Không có linh hồn

[email protected]
10:07 SA @ Thứ Sáu - 29 Tháng Mười Một, 2013
Thế nhưng tại sao nhiều người vẫn tin rằng linh hồn luôn tồn tại?

Đơn giản chỉ vì khái niệm linh hồn của những người đó không được rõ ràng, nói cách khác: họ chưa hiểu linh hồn là gì mà đã hăng say suy nghĩ bàn luận là nó có tồn tại hay không tồn tại. "Mỗi chúng ta hiểu linh hồn theo một sở kiến riêng" của mình mà cứ thích tranh luận với nhau có hay không có linh hồn, thật là sai lầm tệ hại.

Trước khi bàn về linh hồn có hay không có, chúng ta phải xác định khái niệm linh hồn chung của mọi người là gì. Bước thứ hai, tìm điểm then chốt của khái niệm để phân tích, chứng minh biện luận. Bước thứ ba là kết luận, bước thứ tư là rút ra nhân sinh quan.

Linh hồn là một tồn tại siêu hình vẫn tiếp tục vận động và có nhận thức tư duy như một con người, dù rằng từ thời điểm chết thể xác vật lý người đó đã ngưng hoạt động và phân rã cho đến khi không còn gì. Có hai điểm chính của khái niệm linh hồn: Tồn tại siêu hình và có hoạt động nhận thức, tư duy, ý thức. Tồn tại siêu hình là bản thể của linh hồn, hành động nhận thức tư duy là biểu hiện vận động và biểu hiện tồn tại của linh hồn. Vấn đề siêu hình chúng ta không có giác quan để cảm nhận, không thể nghiên cứu và bàn luận. Vậy chìa khoá để giải quyết là Hành động nhận thức tư duy.

Thời kỳ đầu, những nhà thần học khẳng định có linh hồn, bắt buộc phải công nhận một cách logic là hoạt động nhận thức tư duy của con người không phải do não bộ mà là do linh hồn, nói cách khác, không cần não bộ con người ta vẫn tư duy được vì có linh hồn. Điều này khoa học dễ dàng chứng minh: ức chế não, tổn thương não hoặc mất não là mất nhận thức tư duy. Tức là ngoài não, không có tồn tại nào khác quyết định hành động nhận thức tư duy. Như vậy quan niệm có linh hồn là không đúng.

Sau chút bối rối, các nhà thần học phản bác lại bằng lập luận: Cái tư duy mà các nhà khoa học cảm nhận được để mà nghiên cứu là cái tư duy của một người sống được biểu hiện ra bằng hoạt động của thể xác vật lý. Để điều khiển được vật chất vật lý cần có sự kết hợp linh hồn và thể xác vật lý( não bộ), điều khiển tồn tại siêu hình thì linh hồn tư duy không cần thể xác vật lý. tức là tồn tại ở dạng siêu hình có nhận thức tư duy phù hợp với tồn tại ở thể này. Chứng minh: nhiều người sống trạng thái thực vật, còn não mà đâu có tư duy? có người không có não bộ mà vẫn phát triển thân thể bình thường và tư duy vẫn sắc bén. có những hiện tượng hồn lìa khỏi xác khi cận tử thì sao? kết luận: vẫn có khả năng tồn tại linh hồn độc lập với thể xác.

Vâng, đúng là lý luận phải có thực tiễn chứng minh. nếu không chỉ là những lập luận chủ quan xa rời thực tế dẫn đến nhận thức sai lầm. Lý luận của các nhà thần học rất xác đáng, có chứng cớ rất hiển nhiên ấn tượng, rất dễ thuyết phục mọi người là có linh hồn.


Nhưng các nhà khoa học đâu có chịu thua, họ nghiên cứu sâu về các chứng cớ các nhà thần học đưa ra và chỉ ra rằng chính các chứng cớ đó chứng minh là không có linh hồn, lập luận của các nhà thần học là ngụy biện, chỉ thuyết phục được những người có tri thức thấp.

Trường hợp Còn não mà không có tư duy: nghiên cứu sâu các nhà bệnh học thấy rằng còn não về mặt đại thể, ta nhìn thấy não vẫn có hình dạng bình thường nhưng não đã hư về mặt vi thể : hư ở mức độ tế bào, bào quan, và sâu sắc hơn nữa là hư cấu trúc phân tử tạo nên não. Có nhà thần học phản bác rằng, nếu não đã hư thì tại sao có trường hợp sống đời sống thực vật một thời gian dài (thậm chí vài chục năm) lại có tư duy trở lại mặc dù chỉ đơn thuần được nuôi mà không có cách gì điều trị phục hồi não?. Đến đây , các nhà sinh học nhảy ra phản bác: tại các ngài không có hiểu biết mới lập luận như vậy, thực tế , tế bào của con người có khả năng tự sửa chữa hư hỏng rất mạnh. các cơ chế tự sửa chữa đó hiện nay các nhà sinh học phân tử nắm rất rõ. Bởi vậy một thời gian dài tồn tại thực vật là thời gian cần thiết để não tự sửa chữa, tự phục hồi giúp con người có tư duy trở lại. Hiệu quả của việc phục hồi não ( chất lượng não được phục hồi) cho ra những kết quả thực tiễn rất khác nhau: có người tiếp tục tư duy của cái tư duy bị ngưng khi đi vào đời sống thực vật. có người thì tư duy khác hẳn, không biết được quá khứ mình là ai - cứ như mới được sinh ra vậy. có người tư duy thông thái hơn trước, có người ngu hơn trước...

Trường hợp không có não mà vẫn tư duy, não nhỏ hơn người bình thường mà vẫn là bác học: khi ta không hiểu 1gram não có tới gần 1tỷ tế bào thì ta không hiểu được khả năng tư duy của một người có bộ óc nhở thó 500gram, 100 gram, 50 gram tương đương 500 tỷ tế bào, 100 tỷ tế bào, 50 tỷ tế bào. Bạn cứ tưởng tượng cái máy vi tính có số lượng chíp điện tử lớn như vậy thì bạn sẽ hiểu khả năng xử lý thông tin, tư duy của người có não nhỏ thó, hầu như không có não vẫn có thể lớn như thế nào. Đấy là còn chưa kể đến sự xuất hiện cấu trúc " não" khác hẳn với não của số đông con người hiện có vẫn có thể xảy ra dưới quy luận vận động và chọn lọc tự nhiên do đó tưởng là không có não mà thực ra vẫn có não. Các nhà thần học không được như các bác sỹ sản khoa: chứng kiến các thai vô sọ, những cá thể không có não. Các bạn hãy đến tìm hiểu vấn đề thai vô sọ ở các bệnh viện sản khoa lâu năm ở VN ( như Từ Dũ, Hùng Vương...) các bạn sẽ hiều được rằng không có não, cá thể sinh ra sẽ không tồn tại được chứ đừng nói chuyện có tư duy của một người bình thường.

Sự ngu dốt về kiến thức sinh học ( số lượng tế bào – chíp điện tử lên đến hàng trăm tỷ, và mỗi tế bào -mỗi chíp điện tử có khả năng tự sửa chữa sai hỏng của mình) làm cho có nhà khoa học uyên bác lạc quan hão huyền: đến giữ thế kỷ 21 sẽ có óc nhân tạo thông minh như não người.

Hiện tượng hồn lìa khỏi xác khi cận tử: xin không trình bày ở đây, vì góp ý đã dài. Hơn nữa, không phải là tôi bí, khi nào blog của nhà báo Trần Quang Đại được phục hồi tôi sẽ trình bày tiếp trên đó - giữ lời hứa tôi đã dành cho Bạn ấy. Chỉ xin nêu một nhận định hoàn toàn khoa học:Không có sự hồn lìa khỏi xác(tưởng vậy mà không phải vậy).

Các nhà thần học phản biện: như vậy các nhà khoa học chỉ phản bác được các chứng cớ thực tiễn, hoàn toàn chưa đả động được về mặt lý luận. Trong thực tế có nhiều lý luận hoàn toàn đúng đắn mà không thể chứng minh ( ví dụ như trong toán học chẳng hạn). Đặc biệt linh hồn thuộc lĩnh vực siêu hình, các nhà khoa học không có giác quan để mà cảm nhận. Các chứng cớ của các nhà khoa học là những chứng cớ vật lý - không phải chứng cớ siêu hình. Do đó các lý luận và chứng cớ của các nhà khoa học vẫn chưa thể phủ nhận luận thuyết về linh hồn. Nghe qua thật là chí lý. Lý luận như vậy thì các nhà khoa học hiện đại chỉ còn biết... bó tay.

Thật không may mắn cho các nhà thần học, các lập luận trên bị vạch trần bởi các nhà khoa học phật giáo đẳng cấp cao. Thật ra, những phản biện và chứng cớ của giới khoa học mà Đạo Trường đã trình bày ở trên là những lập luận và chứng cớ cớ dựa trên nền tảng triết Phật, thậm chí có những lập luận và chứng cứ đã được trình bày cụ thể và Đạo Trường chỉ có nhiệm vụ trích dẫn ra, trình bày bằng ngôn ngữ hiện đại mà thôi. Phản biện các lý luận của các nhà thần học đã làm các nhà khoa học hiện đại chịu thua, có những nhà sư đã chỉ ra: “chúng tôi luyện được giác quan cảm nhận được tồn tại siêu hình – thần chất miền tánh không. Thâm nhập thế giới siêu hình chúng tôi hoàn toàn không thấy có tồn tại linh hồn và không có thế giới linh hồn. Nhờ cảm nhận được tồn tại siêu hình – là một nửa khác tạo nên cấu trúc thế giới này chúng tôi có thể nhìn ra vũ trụ xa xăm và thấy rằng có tồn tại nhiều thế giới khác nhau với những đẳng cấp văn minh khác nhau, nhưng hoàn toàn không có thế giới linh hồn như mọi người nghĩ. Và, nhờ vào việc cảm nhận được thần chất miền tánh không, chúng tôi thâm nhập được cả vào trí óc và quá trình tư duy của các nhà thần học. Nhờ đó chúng tôi cũng đã thấy rõ rằng các nhà thần học hoàn toàn chưa có khả năng cảm nhận trải nghiệm thế giới siêu hình, họ không biết gì về thế giới siêu hình, họ chưa bao giờ gặp được Thượng đế, họ chỉ biết nhào nặn ra lý luận và học thuyết tâm linh theo cái tưởng tượng chủ quan sai lầm của họ. Thậm chí họ còn ráng làm cho quần chúng cảm giác như họ đã trải nghiệm thế giới tâm linh, đã được diện kiến Thượng đế và đã trở thành sứ giả của thượng đế. Họ lý luận và kêu gọi nhân dân phải có niềm tin tuyệt đối – niềm tin không cần sự hiểu biết mới là niềm tin đúng nghĩa và là niềm tin có sức mạnh.” Như vậy , các nhà sư đã bóc trần các lý luận của các nhà thần học chỉ là ngụy biện, duy tâm chủ quan xa rời hiện thực khách quan. Nhân đây, tôi xin nhắc lại ba câu hỏi tôi đã nêu ra trong thời gian phản biện, phủ nhận triết Phật: 1/ tại sao Đức Phật biết được vô số thế giới văn minh hơn loài người tột bậc, nhưng ngài không dạy cho loài người một tý gì về những kiến thức văn minh khoa học cao siêu đó, chẳng lẽ đức Phật không muốn loài người phát triển? 2/ Nếu trong đạo Phật có các nhà sư đạt đẳng cấp cao có thể biết được thế giới xa xăm, thâm nhập đầu óc người khác thì tại sao hàng vạn nhà sư đã bị đạo quân hồi giáo tàn sát ? 3/ nếu các nhà sư có khả năng tu luyện được khả năng siêu phàm, những “ thần lực” có thể thâm nhập và biến đổi được tư duy con người thì tại sao các nhà sư Tây tạng lại phải mất nước và sống lưu vong như vậy? ...còn nhiều câu hỏi nữa, có vẻ hay -cao siêu- hóc búa. Đến khi có thâm niên tu luyện theo triết Phật và nghiên cứu khoa học, tôi đã thấm thía rằng đầu óc tôi thủa đó còn non dại thấp kém là nguồn gốc của những câu hỏi tầm thường đơn giản như vậy.

Còn một khái niệm khác, tuy không sai nhưng khác xa khái niệm linh hồn của quảng đại quần chúng. Không thể dựa trên khái niệm linh hồn này để tranh luận có hay không có linh hồn. Đó là khái niệm linh hồn như những giá trị tinh thần, những tưởng niệm còn tồn đọng lại trong ký ức người khác , thế hệ khác, được giữ lại và tồn tại như những giá trị lịch sử. Quan niệm như vậy thì một người có cả tỷ linh hồn, bởi vì một hình ảnh một giá trị của một người được phản ánh và lưu trữ lại trong vô số "tấm gương tinh thần" , nó bị bóp méo bởi mỗi “tấm gương”: cùng một người nhưng có hình ảnh trong “ tấm gương” này là tài giỏi, trong “tấm gương” khác là hình ảnh ngu xuẩn, có người được đám đông này cho rằng đó là nhà cách mạng nhưng đám đông khác lại coi đó là kẻ độc tài.....Như vậy đã có sự ngộ nhận giữa tư duy của mọi người với khái niệm linh hồn, không thể là linh hồn như bản chất siêu hình độc lập của một con người được. Chính quan niệm linh hồn như vậy cũng xuất phát từ việc né tránh khái niệm có linh hồn như một tồn tại siêu hình độc lập và có tư duy ý thức độc lập.

Tóm lại, tại sao nhiều người vẫn tin là có linh hồn? Khoa học Phật giáo và khoa học hiện đại trả lời rằng: Tại vì những người đó có trình độ hiểu biết còn thấp kém. Muốn xóa bỏ sự mê tín mù quáng về linh hồn và thế giới linh hồn cho nhiều người thì phải diệt dốt .

Tại sao có nhiều người vẫn đang cố gắng tuyên truyền khái niệm linh hồn và thế giới linh hồn? Muốn trả lời câu hỏi này chúng ta phải kết hợp kiến thức khoa học và đạo đức học, tâm lý học, chính trị học, tôn giáo học, kinh tế học ....phức tạp lắm đấy và tế nhị nhạy cảm lắm đấy!.
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Linh hồn – khả năng giao cảm và tương tác về tinh thần

    20/07/2020Nguyễn Tất ThịnhTa nhìn Trời Mây, nghe tiếng suối chảy, tiếng Chim ca, có thể làm con người mình phấn chấn, khỏe mạnh hơn, lạc quan hơn…thì đó chính là sự Giao Cảm đã xảy ra trong Tinh Thần để chuyển hóa thành năng lượng vậy...
  • Linh hồn

    02/03/2016Minh ThiCó khi nào đấy, bạn sẽ phải đấu vật với cuộc truy tìm ý nghĩa của đời sống, mặc cho bản thân đang bị rán như nem trên chiếc chảo của bao nhiêu nỗi khổ?
  • Tại sao con người luôn tin rằng linh hồn tồn tại?

    28/11/2010Sầm Hoa (Theo Mạng kinh tế Trung Quốc)Ai cũng muốn hiểu khi mà sinh mệnh kết thúc thì họ sẽ đi tới đâu, đâu là điểm dừng cho linh hồn của mình nhưng không ai trả lời được câu hỏi đó, còn tôi thì cho rằng tốt hơn hết là nên mang theo cái bí ẩn này cho tới khi chúng ta không còn tồn tại nữa.