"/>
"/>

9 năm vụ khủng bố 11/9 - Mỹ vẫn dính 'bẫy'

Theo Washington Post
08:45 SA @ Chủ Nhật - 12 Tháng Chín, 2010
Loạt vụ tấn công ngày 11/9/2001 nhằm vào nước Mỹ để lại hậu quả tồi tệ hơn nhiều so với những gì trùm khủng bố Osama bin Laden có thể tưởng tượng. Không những cướp đi sinh mạng của 3.000 con người, đòn đau này còn giáng thẳng vào trung tâm quyền lực quân sự và tài chính Mỹ. Nhưng đó mới chỉ là "mồi nhử" và nước Mỹ vẫn chưa thoát khỏi "cạm bẫy".

Bất kỳ một cuộc tấn công khủng bố nào đều nhằm mục đích kích động phản ứng thái quá từ một kẻ thù mạnh hơn. Và trong vòng 9 năm qua, Mỹ đã vướng vào cạm bẫy 11/9 với hết hành động quá mạnh này đến hạnh động quá mức khác.

Bin Laden vẫn là một nhân vật trung tâm của sự thù nghịch, đau đớn và khinh miệt ở nước Mỹ. Nhưng thủ lĩnh mạng lưới al-Qaeda xứng đáng được nhìn nhận là một chiến thuật gia lõi đời. Và trùm khủng bố ắt hẳn toại nguyện rất nhiều khi chứng kiến những gì nước Mỹ đã làm sau vụ 11/9.

Phản ứng đầu tiên của chính quyền Tổng thống George W. Bush hầu như đúng đắn. Sự phối hợp của các điệp viên CIA, các lực lượng đặc nhiệm và sức mạnh không quân đã hạ bệ chế độ Taliban ở Afghanistan, buộc Bin Laden và các phần tử al-Qeada phải gấp rút trốn qua biên giới vào Pakistan.


Tháp đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới bị tấn công khủng bố
ngày 11/9/2001. (Ảnh: AP)


Người Mỹ đã hành động nhanh chóng, mạnh mẽ và hiệu quả, như một lời cảnh báo rõ ràng đối với bất kỳ một tổ chức nào muốn tấn công khủng bố chống lại họ. Đây là thời điểm mà lẽ ra ông Bush cần phải tuyên bố "nhiệm vụ đã hoàn thành", kèm theo thông báo rằng các cơ quan và quân đội Mỹ sẽ tiếp tục truy lùng thủ lĩnh al-Qaeda. Thế giới sẽ hiểu còn người Mỹ có thể sẽ hài lòng.

Nhưng sự quỷ quyệt của khủng bố là ở chỗ, không có cái gọi là an ninh tuyệt đối. Mỗi một vụ việc đều dẫn tới một kế hoạch nào đó tồi tệ hơn.

Chính quyền Bush tự thuyết phục họ rằng bọn người âm mưu biến máy bay thành tên lửa đạn đạo có thể đã có trong tay những thứ vũ khí như "tên lửa" mang đầu đạn hạt nhân, sinh học và hóa học. Và chính suy nghĩ này đã trở thành cơn ác mộng, dẫn tới một loạt các giả định vô căn cứ: Saddam Hussein đã phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt, trong đó có vũ khí hạt nhân; có sự liên hệ giữa Tổng thống Iraq và mạng lưới al-Qaeda.

Bin Laden chả cần phải tốn sức với những quan niệm sai lầm này. Chúng chẳng có bất cứ một mối liên hệ thực tế nào với vụ 11/9. Cũng không có tổ chức nào có tên gọi "al-Qaeda ở Iraq" vào thời điểm đó.

Vượt qua sự phản đối yếu ớt, cuộc chiến nhằm vào Iraq khai màn và Mỹ dấn chân vào một cuộc chiến khác khốc liệt hơn, đau đớn hơn và kiệt quệ hơn nhiều so với hình dung của không ít người.

Chỉ mãi tới gần đây Tổng thống Obama mới tuyên bố vai trò chiến đấu của Mỹ ở Iraq đã chấm dứt. Nhưng ông vẫn che đậy khả năng hàng chục nghìn lính Mỹ vẫn tiếp tục ở đó, có thể thêm vài năm nữa, bởi vì Iraq không đủ sức mạnh quân sự để bảo vệ chính mình.

Khoảng 100.000 binh lính Mỹ đã ở hoặc chuẩn bị tới Afghanistan - không phải bởi vì Mỹ cam kết xây dựng một nền dân chủ hoạt động ở đây, càng không phải bởi những gì đã xảy ra với các bé gái và phụ nữ Afghanistan nếu Taliban giành lại quyền kiểm soát. Thực chất chính là vũ khí hạt nhân.

Pakistan có một kho vũ khí khoảng 60-100 đầu đạn hạt nhân. Nếu có bất kỳ vũ khí nào trong số này rơi vào tay các phe thân Taliban ở Pakistan thì hậu quả không thể lường trước được.

Một lần nữa, thế tiến thoái lưỡng nan này lại do chính người Mỹ gây ra. Cuộc chiến chống khủng bố ở Mỹ được đông đảo dân chúng ở Pakistan coi là cuộc chiến nhằm vào đạo Hồi. Một phong trào Hồi giáo đang chiếm được lợi thế ở đó và đe dọa đến sự ổn định của chính phủ trong lúc sự hiện diện của quân Mỹ ở Pakistan không thể bảo vệ được chính quyền ở Islamabad.

Tuy thế, nhiều khả năng hàng chục nghìn quân Mỹ vẫn tiếp tục đóng ở nước láng giềng Afghanistan trong một khoảng thời gian nào đó.

Có lẽ, Osama bin Laden đã thấy trước được một số viễn cảnh này khi ông ta thực hiện kế hoạch 11/9 từ các căn cứ được Taliban bảo vệ ở Afghanistan.

Vì các quốc gia bị khủng bố nhắm tới thường bỏ qua một số nguyên tắc quan trọng, trùm khủng bố có lẽ đã thấy trước điều gì đó cùng với những Abu Ghraib, những "khu vực đen", thậm chí cả nhà tù ở Vịnh Guantanamo. Song bin Laden cần một sự hợp tác "vô thức" từ nước Mỹ và hắn đã được "đáp ứng" - hơn 1 nghìn tỷ USD chi cho 2 cuộc chiến, hơn 5.000 binh sĩ bị giết hại, hàng chục nghìn người Iraq và Afghanistan mất mạng.

Quân đội Mỹ đã quá căng đến nỗi mà một trong ít ỏi các ngành phát triển được ở một nền kinh tế ảm đạm là các hãng chuyên cung cấp các nhà thầu tư nhân cho mọi lĩnh vực, từ thẩm vấn, đảm bảo an ninh đến thu thập thông tin tình báo.



Mỹ đã phải dốc sức ở Afghanistan và Iraq, gần đây hơn nữa là ở Yemen và Somalia; họ đã tạo ra một bộ máy an ninh quốc gia phình to và miệt mài theo đuổi cơn giận dữ của chính mình đến nỗi quên bẵng những ý định của kẻ thù. Và đến nay, 9 năm sau sự kiện kinh hoàng, họ vẫn tiếp tục tranh cãi nảy lửa quanh kế hoạch xây dựng một trung tâm Hồi giáo ở Vùng Bình địa và quanh tuyên bố đốt kinh Koran của một mục sư ở Florida vào đúng ngày kỷ niệm sự kiện đau thương.

Nếu bin Laden không nhìn thấy trước tất cả những điều này thì ông ta hẳn cũng nhanh chóng hiểu ra. Trong một thông điệp qua video năm 2004, thủ lĩnh al-Qaeda từng lớn tiếng tuyên bố sẽ dẫn nước Mỹ vào con đường tự hủy diệt.

Mặc dầu chi tiêu khởi đầu chỉ là vài trăm nghìn đôla, đào tạo và thí mạng 19 thành viên trong đội quân trung thành với ông ta, bin Laden đã chứng kiến phong trào gồm vài trăm kẻ quá khích của mình trở thành một mạng lưới rộng khắp toàn cầu. Có kẻ thù nào của nước Mỹ đạt được những thành công như vậy?

Liệu bin Laden, với trí tưởng tượng dữ dội nhất của hắn, có hy vọng sẽ tạo ra nhiều hỗn loạn hơn thế? Đã qua rồi thời đại chỉ trích những gì mà kẻ thù của nước Mỹ đã và vẫn tìm kiếm - và cách thức nước Mỹ "đáp ứng" ông ta. Đã đến lúc thôi "giúp" bin Laden.
Nguồn:Vietnamnet
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Giao tiếp liên văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa: một số vấn đề triết học

    28/11/2019TS. Nguyễn Vũ HảoGiao tiếp liên văn hóa chính là sự giao tiếp giữa các nền văn hóa, giữa các cộng đồng văn hóa khác nhau với những phương thức sống và thế giới quan khác nhau. Bản thân sự giao tiếp liên văn hóa không phải là một hiện tượng mới mẻ, mà đã trải qua lịch sử hàng ngàn năm, gắn liền với số phận của tất cả các dân tộc, các cộng đồng người trên thế giới....
  • Nhận thức thế giới trong thời đại thông tin

    01/02/2018Nguyễn Trần BạtCon người có thể nhận thức thế giới hay không là một câu hỏi hóc búa không chỉ với các nhà triết học mà còn với cả nhân loại. Tuy nhiên, không chỉ giữa các nhà triết học duy tâm với các nhà triết học duy vật, mà ngay cả giữa những nhà triết học duy tâm với nhau hay giữa các nhà triết học duy vật với nhau cũng có những mâu thuẫn nhất định trong việc trả lời câu hỏi này. Vậy chân lý nằm ở đâu?
  • Lời thú tội của một sát thủ kinh tế

    03/05/201620 năm sau khi viết cuốn "Lương tâm của một sát thủ kinh tế", John Perkins - một cựu sát thủ kinh tế (EHM) - đã phải chứng kiến những sự kiện kinh hoàng trên thế giới. Bản thân tác giả đã có lúc bị níu chân bởi "những lời đe dọa hay những khoản đút lót"...
  • Lộng hành

    16/11/2015Nguyễn Trần BạtSự lộng hành của các khuynh hướng chính trị luôn ám ảnh nhân loại suốt từ cuối thế kỷ XIX đến nay. Lộng hành chính là kết quả của việc một khuynh hướng chính trị, khuynh hướng tư tưởng, khuynh hướng văn hoá, khuynh hướng tôn giáo không được kiểm soát và không được cân bằng bởi những khuynh hướng khác...
  • Cơ hội thứ tư - toàn cầu hóa

    18/04/2004Nguyễn Trần BạtMỗi một dân tộc đều tranh luận với các dân tộc khác về hệ thống giá trị, về định nghĩa con người của mình mà không dịch chuyển đến cái ngưỡng của nó. Từ những năm cuối thế kỷ XX đến nay, trên thế giới xuất hiện một trào lưu mới, một hiện tượng văn hóa mới và rộng lớn, đó là hiện tượng toàn cầu hoá. Hiện tượng này đã phá vỡ từng mảng một sự cát cứ về tinh thần trên toàn thế giới...
  • Thánh chiến

    11/09/2009Cao Huy ThuầnTôi có hai hình ảnh nước Mỹ ở trong lòng: một nước Mỹ siêu cường đã thả bom trên đất nước tôi và một nước Mỹ rất nhạy cảm với lý tưởng đã chống lại việc thả bom đó. Chiến tranh Việt Nam kết thúc, phần chính là nhờ ở sức chiến đấu của dân tộc tôi, nhưng cũng nhờ ở sự đóng góp rất lớn của chính dân tộc Mỹ. Vì sao? Vì dân tộc Mỹ rất nhạy với lý tưởng và chiến tranh Việt Nam rốt cục đã đặt ra cho dân tộc Mỹ một vấn đề đạo đức, một vấn đề lương tâm
  • Lịch sử Bí mật Đế chế Hoa Kỳ

    16/08/2009Với những người đã từng đọc “Lời thú tội của một sát thủ kinh tế” - một cuốn sách nổi đình đám cách đây vài năm - chắc hẳn không thể bỏ qua cuốn “Lịch sử bí mật đế chế Hoa Kỳ” của cùng tác giả người Mỹ John Perkins, mà Alpha Books phối hợp với NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật cho ra mắt bạn đọc...
  • Thế giới có quá nóng, quá phẳng, quá chật?

    07/07/2009Ngọc Tú (lược dịch từ Slate Magazine)Nóng, Phẳng, Chật nhấn mạnh rằng sự thay đổi khí hậu do con người gây ra là một mối đe dọa chết người đối với toàn xã hội. Dân số ngày càng tăng, đi liền với lượng tiêu thụ tài nguyên và năng lượng ngày càng cao khi thế giới trở nên giàu có hơn, sẽ vượt quá mức chịu đựng của cả thị trường và trái đất.
  • Địa vị của nền kinh tế Hoa Kỳ và các chính sách kinh tế của tân Tổng thống Obama

    13/11/2008PV Vietnamnet phỏng vấn ông Nguyễn Trần Bạt"Tất cả các giải pháp về nền kinh tế Hoa Kỳ trước hết phải bắt đầu bằng việc tổ chức lại nền kinh tế tài chính của Hoa Kỳ, việc này không chỉ đơn thuần là xây dựng lại một số chính sách trước mắt." - Ông Nguyễn Trần Bạt trả lời phỏng vấn của báo Vietnamnet ngày 6/11/2008
  • Những rủi ro toàn cầu

    16/03/2007Bích Thủy"Nền kinh tế toàn cầu đang phát triền mạnh mẽ hơn bao giờ hết nhưng nó vân rất dễbị tổn thương. Mức độ nghiêm trọng của những rủi ro đang tăng lên do Chính phủ các nước và giới doanh nghiệp trên thế giới giữa quan tâm đúng mức, đó là đánh giá trong một báo cáo vừa được diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) ở Oavos, Thụy Sĩ công bố.Theo đó, có 23 rủi ro toàn cầu cốt yếu nhất trải rộng trên 5 lĩnh vực khác nhau.
  • Sự va chạm của các nền văn minh

    04/07/2005Lam KiềuVài năm gần đây, bạo lực liên tiếp leo thang ở nhiều nơi trên thế giới, các cuộc khủng bố đẫm máu đe dọa cuộc sống của bao người dân vô tội. Hơn thế nữa, các tài sản văn hoá vật thể, minh chứng cho sức mạnh vĩ đại của con người cũng bị phá huỷ. “Trong các cuộc chiến tranh giữa các nền văn hoá, thì văn hoá bao giờ cũng là kẻ chiến bại”. Đó là một trong rất nhiều nhận xét sâu sắc và đầy tâm huyết mà Samuel Shungtington đưa ra trong cuốn sách của mình.
  • xem toàn bộ