnh sự phụ thuộc của tâm trí vào bộ não (điều được khoa học thần kinh và khoa học tâm trí khẳng định), thì Stevenson chỉ đặt ra giả định về điều ngược lại, thể hiện qua cách trình bày “tôi nghĩ” hay “tôi cảm thấy”. Nhưng khoa học hiện đại, dưới hình thức như chúng ta biết, dựa trên các bằng chứng khách quan chứ không trên cách nghĩ hay cảm giác chủ quan.

Tuy nhiên sự thận trọng trong cách phát ngôn của Stevenson cũng có thể là một tấm gương tốt cho TS Lê Thị Chiêng và những ai ủng hộ khi bà mạnh mẽ khẳng định sự hiển nhiên của các chứng cớ về luân hồi hay sự thiếu sức thuyết phục của những người không ủng hộ sự đầu thai.

Kết thúc mục Luân hồitrong cuốn Bách khoa thư nói trên, Paul Edwards nhấn mạnh, Stevenson thường viết với tư cách một người thứ ba kể về cách một người tin tưởng đánh giá các bằng chứng luân hồi. Tuy nhiên theo Edwards, Stevenson chính là một người tin tưởng và thu thập bằng chứng dựa trên sự tin tưởng đó. Và theo qui luật “tin là thấy”, nếu ôngkhông thấy các bằng chứng khẳng định sự đầu thai thì mới là chuyện lạ. Đó cũng là lí do phê phán của Carodet.

3. Kết luận:

Tóm lại, nghiên cứu của Stevenson và các nhà nghiên cứu khác về sự đầu thai đều không vượt qua được tiêu chí Sagan trong khoa học: “Tuyên bố khác thường đòi hỏi chứng cớ khác thường”. Các tuyên bố về luân hồi rất khác thường, khi bác bỏ quan niệm hiện hành về cấu trúc và hoạt động của bộ não, trong khi các bằng chứng đều rất sơ sài và thiếu thuyết phục. Đó là lí do căn bản để tuyệt đại đa số cộng đồng khoa học không thừa nhận luân hồi và sự đầu thai.

TP Hồ Chí Minh, 10-1-2011

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Linh hồn – khả năng giao cảm và tương tác về tinh thần

    20/07/2020Nguyễn Tất ThịnhTa nhìn Trời Mây, nghe tiếng suối chảy, tiếng Chim ca, có thể làm con người mình phấn chấn, khỏe mạnh hơn, lạc quan hơn…thì đó chính là sự Giao Cảm đã xảy ra trong Tinh Thần để chuyển hóa thành năng lượng vậy...
  • Qua truân chuyên tìm chút “hồn nhiên”

    26/07/2019Tạ HàNổi tiếng, thành đạt trong nhiều lĩnh vực, tính tình thoải mái, vui vẻ, bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc thu hút người đối diện bằng sự thân thiện, bằng ấn tượng về một người luôn may mắn. Nhưng để có chút “hồn nhiên” ở ngưỡng tuổi 70 ấy, anh đã trải qua không ít truân chuyên, mang hết tâm mình để hiểu người.
  • Linh hồn

    02/03/2016Minh ThiCó khi nào đấy, bạn sẽ phải đấu vật với cuộc truy tìm ý nghĩa của đời sống, mặc cho bản thân đang bị rán như nem trên chiếc chảo của bao nhiêu nỗi khổ?
  • Tái sinh và luân hồi theo quan điểm Phật giáo

    21/08/2015Câu chuyện cháu bé ở Vụ Bản theo những người trong cuộc đã được nhiều người đưa lên phương tiện truyền thông. Đây là một vấn đề thuộc lĩnh vực nghiên cứu tâm linh khá thú vị cần được nghiên cứu nghiêm túc mới có thể kết luận được...
  • Không có linh hồn

    29/11/2013Đạo TrườngThế nhưng tại sao nhiều người vẫn tin rằng linh hồn luôn tồn tại? Đơn giản chỉ vì khái niệm linh hồn của những người đó không được rõ ràng, nói cách khác: họ chưa hiểu linh hồn là gì mà đã hăng say suy nghĩ bàn luận là nó có tồn tại hay không tồn tại. "Mỗi chúng ta hiểu linh hồn theo một sở kiến riêng" của mình mà cứ thích tranh luận với nhau có hay không có linh hồn, thật là sai lầm tệ hại.
  • Tại sao con người luôn tin rằng linh hồn tồn tại?

    28/11/2010Sầm Hoa (Theo Mạng kinh tế Trung Quốc)Ai cũng muốn hiểu khi mà sinh mệnh kết thúc thì họ sẽ đi tới đâu, đâu là điểm dừng cho linh hồn của mình nhưng không ai trả lời được câu hỏi đó, còn tôi thì cho rằng tốt hơn hết là nên mang theo cái bí ẩn này cho tới khi chúng ta không còn tồn tại nữa.
  • “Khám phá vũ trụ giúp con người khiêm tốn hơn”

    28/12/2009Kim YếnLà Tiến sĩ khoa học vật lý, đại học Sorbonne, Paris, năng lực tổng hợp, tư duy trừu tượng cùng khả năng nghiên cứu độc lập đã giúp ông chinh phục những đỉnh cao khoa học, mang đến những khám phá mới mẻ về hệ mặt trời và các giải ngân hà, giải đáp được nhiều câu hỏi liên quan trực tiếp đến tương lai của con người trên trái đất,
  • Tình dục hồn nhiên

    28/11/2009Tư Anh (thực hiện)Bản thân tình dục không có tội, nó không phải là sản phẩm “có vấn đề” hay “nhạy cảm” gì cả. Nó là một phần tất yếu của con người. Vấn đề bản chất phải được rõ ràng, nó là một hoạt động bình thường, hằng ngày mà con người cần phải có hiểu biết đầy đủ. Chúng ta quen tránh né nó.
  • Tôi đi gọi hồn

    15/01/2007Huy GiangNằm ở một bên sông Mã, gần như liền kề với một đầu cầu Hàm Rồng và cách thành phố Thanh Hóa không xa, có một địa điểm chuyên gọi hồn mà người khởi xướng và chủ trì là cô Phương. Cô có khả năng đặc biệt và hiếm hoi này từ lâu lắm rồi. Hồi cô còn rất trẻ. Nay thì cô đã 46, 47 tuổi...
  • Có hay không "kiếp luân hồi"?

    19/07/2006Trần HồngSau khi chết, con người có "trở lại" mặt đất theo một vài dạng khác không? Giới khoa học phương Tây và các chuyên gia tâm lý đã dày công nghiên cứu một cách có hệ thống về "kiếp luân hồi" từ rất lâu nhằm phân tích dưới ánh sáng khoa học về bản chất vấn đề...
  • xem toàn bộ