Phạm Quỳnh (1892 - 1945)

04:09 CH @ Thứ Hai - 29 Tháng Sáu, 2009

PHẠM QUỲNH(1892 - 1945)

Phạm Quỳnh - hiệu Thượng Chi, bút danh: Hoa Đường, Hồng Nhân - là một nhà văn hóa, nhà báo, nhà văn và quan đại thần triều Nguyễn (Việt Nam). Ông là người đi tiên phong trong việc quảng bá chữ Quốc ngữ và dùng tiếng Việt - thay vì chữ Nho hay tiếng Pháp - để viết lý luận, nghiên cứu.

Ông chủ trương chiến đấu bất bạo động nhưng không khoan nhượng cho chủ quyền độc lập, tự trị của Việt Nam, cho việc khôi phục quyền hành của Triều đình Huế trên cả ba kỳ (Bắc, Trung, Nam), chống lại sự bảo hộ của Pháp và kiên trì chủ trương chủ nghĩa quốc gia với thuyết Quân chủ lập hiến.

1. Tiểu sử

- Ông sinh ra ở Hà Nội ngày 17-12-1892.
- Năm 1908, sau khi đỗ đầu bằng Thành chung (tốt nghiệp) Trường trung học Bảo hộ (tức trường Bưởi, còn gọi là trường Thông ngôn), ông làm việc ở Trường Viễn Đông Bác cổ tại Hà Nội.
- 1913, ông làm biên tập viên cho Đông Dương tạp chí của Nguyễn Văn Vĩnh.
- Năm 1917-1932 ông làm chủ bút Nam Phong tạp chí, dưới sự bảo trợ của ông Louis Marty, Trưởng phòng Chính trị tại phủ Toàn Quyền Pháp, Hà Nội, tuyên truyền cho tư tưởng "Pháp Việt đề huề".
- Cũng trong thời kỳ 1924-1932, ông làm Giảng sư khoa Văn Chương và Ngôn Ngữ Hán-Việt, Trường Cao đẳng Hà Nội.
- Năm 1922, Phạm Quỳnh còn tham gia sáng lập và làm Tổng Thư ký Hội Khai trí Tiến đức, giữ cương vị Hội trưởng Hội Trí tri Bắc Kỳ. Ông đã sang Pháp dự Hội chợ triển lãm Marseille có bài diễn thuyết ở cả Ban Chính trị và Ban Luân lý Viện Hàn lâm Pháp.
Năm 1925-1928, làm Hội trưởng Hội Trí tri Bắc Kỳ.
Năm 1926, làm nhân viên Hội đồng Tư vấn Bắc Kỳ.
- Năm 1929, ông được cử vào Đại hội nghị Kinh tế Lý tài Đông Dương, cùng với ông Nguyễn Văn Vĩnh.
- Năm 1930, trước phong trào nổi dậy của dân Việt, đối với chính quyền Pháp, Phạm Quỳnh đề xướng thuyết lập hiến, đòi hỏi người Pháp phải thành lập hiến pháp, để quy định rõ ràng quyền căn bản của người dân Việt, vua quan Việt, và chính quyền Bảo Hộ Pháp.
- Năm 1931, Phó Hội Trưởng, Hội Địa Dư Hà Nội,
- Năm 1931- 1932, Tổng Thư Ký, Ủy Ban Cứu Trợ Xã Hội Bắc Kỳ.
- Cuối năm 1932, ông vào Huế tham gia chính quyền Bảo Đại, thời gian đầu làm Ngự tiền Văn phòng, sau đó làm Thượng thư Bộ Học và cuối cùng giữ chức vụ Thượng thư Bộ Lại (1944-1945).
- Năm 1939, ông cùng vua Bảo Đại sang Pháp xin chính phủ Pháp trả lại Bắc Kỳ cho triều đình Huế (theo đúng Hiệp Ước 1884 Pháp Việt đã ký).
- Ngày 9-3-1945, Nhật đảo chính Pháp. Chính phủ Trần Trọng Kim được thành lập. Ông về sống ẩn dật ở biệt thự Hoa Đường bên bờ sông đào Phủ Cam.
- Ngày 23-8-1945 ông bị Việt Minh bắt và giam ở lao Thừa Phủ, Huế. Trong lúc du kích dẫn giải cấp tốc ông cùng với nguyên Tổng đốc Quảng Nam Ngô Đình Khôi (anh ruột Ngô Đình Diệm) và Ngô Đình Huân (con trai của Ngô Đình Khôi) rời khỏi Huế đề phòng những chuyện bất trắc không hay. Cả ba người bị nhóm áp tải thủ tiêu mà không rõ theo chỉ thị nào của cấp trên. Vì thế có nhiều giả thuyết khác nhau về lệnh giết ba người. Mãi tới năm 1956 mới tìm thấy di hài ông trong khu rừng Hắc Thú và cải táng tại khuôn viên chùa Vạn Phước.

2. Nam Phong là tạp chí xuất bản hằng tháng ở Hà Nội những năm 1917-34. Thành lập theo chủ trương của Toàn quyền Pháp Albert Sarraut. Phạm Quỳnh làm chủ bút, phụ trách phần tiếng Việt bằng chữ Quốc ngữ; phần chữ Hán do Nguyễn Bá Trác đảm nhận. Từ 1922 trở về sau có thêm phần tiếng Pháp.

Ngoài mục đích ban đầu là tuyên truyền chính sách bảo hộ và đề cao công cuộc “khai hóa” của Pháp ở Việt Nam, tạp chí còn mở rộng khảo sát các đề tài lịch sử xã hội và văn hóa-văn minh của Việt Nam và thế giới. Về văn học, Nam Phong chuyên về biên khảo, dịch thuật và giới thiệu sáng tác mới. Có các mục Văn uyển, Tiểu thuyết, Văn học bình luận - cung cấp cho độc giả một số kiến thức khái quát về văn học, triết học, lịch sử, địa lí; bước đầu giới thiệu văn học cổ Việt Nam bằng chữ Hán qua các triều đại; dịch ra quốc văn một số tác phẩm văn học có giá trị như thơ văn thời Lý-Trần, “Vũ trung tùy bút”của Phạm Đình Hổ, “Thượng Kinh kí sự”của Lê Hữu Trác và nhiều tác phẩm thơ văn cổ khác. Trong xu thế đề cao tinh thần “bảo tồn cổ học”, “dung hòa Đông Tây”, tạp chí có vị trí nhất định và có cống hiến trong đời sống văn hóa và báo chí Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ 20.

Các bài viết của Phạm Quỳnh ở tạp chí Nam Phong, được ông tập hợp lại trong bộ sách gồm năm tập, gọi là “Thượng Văn chi tập” (1943), về sau được Bộ Quốc gia Giáo dục tái bản (1962).

3. Theo thống kê, ông đã có trên 30 công trình nghiên cứu, phê bình chủ yếu của các nhà nghiên cứu, học giả thuộc nhiều thế hệ phát biểu ý kiến nhìn nhận về văn nghiệp Phạm Quỳnh và vị trí của ông trong lịch sử văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.

Dưới đây là những phác hoạ tổng quát mấy khuynh hướng chính trong việc đánh giá văn nghiệp học giả Phạm Quỳnh.

*Khuynh hướng phủ nhận là chính, đứng trên nhãn quan chính trị tất cả cho công cuộc giành độc lập, giải phóng dân tộc.

Khuynh hướng này gắn chặt con người chính trị của Phạm Quỳnh với các hoạt động văn hoá đầy mâu thuẫn của ông; không thừa nhận mảy may hiệu quả khách quan trong hoạt động báo chí, văn chương của ông, mà áp đặt cứng nhắc với yêu cầu của sự nghiệp giải phóng dân tộc; cho rằng chủ trương bảo tồn quốc hồn, quốc tuý, tiếng Việt mà Phạm Quỳnh cổ xuý làm chệch hướng đấu tranh cách mạng trực tiếp với kẻ thù.

Tuy nhiên về chủ tâm của Phạm Quỳnh: cam chịu làm tay sai hay chỉ muốn lợi dụng địch hoặc trong ông có những uẩn khúc nào, tâm sự của ông ra sao thì tài liệu hãy còn sơ sài ngoài tập di bút “Hoa đường tùy bút” chưa trọn vẹn. (Các ý kiến của Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng, Đặng Thai Mai, Vũ Đức Phúc, Nguyễn Văn Trung, Trần Đình Hượu, Nguyễn Văn Hoàn, Thiếu Sơn giai đoạn sau...).

*Khuynh hướng thận trọng và cởi mở, ghi nhận những đóng góp khách quan của Phạm Quỳnh (gắn liền với các cộng sự của ông trong nhóm Nam Phong tạp chí) ở phần khả thủ nhất.

Khuynh hướng này thiên về xem xét ảnh hưởng tích cực của lập trường dân tộc, chủ nghĩa quốc gia của Phạm Quỳnh trong thái độ trân trọng di sản văn học dân tộc, truyền bá, dịch thuật những tác phẩm văn chương ưu tú của nước ngoài, chăm chút ngôn ngữ tiếng Việt. Không vội vàng kết luận về động cơ chính trị của Phạm Quỳnh, một khi chưa đầy đủ căn cứ xác thực để minh định bản tâm của Phạm Quỳnh. (Các ý kiến: Thiếu Sơn thời kỳ đầu, Dương Quảng Hàm, Vũ Ngọc Phan, Nghiêm Toản, Phạm Thế Ngũ, Thanh Lãng, Nguyễn Ngọc Thiện, Trần Đình Sử, Trịnh Bá Đĩnh, Từ điển văn học (bộ mới) do Đỗ Đức Hiểu chủ biên…) .

*Khuynh hướng chiết trung, chiêu tuyết, biện hộ cho Phạm Quỳnh cho rằng trong sâu xa, cơ bản ông là người yêu nước theo kiểu của ông.

Khuynh hướng này chứng minh những lời nói tâm huyết của ông bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc, làm sáng tỏ cái chết oan khuất của ông; chủ trương cần xuyên qua vỏ bọc ngoài để thấy ẩn ý tốt đẹp hướng về dân tộc trong tác phẩm của ông. (Các ý kiến của Nguyễn Trần Huân, Vương Trí Nhàn, Xuân Ba...). Đơn cử ý kiến của Nguyễn Trần Huân: “Sự xoay sở tế nhị của Phạm Quỳnh để dung hoà đôi bên rút cục có lợi cho Việt Nam, nếu không kể một vài nhượng bộ cần thiết cho thực dân Pháp”. “Nói cho thật khách quan, nên nhận rằng đó là một sự xấu xa cần thiết tương đối nhỏ bé so sánh với những công lao to tát mà tạp chí đã làm cho tiếng Việt. Nhóm Phạm Quỳnh đã tạo những huy hiệu cao cả cho nền văn chương Việt Nam trẻ tuổi đang hình thành và tìm kiếm con đường của mình”.

Mấy lời tự bạch:

Tôi còn nhớ năm sáu năm về trước, hồi tôi mới lập ra báo Nam Phong này, ngoài mấy anh em làm báo, không thấy mấy người làm văn quốc ngữ. Có lẽ không ai nghĩ đến rằng chữ Quốc ngữ có thể làm thành văn chương được. Trước tôi, ông Nguyễn Văn Vĩnh từ hồi báo Đăng Cổ đã hết sức hô hào, ông thường nói: “Hậu vận nước Nam hay dở thế nào là ở chữ Quốc ngữ.” (trong bài đề tựa ho bản dịch Tam Quốc Chí của Phan Kế Bính). Vì ông với tôi trước sau vẫn có một chủ nghĩa là biết rằng ở nước ta chữ Nho không thể giữ được hết, chữ Tây không thể học được khắp, nhưng muốn cho chữ Quốc ngữ dùng được việc thì phải rèn tập cho mỗi ngày mỗi hay hơn lên. Bởi thế nên chúng tôi gia công gắng sức trong bao nhiêu năm, không quản công phu khó nhọc, không quản cớ kẻ chê bai, chỉ ước ao có một điều là có ngày người mình cũng “làm văn” được như người, nghĩa là làm văn bằng tiếng mình, không phải mượn tiếng người. Ngày ấy có lẽ đã tới đây…

(Trích "Làm Văn”, trang 18, Nam Phong, số 67, tháng 01-1923)

Về phần riêng tôi, như thế là số mệnh đã an bài. Tôi là người của chuyển tiếp, vì vậy, sẽ không bao giờ được người đời hiểu mình. Chuyển tiếp giữa Á Đông và Tây Âu, giữa quá khứ và tương lai, giữa một trạng thái chính trị sản phẩm của xâm lăng và đương nhiên là phải hư hỏng ngay từ nền tảng, và một nền trật tự mới không thể nhất đán mà thành tựu, khả dĩ biết tôn trọng phẩm cách của con người. Sống giữa đầy rẫy những mâu thuẫn như thế, cố gắng dung hòa các mâu thuẫn đó, với hoài bão thực hiện một chương trình tiến hóa hợp tình hợp lý khả dĩ đưa đến tình trạng hòa hợp toàn diện; dĩ nhiên là tôi phải đương đầu với những ngộ nhận đủ loại…

Và một cuộc phiêu lưu đưa đến với tôi.

Là một nhà ái quốc An Nam, tôi yêu nước với tất cả tâm hồn: người ta lên án tôi phản bội Tổ quốc, vì tôi đồng lõa với xâm lăng và phục vụ xâm lăng!

Mặt khác, là bạn chân thành của nước Pháp: người ta lại trách tôi khéo léo che đậy một ý thức quốc gia khe khắt và bài Pháp sau một tấm bình phong thân Pháp !

Và trường hợp của tôi làm ai nấy ngạc nhiên. Người ta cố tìm hiểu giải thích, bằng đủ mọi cách, mà vẫn không thể hiểu.

Có lẽ, một ngày kia, người ta sẽ hiểu, khi một thỏa hiệp được chào đời có thể hòa giải tinh thần quốc gia An Nam và chính sách thuộc địa Pháp.

Tôi tin sự hòa giải có thể thực hiện được. Nhưng trong khi sự hòa giải đó chưa được thực hiện, cuộc phiêu lưu của tôi không tránh khỏi trở nên bi đát?

Có lẽ chăng, đó chẳng phải là cuộc phiêu lưu của riêng tôi. Nó vượt ra ngoài khuôn khổ của một cá nhân, để trở nên của cả một thế hệ, một thời đại".

Thư "Chúc mừng năm mới" gửi Marty, ngày 30/12/1933

(Theo bà Phạm Thị Ngoạn: Tìm hiểu Tạp Chí Nam Phong, nguyên tác viết bằng tiếng Pháp, bản dịch của Phạm Trọng Nhân, Nxb Ý Việt, Yenes, Pháp, 1993).

Các tác phẩm chính:

Thượng Chi văn tập (5 tập) (Bộ Quốc gia giáo dục, Sài Gòn, 1962)
Pháp du hành trình nhật ký (NXB Hội Nhà văn - H, 2004)
Tiểu luận viết bằng tiếng Pháp trong thời gian 1922 - 1932 (NXB Tri thức, H,2007)
Mười ngày ở Huế
Một tháng ở Nam Kỳ
Luận giải về văn học và triết học (Nxb. Văn hoá Thông tin và Trung tâm văn hoá - ngôn ngữ Đông Tây xuất bản, H, 2003)
Hoa Đường tùy bút

Một số công trình nghiên cứu liên quan tới văn nghiệp học giả Phạm Quỳnh:

Phê bình và Cảo luận: Phê bình nhân vật - Thiếu Sơn (Hà Nội, 1933)
Bài học Phạm Quỳnh - Thiếu Sơn (trước 1973)
Văn học Việt Nam dẫn luận (Introduction à la litérature Vietnamienne) -Maurice Durant và Nguyễn Trần Huân (Maison neulve et la rose, Paris, 1969)
Việt Nam văn học sử giản ước tân biên (T3) - Phạm Thế Ngũ (Sài Gòn, 1965)
Chủ đích Nam Phong - Nguyễn Văn Trung (Nam Sơn, Sài Gòn, 1975)
Trường hợp Phạm Quỳnh - Nguyễn Văn Trung (1973 - 1975)
Vụ án Truyện Kiều - Nguyễn Văn Trung (1973 - 1975)
Văn thơ cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX - Đặng Thai Mai (bản in lần thứ ba, H. 1974)

Phạm Quỳnh qua cái nhìn hậu thế

Sự công bằng lịch sử được trả lại (*)

Phạm Quỳnh và quá trình tiếp nhận văn hóa phương Tây ở Việt Nam đầu thế kỷ XX

Báo chí - nhà báo và sự hình thành tầng lớp trí thức hiện đại đầu thế kỷ XX

Cách đây một thế kỷ, những người khổng lồ

Nhãn quan văn hóa của Phạm Quỳnh, qua du ký

Lý luận phê bình văn học của Phạm Quỳnh

Trực diện với Văn học Việt Nam thế kỷ XX

Phạm Quỳnh - Ngọn gió Nam

In lại Pháp du hành trình nhật ký của Phạm Quỳnh

Về một bài thơ bây giờ mới được biết đến - Cụ Quỳnh khóc cụ Vĩnh

Trích đăng tác phẩm Phạm Quỳnh

Một tháng ở Nam Kỳ

Tiểu luận viết bằng tiếng Pháp trong thời gian 1922 - 1932

Lời giới thiệu- Phạm Toàn

Việt Nam - Tâm hồn và bản chất - Nguyễn Xuân Khánh dịch

Trên sông Hương

Thơ nước Nam

Người nông dân Bắc Kỳ qua tiếng nói bình dân

Việt Nam ở giao điểm các nền văn minh - Nguyên Ngọc dịch

I - Bản sắc đất nước và con người nước Nam

Bài học lịch sử

Tục thờ cúng tổ tiên ở nước Nam
Tâm lý ngày Tết
Suy nghiệm về lịch sử nước Nam

Bài học của tổ tiên

II - Phương Đông và Phương Tây - Các quan hệ văn hóa Pháp-Việt

Phương Đông và phương Tây

Vấn đề phương Đông và phương Tây
Những lý tưởng của Phương Đông

Khổng Tử và Khổng giáo

Triết gia Mạnh Tử

Một khuôn mặt triết học Trung Hoa độc đáo: Mặc định - vị tông đồ của hòa bình và hữu nghị

Ý nghĩa của Phật giáo

Theo con đường của Thích Ca Mâu Ni

Tấm gương Nhật Bản

Suy nghĩ về Trung Hoa

Ba bình diện

Những lễ hội phù hoa của trí năng

Trả lời ngài Paul Viviane

Phương pháp

Học thuyết

Tiếp thụ

Những lời tâm sự
Trường phái lãnh đạo

Sự tổng hợp cần thiết

Việt Nam - Chủ nghĩa dân tộc và chế độ bảo hộ Pháp - Ngô Quốc Chiến dịch

Chính trị

Chính sách tôn trọng nhau

Điều kiện để Pháp-Nam xích lại gần nhau

Chủ nghĩa dân tộc
Tinh thần bất ổn
Về các cuộc cải cách

Bảo hộ hay trực trị

Cải cách chính trị

Tiến tới một bản hiến pháp

Thư ngỏ gửi ngài Bộ trưởng thuộc địa

Thể chế Liên bang Đông Dương yà chủ nghĩa dân tộc nước Nam

Sứ mệnh của nước Pháp

Việt Nam - Những vấn đề văn hóa và chính trị - Phạm Xuân Nguyên dịch

Một vấn đề giáo dục cho nòi giống chúng tôi

Những vấn đề giáo dục và dạy học - Nhật Bản và Đông Dương

Cải cách trí tuệ và luân lý
Cuộc tiến hóa của tiếng nước Nam (*)

Một nền văn hóa dân tộc
Văn hóa Pháp và Phục Hưng nước Nam

Một vấn đề ngôn ngữ học

Ngôn ngữ mới của nước Nam

Nghiên cứu vốn cổ Hán-Nôm

Các môn cổ văn Hán-Nôm

"Những trang Pháp" hay người Nam và tiếng Pháp

Thượng Chi văn tập (Quyển 1)

Năm 1943, thể theo lời yêu cầu của một số đông độc giả, nhà văn Phạm Quỳnh đã chọn lọc và nhuận chính lại một số bài của ông đã đăng ở Nam Phong tạp chí, và cho in thành bộ "Thượng Chi văn tập" (5 quyển). Bộ sách gồm những bài mà Phạm Quỳnh đã khiêm nhượng cho là "nghe được" - song trên thực tế, đây hầu hết là những bài bình luận, dịch thuật khảo cứu có giá trị chắc chắn đối với công cuộc bảo tồn kho tàng văn hóa, ngôn ngữ Việt Nam

Tự ngôn
Nghĩa vụ là gì?
Sự giáo dục đàn bà con gái
Thơ ta thơ tây
Văn quốc ngữ
Nghĩa vụ của nhà làm báo
Khái luận về văn minh học thuật nước Pháp
"Cái nghĩa chết" (Bình luận tiểu thuyết)
Hội Hàn lâm nước Pháp
Nghĩa gia tộc (Bình luận tiểu thuyết)
"Chúa bể" (Bình luận tiểu thuyết)
"Phục thù cho cha" (Bình luận tiểu thuyết)
Thơ Baudelaire
Triết học là gì?
Triết học nước Pháp
Descarte, tổ triết học nước Pháp
Đẹp là gì?
Một nhà khoa học nước Pháp: Marcelin Berthelot
Văn thuyết

Thượng Chi văn tập (Quyển 2)

Lời văn đẹp tư tưởng hay

Dịch Phápvăn

Tựa bài "Tế Tướng sĩ văn"

Phê-bình thơ văn mới: "Một tấm lòng"

Sử luận.

Sử học chuyên luận

Chữ Nho với văn Quốc-ngữ

Tiếng Việt Nam có cần phải hợp nhất không ?

Đã nên làm Từ điển Việt Nam chưa ?

Trảy Chùa Hương

Chữ Pháp có dùng làm Quốc văn Việt Nam được không ?

Khổng phu Tử Luận

Đạo đức đã đến ngày từ chức chăng?

Thế lực của đồng tiền

Một nhà văn tả thực : Guy de Maupassant

Danh dự luận

Tịch mịch

Luận giải văn học và triết học Phạm Quỳnh

Cuốn sách tập hợp những bài viết cho là tốt và tiêu biểu cho ngòi bút Phạm Quỳnh, hầu hết đã in trên tạp chí Nam Phong. Qua đó bạn đọc sẽ thấy rõ hơn được phần nào trạng thái tư tưởng và học thuật ở buổi giao thời Á Âu, thấy được phương diện học giả của chủ bút Nam Phong tạp chí.

Văn quốc ngữ
Chữ Nho với văn quốc ngữ
Bàn về quốc học
Quốc học với quốc văn
Bài diễn thuyết bằng quốc văn
Tục ngữ ca dao
Truyện Kiều
Thơ ta thơ Tây
Bàn về tiểu thuyết
Khảo về diễn dịch
Bàn về diễn thuyết
Thơ là gì?
Phê bình thơ văn mới: "Một tấm lòng" của Đoàn Như Khuê
Văn học nước Pháp
Thơ Baudelaire
Một nhà văn tả thực: Guy de Maupassant
Phục thù cho cha
"Cái nghĩa chết"
Triết học là gì?
Descarte, tổ triết học nước Pháp
Tư tưởng Keyserling
Phật giáo lược khảo
Khổng giáo luận
Văn minh luận
Đông Á, Tây Âu hai văn minh có thể dung hòa được không?
Đẹp là gì?
Bàn phiếm về văn hóa Đông Tây

Hoa Đường tùy bút:

Tập Hoa Đường tùy bút – Kiến Văn, Cảm Tưởng I, với bài cuối cùng Cô Kiều và tôi viết còn dở dang là những lời tâm sự ông rút từ ruột gan mình muốn thổ lộ, nhắn gửi với người đời sau. Đây là bản thảo đầu tiên ông viết chỉ để mình đọc, chưa phải để đưa đi in. PhamTon's blog đã thu thập bản sao chụp toàn bộ 11 bài ấy và công bố nguyên văn.

Thế thái nhân tình
Muốn sống
Chỉ buộc chân voi
Văn học, chính trị
Vô duyên
Chuyện một đêm một ngày
Con người hiểm độc
Anh chàng khoác lác
Lão Hoa Đường, Thiếu Hoa Đường
Tư tưởng Keyserling
Cô Kiều và tôi

Mười ngày ở Huế

Cung chiêm các Tôn Lăng

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung khác