Giao tiếp liên văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa: một số vấn đề triết học

Phó chủ nhiệm Khoa Triết học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
04:41 CH @ Thứ Năm - 28 Tháng Mười Một, 2019

Giao tiếp liên văn hóa chính là sự giao tiếp giữa các nền văn hóa, giữa các cộng đồng văn hóa khác nhau với những phương thức sống và thế giới quan khác nhau. Bản thân sự giao tiếp liên văn hóa không phải là một hiện tượng mới mẻ, mà đã trải qua lịch sử hàng ngàn năm, gắn liền với số phận của tất cả các dân tộc, các cộng đồng người trên thế giới.

Cho đến nay, khi bước vào thế kỷ XXI, nhân loại đã đạt được những thành tựu to lớn về khoa học và công nghệ. Nhờ các phương tiện truyền thông hiện đại, nhờ mạng internet, điện thoại di động, điện thoại truyền hình, nhờ vô số các kênh truyền thanh và truyền hình quốc tế, nhờ sự phát triển mạnh mẽ của kỹ nghệ giao thông nội địa và quốc tế, nhất là kỹ nghệ hàng không, v.v., cơ hội giao lưu, giao tiếp đối thoại, học hỏi lẫn nhau giữa các nền văn hóa và các cộng đồng văn hóa trên khắp hành tinh ngày càng gia tăng mạnh mẽ. Trong bối cảnh ấy, toàn cầu hóa đã trở thành một xu thế lịch sử không thể tránh khỏi, lôi cuốn tất cả các dân tộc, các nền văn hóa trên thế giới. Do vậy, giao tiếp liên văn hóa đã trở thành một bộ phận không thể tách rời của đời sống xã hội đương đại, trở thành lĩnh vực được nhiều ngành khoa học quan tâm nghiên cứu, như nhân học, văn hóa học, sử học, xã hội học, tâm lý học, v.v., đặc biệt là triết học liên văn hóa (the intercultural Philosophy). Bài viết này có thể coi như lời giới thiệu nhập môn, sơ lược cho triết học liên văn hóa - một chuyên ngành triết học còn ít được nghiên cứu ở Việt Nam. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chỉ tập trung làm sáng tỏ một số khía cạnh triết học của giao tiếp liên văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa trên cơ sở nhìn nhận những đóng góp và hạn chế của L.Wittgenstein đối với sự ra đời của triết học liên văn hóa.

Vấn đề đặt ra là, liệu và ở chừng mực nào, người ta có thể hiểu được những người thuộc về một nền văn hóa và phương thức sống hoàn toàn xa lạ? Có những giải đáp khác nhau cho vấn đề này. Một số nhà triết học theo quan niệm bi quan cho rằng, nói chung, người ta không thể hiểu được những người thuộc về một nền văn hóa hay phương thức sống xa lạ, bởi cách thức tư duy và hành động của họ là hoàn toàn khác về nguyên tắc, không có điểm nào chung với cách thức tư duy và hành động trong nền văn hóa của mình. Các nhà triết học này là đại biểu của chủ nghĩa tương đối văn hóa (the cultural relativism). Ngược lại, một số nhà triết học khác lại bênh vực quan điểm lạc quan cho rằng, chúng ta có thể hiểu được sự giao tiếp liên văn hóa, bởi con người trong mỗi nền văn hóa đều có chung những nền tảng nhân học phổ quát và bẩm sinh giống nhau. Họ là những người đại diện của chủ nghĩa phổ quát văn hóa (the cultural universalism). Như vậy, có hai quan điểm cực đoan, hoàn toàn đối lập và xung khắc với nhau: chủ nghĩa tương đối văn hóa và chủ nghĩa phổ quát văn hóa.

Vào những năm cuối đời, L.Wittgenstein đã đưa ra quan điểm dung hòa các thái cực này. Cách tiếp cận của ông trong việc lý giải hiện tượng liên văn hóa được tập trung ở hai luận điểm mà dường như trái ngược nhau. Một mặt, ông thừa nhận những nét chung và tương đồng trong cách tư duy và hành động của con người nói chung trong tất cả các nền văn hóa và các cộng đồng văn hóa với tư cách nền tảng nhân học phổ quát cho việc tìm hiểu sự giao tiếp liên văn hóa. Nền tảng nhân học phổ quát này được coi là phù hợp với bản chất chung của con người mang tính nhân loại, không phụ thuộc vào chủng tộc, giới tính, đặc điểm thế giới quan hay hoàn cảnh sống, v.v.. Mặt khác, ông vẫn ủng hộ việc duy trì tính đa dạng của các nền văn hóa, các thế giới quan văn hóa và những phương thức sống khác nhau thuộc về các dân tộc trên thế giới cũng như các xã hội đa văn hóa để từ đó, khẳng định sự khác biệt và cả sự đối lập giữa các thế giới quan văn hóa như là những giới hạn không thể vượt qua khi tìm hiểu sự giao tiếp liên văn hóa. Về thực chất, ông chủ trương tìm hiểu con đường thứ ba để dung hoà chủ nghĩa tương đối văn hóa với chủ nghĩa phổ quát văn hóa và cố gắng tìm ra tính thống nhất trong sự đa dạng của các nền văn hóa, các thế giới quan và các phương thức sống khác nhau.

Câu hỏi đặt ra trong giao tiếp liên văn hóa là: Tại sao, người ta thường rất khó khăn và thậm chí, trong nhiều trường hợp, còn không thể hiểu được những người thuộc về các nền văn hóa khác hay cộng đồng văn hóa khác?Khi trả lời câu hỏi này, thường có xu hướng cho rằng, sở dĩ như vậy là do tư duy của họ hoàn toàn bí mật và dường như, nó được giấu kín trong thân thể và không thể tiếp cận được một cách công khai(1).

L.Wittgenstein đã phê phán một cách khá gay gắt quan điểm này, nhất là luận điểm của phái Đêcáctơ về cái gọi là sự bí mật hoàn toàn của cái bên trong, tức là trạng thái tinh thần của người khác - một luận điểm dựa trên cơ sở thừa nhận ngôn ngữ cá nhân (the private language). Theo L.Wittgenstein, chúng ta vẫn có thể biết được cảm giác ở một mức độ nhất định (chẳng hạn, cảm giác đau) hay nhận biết được ý nghĩ của người khác thông qua các hành vi công khai (hành vi ngôn ngừ hay phi ngôn ngữ). Vậy, vì sao chúng ta lại không thể hiểu được những người từ nền văn hóa xa lạ? Theo ông, chúng ta không hiểu được được tư tưởng và hành động của những người thuộc các nền văn hóa xa lạ không phải vì tư duy của họ hoàn toàn bí mật và không thể tiếp cận được đối với chúng ta(2). Chúng ta cũng không thể hiểu được những người theo phương thức sống và thế giới quan văn hóa khác, thậm chí cả khi cái bên trong của họ hoàn toàn có thể tiếp cận được đối với chúng ta. Đương nhiên, ngôn ngữ cũng có thể là một trở ngại quan trọng đầu tiên, nhưng đó không phải là nguyên nhân cơ bản cho việc nhận thức liên văn hóa(3). Nguyên nhân cơ bản của việc không thể nhận thức được liên văn hóa có liên quan đến hiện tượng “mù văn hóa”, tức là liên quan đến việc không hiểu, không nếm trải, không thực hành các “trò chơi ngôn ngữ” và các phương thức sống theo văn hóa cùng các truyền thống, thói quen, tập quán của nền văn hóa xa lạ ấy. Bệnh “mù văn hóa” (trong đó có “mù ngôn ngừ”), hay việc không thể nhận thức được văn hóa, theo L.Wittgenstein, có thể là nguyên nhân ban đầu dẫn đến sự xung đột giữa các phương thức sống theo văn hóa hay giữa các thế giới quan văn hóa. Đây là vấn đề đầu tiên thường gặp trong giao tiếp liên văn hóa.

Theo L.Wittgenstein, ranh giới giữa khả năng hiểu biết và không hiểu biết về giao tiếp liên văn hóa tùy thuộc vào mức độ tương đồng và dị biệt của các thế giới quan văn hóa. Các thế giới quan văn hóa càng tương đồng với nhau thì khả năng hiểu chúng càng dễ dàng. Ngược lại, các thế giới quan văn hóa càng khác biệt thì cơ hội hiểu được chúng càng khó khăn. Điều này, theo chúng tôi, đã giải thích rõ tại sao những người xuất thân từ các nền văn hóa tương đồng, có phương thức sống hay thế giới quan gần gũi với nhau, chẳng hạn người Việt Nam, người Trung Quốc, người Hàn Quốc thường hiểu nhau dễ hơn là hiểu người châu Âu hay người Mỹ. Như vậy, điểm mấu chốt nhất, khó khăn nhất của việc hiểu biết về giao tiếp liên văn hóa có liên quan đến sự khác nhau về nguyên tắc giữa các nền văn hóa hay giữa những thế giới quan văn hóa. Đây mới chính là nguyên nhân cơ bản, sâu xa của sự xung đột văn hóa. Bởi lẽ, các thế giới quan văn hóa này được dựa trên các nguyên tắc khác nhau và về bản chất, không dung hợp nhau. Theo đó, có thể nói, về thực chất, sự xung đột văn hoá là sự xung đột giữa các nguyên tắc không thể dung hợp nhau. Vấn đề này đã được L.Wittgenstein phân tích khá chi tiết trong Bàn về xác tín (“Uber Gewiβheit”) mà ở đó, qua hàng loạt ví dụ và chú giải, ông đã cho thấy rằng, trong nhiều trường hợp, các thế giới quan văn hóa đã không thể đạt được sự đồng thuận theo kiểu một thế giới quan siêu văn hóa toàn cầu(5).

Ủng hộ sự bình đẳng giữa các thế giới quan văn hóa, L.Wittgenstein cho rằng, chúng ta không thể nói một nền văn hóa hay một thế giới quan văn hóa, một phương thức sống của một cộng đồng nào đó là đúng hay sai, khoa học hay không khoa học, cao hơn hay thấp hơn. Một thế giới quan văn hóa không tốt cũng chẳng xấu, không đúng cũng không sai. Nó đơn giản chỉ là kết quả của việc kế thừa qua các thế hệ, kết quả của nền giáo dục của mỗi cộng đồng văn hóa. Tiêu chí phân biệt đúng hay sai chỉ có giá trị trong khuôn khổ của cộng đồng văn hóa đó với tư cách nền tảng định hướng tư duy và hành động cho tất cả các thành viên của nó. Vì vậy, không nên sử dụng tiêu chí của cộng đồng này để phán xét hay chỉ trích cộng đồng khác(6). Ủng hộ tính đa dạng của các nền văn hóa và các phương thức sống theo văn hóa, L.Wittgenstein chủ trương chống lại sự độc quyền chân lý của một cộng đồng văn hóa nào đó, đặc biệt là chống lại “thuyết lấy châu Âu làm trung tâm(7) và do vậy, cũng đã chống lại quan niệm đồng nhất toàn cầu hóa với phương Tây hóa hay Mỹ hóa.

Có thể nói, sự khác biệt về nguyên tắc giữa các thế giới quan văn hóa đã trở thành nguyên nhân chủ yếu của sự xung đột gay gắt giữa chúng, khi người ta vận dụng mô hình tư duy chủ quan theo “thuyết lấy cái tôi làm trung tâm tức là chỉ dựa vào các tiêu chí của mình hay cộng đồng văn hóa mình để phê phán các đại biểu của các cộng đồng văn hóa khác và bác bỏ các nguyên tắc của họ. Do vậy, để giải quyết các vấn đề liên quan đến sự khác biệt về nguyên tắc giữa các thế giới quan văn hóa, đặc biệt là để tránh các nguy cơ xung đột giữa các nguyên tắc không dung hợp nhau, theo L.Wittgenstein, cần phải vận dụng ba giải pháp cơ bản trong giao tiếp liên văn hóa với những bối cảnh lịch sử, xã hội khác nhau.

Giải pháp đầu tiên là chấp nhận sự tồn tại hòa bình của các nguyên tắc khác nhau hay các thế giới quan văn hóa khác nhau. Với giải pháp này, cần phải chấm dứt việc phổ quát hóa các tiêu chí đánh giá của cộng đồng văn hóa mình, từ bỏ việc chỉ trích các cộng đồng văn hóa khác và phương thức sống của họ, tức là phải từ bỏ mọi tranh cãi về sự khác nhau cơ bản giữa các cộng đồng văn hóa đó, về ưu thế của cộng đồng này so với cộng đồng khác, một khi các bên không thể đạt được sự đồng thuận. Muốn vậy, phải tôn trọng và chấp nhận sự lựa chọn các phương thức sống khác, không coi chúng là sai, mà cùng lắm chỉ là khác với phương thức sống của mình(8).

Giải pháp thứ hai là thuyết phục. Đây là một giải pháp khá phổ biến, thường được người ta vận dụng, mặc dù ý định đó có thể bị che giấu. Để thực hiện việc thuyết phục, truyền bá thế giới quan và phương thức sống của mình, của cộng đồng văn hóa mình, người ta thường tìm cách chứng minh tính đúng đắn trong thế giới quan của mình, của cộng đồng văn hóa mình, đồng thời xem nó như là tiêu chí để phê phán và bác bỏ các thế giới quan khác. Khi đó, nguy cơ xung đột văn hóa rất có thể lại xuất hiện. Do vậy, cùng với biện pháp thuyết phục hòa bình, trong trường hợp cực đoan, người ta còn sử dụng cả biện pháp thuyết phục cưỡng bức. Giải pháp này chỉ phát huy tác dụng trong những điều kiện lịch sử nhất định và đối với những bộ phận nhất định của cộng đồng văn hóa khác, bộ phận những người không triệt để trung thành với các nguyên tắc của cộng đồng văn hóa mình. Trong tình huống gay cấn của xung đột liên văn hóa, giải pháp thuyết phục cưỡng bức có thể kèm theo các phương tiện và biện pháp cực đoan, kể cả những hành động bạo lực, quân sự, khủng bố, thậm chí sử dụng cả chiến tranh hủy diệt từ một phía. Ngược lại, bộ phận trung kiên nhất (hay cuồng tín nhất) của phía bên kia sẽ phản ứng lại một cách gay gắt bằng những hành động trả đũa, thậm chí báo thù để bảo vệ danh dự và giá trị của các nguyên tắc thế giới quan văn hóa của cộng đồng mình. Cứ như vậy, thật không dễ gì có thể thoát ra khỏi vòng xoáy bạo lực. Điều này, khi ở quy mô lớn, thậm chí còn có thể dẫn đến các cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa các nền văn hóa hoặc dẫn đến “sự đụng độ của các nền văn minh” trên phạm vi toàn thế giới như Samuel Huntington đã cảnh báo. Một khi các đại diện của một bên cảm thấy bị “dồn vào chân tường” và nhận thấy nguy cơ lớn có thể hủy hoại nền văn hóa và phương thức sống của mình, thì họ sẵn sàng sử dụng mọi biện pháp, kể cả những biện pháp khủng bố man rợ để bảo vệ một cách triệt để nhất (hay cuồng tín nhất) nền văn hóa và các giá trị của họ, mà không hề quan tâm hay cân nhắc đến việc điều đó đúng hay sai, đạo đức hay phi đạo đức, có nhân tính hay phi nhân tính. Họ sẵn sàng hy sinh tính mạng của mình cho cái mà họ coi là những mục tiêu thiêng liêng trong cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa các nền văn hóa. Chủ nghĩa khủng bố quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay là một trong những minh chứng cho điều này. Theo chúng tôi, giải pháp thuyết phục cưỡng bức như vậy trong thời đại toàn cầu hóa, thời đại của vũ khí hạt nhân hiện nay là hoàn toàn không thích hợp, không có tác dụng và không thể chấp nhận được bởi nó chỉ đưa đến hủy diệt, tàn phá, đe dọa sự tồn tại chung của nền văn minh nhân loại.

Giải pháp thứ ba cho việc giải quyết sự xung đột giữa các cộng đồng văn hóa được L.Wittgenstein đưa ra là: hướng đến một thế giới quan phổ quát toàn cầu dựa trên nền tảng nhân học chung của con người trong tất cả các nền văn hóa, tức là dựa trên sự tương đồng trong cách thức tư duy và hành động của con người với tư cách bản chất loài; dựa vào sự dung hòa giữa các thế giới quan văn hóa và đặc biệt là dựa vào việc tôn trọng tất cả các nền văn hóa khác nhau và bình đẳng với nhau. Với giải pháp này, tất yếu diễn ra quá trình thay đổi, chuyển đổi và dần chấp nhận ở tất cả các thế giới quan và phương thức sống theo hướng tạo ra một thế giới quan văn hóa toàn cầu. Thế giới quan này dựa trên sự thống nhất trong sự đa dạng của tất cả các nền văn hóa, một sự thống nhất mà không loại trừ sự đa dạng của các nền văn hóa, các thế giới quan văn hóa khác.

Theo chúng tôi, quá trình toàn cầu hóa hiện nay phải được hiểu theo nghĩa này. Toàn cầu hóa

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Văn hóa và giao lưu

    08/01/2015Đặng Nhật MinhGiao lưu văn hóa là một hành xử hai chiều: Đem tinh hoa văn hóa của mình giới thiệu với người nước ngoài và ngược lại đem những tinh hoa văn hóa từ bên ngoài để giới thiệu với người trong nước, qua đó học hỏi làm giàu thêm cho văn hóa của nước mình. Vế thứ nhất chúng ta đã làm và làm tốt...
  • Toàn cầu hóa về văn hóa

    22/04/2014Nguyễn Trần BạtCàng ngày con người càng nhận ra một trào lưu toàn cầu hóa khác, thậm chí còn quyết liệt hơn, sâu sắc hơn, đó là toàn cầu hóa về văn hóa. Cũng giống như toàn cầu hóa nói chung, toàn cầu hóa về văn hóa có từ rất lâu và là kết quả của sự tương tác giữa các cộng đồng...
  • Cơ hội thứ tư - toàn cầu hóa

    18/04/2004Nguyễn Trần BạtMỗi một dân tộc đều tranh luận với các dân tộc khác về hệ thống giá trị, về định nghĩa con người của mình mà không dịch chuyển đến cái ngưỡng của nó. Từ những năm cuối thế kỷ XX đến nay, trên thế giới xuất hiện một trào lưu mới, một hiện tượng văn hóa mới và rộng lớn, đó là hiện tượng toàn cầu hoá. Hiện tượng này đã phá vỡ từng mảng một sự cát cứ về tinh thần trên toàn thế giới...
  • Giao lưu liên văn hóa và tiến bộ chung của các nền văn minh thế giới

    12/11/2009Yao JiehouNgày nay, thế giới đang bộc lộ khuynh hướng đa dạng hoá các nền văn hoá và phát triển được xem như là sự gia tăng trong giao lưu toàn cầu một cách chặt chẽ. Những nghiên cứu liên văn hoá cũng như nghiên cứu về các nền văn minh thế giới đã trở thành một ngành nghiên cứu ngày càng phát triển với tính cách một khoa học liên ngành được giới học thuật quốc tế rất quan tâm.
  • Giao lưu văn hóa trong thời hội nhập

    12/08/2008GS. TS Hồ Sĩ VịnhGiao lưu văn hóa (GLVH) trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa đòi hỏi bản lĩnh văn hóa Việt Nam. Bản lĩnh, bản sắc dân tộc là cội rễ của GLVH. Trong mọi hoạt động văn hóa, Đảng và Nhà nước ta bao giờ cũng nêu cao định đề biện chứng: Kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại...
  • Nhận thức lại toàn cầu hóa và chỉ số toàn cầu hóa của Việt Nam trong 72 nước năm 2007

    14/05/2008PGS. TS. Hồ Sĩ Quý ([email protected])Về cơ bản,TCH là một hiện tượng đi theo logic của tiến bộ xã hội. Nhưng giống như mọi nấc thang tiến bộ khác, không có bước tiến bộ nào thuần tuý bằng phẳng, giản đơn. Để tiến bộ, đôi khi sự phá triển lại phải đi theo những lối quanh co, thậm chí, những bước thụt lùi với những cái giá phải trả có thể sẽ rất đắt nếu như các chính phủ thiếu tầm nhìn xa và không kịp thời đưa ra được những quyết sách thông minh. Với nội dung chính như vậy, bài viết bàn tới 6 vấn đề: 1/ Thời điểm xuất hiện TCH, 2/ Bộ mặt của TCH, 3/ TCH và tình trạngđói nghèo, 4/ Vấn đềTCH văn hoá, 5/ TCH ở châu Á 6/ Chỉ số toàn cầu hoá...
  • Toàn cầu hóa văn hóa

    08/05/2008Ths. Phạm Ngọc HàSuy nghĩ về những điều kiện phát triển của toàn cầu hoá nhằm xây dựng khái niệm chung sống giữa các nền văn hoá để trên cơ sở đó, cho phép nghiên cứu mối quan hệ của tam giác bản sắc - văn hoá - truyền thông là hết sức quan trọng và cần thiết. Xuất phát từ thực tế đó, tác giả Dominique Wolton đã cho ra mắt cuốn sách Toàn cầu hóa văn hoá...
  • Toàn cầu hóa về văn hoá

    13/04/2008Nguyễn Trần BạtNgoài hai xu thế là dân chủ hóa về chính trị và tự do hóa về kinh tế còn có một xu thế lớn khác là toàn cầu hóa về văn hoá. Hiện nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, người ta nói nhiều đến toàn cầu hóa nhưng chủ yếu là nói về khía cạnh kinh tế. Nói như thế là phiến diện, mặc dù nó có lý do lịch sử...
  • Giao lưu văn hóa trong thời đại toàn cầu hóa

    22/08/2007GS. Hồ Sĩ VịnhGiao lưu văn hóa là một quy luật của thời đại, là hiện tượng phổ biến của xã hội loài người. Nhờ GLVH đúng hướng mà các nước chậm phát triển có cơ hội trở thành nước phát triển. Trong mọi hoạt động văn hóa Ðảng và Nhà nước ta bao giờ cũng nêu cao định đề biện chứng : kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
  • Con người, dân tộc và các nền văn hóa: chung sống trong thời đại toàn cầu hóa

    15/06/2007Cuốn sáchlà những suy ngẫm, phần nào có thể gọi là tổng kết mấy chục năm nghiên cứu và giảng dạy các vấn đề này, những suy ngẫm vừa dựa trên một khối lượng kiến thức lịch sử triết học đồ sộ ...
  • Hệ tiêu chuẩn văn hóa chính trị toàn cầu

    17/04/2007Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupToàn cầu hóa là quá trình tương tác trên quy mô toàn cầu của các loại hình hoạt động xã hội, bao gồm cả loại hình hoạt động chính trị. Biểu hiện cơ bản nhất của toàn cầu hóa là sự hợp tác toàn cầu...
  • Việt Nam và toàn cầu hóa

    12/12/2006TS. Nguyễn Quang ANhiều người có lý khi cho rằng qúa trình toàn cầu hóa mới bắt đầu ở Việt Nam từ 1986. Nếu như toàn cầu hóa như một qúa trình như trên, ở tầm dài hơn thì cũng có thể hình dung khác đi một chút...
  • Về vai trò của triết học trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay

    31/08/2006GS. TS. Nguyễn Trọng ChuẩnTrong giai đoạn toàn cầu hoá hiện nay, cái giúpcho con người vượt qua nhữngkhó khăn, thử thách, giải thoátcon người khỏi những tháchđố và vướng mắc củacuộc sống, đáp ứngnhu cầu thường nhật vàlâu dàicủa nhân loại không chỉ là kinh tế,kỹ thuật hiện đại vàcông nghệcao, mà còn là triếthọc. Triếthọc giúpcho con người tìm ra lời giải không chỉ cho những tháchđố muôn thuở, màcòn cho những vấnđề hoàn toàn mớido quá trình toàn cầu hoá đặt ra...
  • Hội nhập quốc tế: Cơ hội và thách thức đối với giá trị truyền thống trong điều kiện toàn cầu hóa

    19/07/2005Nguyễn Trọng ChuẩnQuá trình toàn cầu hóa đang diễn ra hiện nay là hệ quả của sự phát triển vô cùng mạnh mẽ, mang tính chất đột biến của khoa học và công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin. Các phương tiện hiện đại của công nghệ thông tin, trước hết là mạng Internet, mạng viễn thông toàn cầu, cáp quang xuyên đại dương, các mạng kết nối siêu lộ thông tin, … đã tạo ra kết cấu hạ tầng kỹ thuật của toàn cầu hóa.
  • xem toàn bộ