61 quốc gia có người đọc sách nhiều nhất, không có Việt Nam

05:16 CH @ Thứ Ba - 05 Tháng Năm, 2020

Hôm qua, đọc bản tin thống kê 61 quốc gia có người đọc sách nhiều nhất thế giới không hề có tên Việt Nam tự dưng nhớ đến chuyện VN lọt vào danh sách 5 nước hạnh phúc nhất thế giới...

.

Tác giả đứng trước một tiệm sách ra đời từ năm 1775, nằm ngay giữa trái tim của Milan, Ý - Ảnh: Tác giả cung cấp

.

Chưa có câu trả lời chính xác có bao nhiêu người Việt đọc sách, số lượng người Việt đọc sách bao nhiêu bản một năm? Nhưng những số liệu chung về thực trạng đọc sách thật đáng lo ngại.

Theo số liệu thống kê của Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch công bố tháng 4-2013, mỗi năm mỗi người Việt Nam chỉ đọc 0,8 cuốn sách.

Số sách phân bổ tại các thư viện bình quân là 0,35 bản/người. Số lượng bản in, nhất là những đầu sách công cụ có giá trị tư tưởng, hàm lượng tri thức cao, chỉ dừng lại ở mức độ tối thiểu vài ba trăm bản cho dân số 80 triệu.

Điều này trùng hợp với các số liệu về thói quen, sở thích đọc và kỹ năng đọc, mà chúng tôi nghiên cứu cách đây không lâu tại Viện KHXH vùng Nam bộ.

Thôi thì cứ cho rằng kỷ nguyên công nghệ thông tin bùng nổ với trào lưu văn hóa nghe nhìn đã và đang lấn át và làm mai một văn hóa đọc, nhưng nếu so với một quốc gia châu Á khác - Nhật Bản, dù mọi sự so sánh đều khập khiễng, bình quân một người Nhật đọc 20 bản sách mỗi năm, thì thật khó giải thích.

Sự khác biệt về thu nhập đương nhiên dẫn đến sự khác biệt rõ ràng về chất lượng sống giữa quốc gia giàu và quốc gia nghèo? Liệu điều này có thật logic khi nhìn đơn thuần dưới góc độ văn hóa không? Chúng ta tự huyễn hoặc bản thân hay thói quen tự định kiến của người Việt. Nhìn đâu cũng thấy người Việt xấu xí!

.


Tủ sách gia đình của một người Ý bình thường nhưng có đến 24.000 đầu sách

Nửa tháng trước, ăn cơm tối ở nhà chị Huỳnh Ngọc Nga - một người Ý gốc Việt. Căn hộ chung cư của gia đình chị chưa tới 100m2, tràn ngập sách. Khoảng 23.000 cuốn đủ loại khác nhau, kể cả cuốn sách cổ có từ thế kỷ 18. Nhiều hơn số lượng sách của một thư viện trung bình ở VN.

Ông xã của chị, một người Ý trăm phần trăm, khiêm tốn nói nhà người Ý nào cũng có rất nhiều sách. Họ xem sách như của để dành. Rất bình thường. Anh ấy khoác tay nói “không có gì để quan tâm”.

Qua nhà một người bạn cũ khác, chị Hà Kim Chi. Căn hộ chung cư ấy là một thế giới sách khác với vô vàn sách triết học, âm nhạc, hội họa. Không còn không gian cho bàn ghế, tủ gường. Tất cả tủ kệ chỉ dành cho sách. Đó chính là gia tài quý báu của người bạn đời bản xứ đã gom góp vài chục năm nay.

Ngủ đêm tại nhà anh Nguyễn Chữ, nguyên tổng thư ký Hội người Việt tại Torino, cũng vậy. Căn phòng ngủ bỗng chật chội trong một thế giới sách văn hóa Việt, nhiều cuốn trong đó là những tài liệu vô cùng quý hiếm về mối tương quan giữa văn hóa Việt và văn hóa Ý.

Anh Chữ cho biết thói quen đọc sách anh học một phần từ người Ý. Người Ý là một trong những dân tộc tiêu thụ nhiều sách nhất thế giới. Không chỉ giới trí thức, người bình dân, cả những người không liên quan gì đến sách cũng mua rất nhiều sách.

Đi lang thang trong vô số đền đài cung điện của châu Âu, thấy cách người ta đối đãi với sách thật đáng nể. Nơi đẹp nhất vẫn dành không gian cho sách.

Các trung tâm thương mại sang chảnh ở Paris, Milan, Berlin và ngót 20 thành phố ở 10 quốc gia mà mình đi qua hơn tháng nay, vị trí vàng, vị trí trái tim của thành phố luôn ưu tiên dành cho các nhà sách.

Trên các chuyến xe điện ngầm, xe buýt vẫn còn nhiều người cầm sách đọc chăm chú bên cạnh một số khác đang bấm lách tách không ngừng trên chiếc điện thoại thông minh.

Chúng ta luôn kêu gọi vì sự phát triển của một nền văn hóa đọc, nhưng... những con số thống kê lạnh lẽo làm những người yêu sách nhói đau.

Chợt nhớ những đại gia xứ mình với chiếc giường ngủ chục tỉ, những chiếc xe siêu sang hàng vài chục tỉ và vô số con số tỉ tỉ khác. Họ cũng đâu có lỗi gì. Song, ngẫm buồn cho những cuốn sách hay, in chỉ vài trăm bản nhưng cứ nằm đếm bụi thời gian trên các kệ sách già nua, lạnh giá.

Chợt nhớ anh T., một nhà văn chưa phải hội viên bất kỳ hội nhà văn nào. Những cuốn sách của anh thật lòng mà nhận xét, nghiêm túc, công phu, có nhiều khám phá mới, nhưng cứ chờ xếp hàng bên cánh cửa nhà xuất bản từ năm này đến năm nọ.

Năm trước anh tự bỏ tiền ra in 1.000 cuốn. Tám trăm cuốn ký gửi ở một công ty phát hành lớn ở Sài Gòn. Hai trăm cuốn dành cho bạn bè.

Một năm sau người đại diện công ty ấy gọi điện thoại buộc anh mang “ngôi đền thiêng” của anh về. Đúng 800 cuốn còn nguyên đai nguyên kiện. Mà sách anh viết đâu có dở gì cho cam!

Nguồn:Tuổi Trẻ
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thảm họa văn hóa đọc và những bệnh tật của người Việt Nam thời “A còng”

    19/04/2019Sông HànMạng xã hội đặc biệt là facebook với những Status – lối viết ngắn, nhanh, đơn giản đã vô hình chung biến thành thảm họa của văn hóa đọc đối với người Việt Nam...
  • Những sai lầm trong văn hóa đọc của người Việt

    19/04/2019Nguyễn Long tổng hợpVăn hóa đọc của chúng ta đang đi xuống một cách đáng báo động, việc con số thống kê số sách bình quân người Việt đọc một năm chưa đến 01 cuốn. Văn hóa đọc đang vấp phải những sai lầm gì?
  • Bẻ hoa và văn hóa đọc

    24/02/2018Hiệu Minh (Từ Washington, D.C)Nếu có chút hiểu biết, không ai lại nỡ bẻ hoa của các nghệ nhân. Ngắt trộm bông hoa cho đứa con thơ của mình, người cha đã dạy con thói quen ăn cắp ngay từ nhỏ. Sếp cầm phong bì không thể tìm được nhân viên trong sạch...
  • Văn hóa đọc ở Việt Nam, cần dựng lại từ nền móng

    21/11/2017Phạm TăngLật lại một vấn đề không mới tại một hội thảo có tính "chiến lược quốc gia", mới nhận ra rằng lâu nay chúng ta chưa hề có văn hóa đọc theo đúng nghĩa...
  • Văn hóa đọc làm thay đổi người Việt

    10/05/2017Nguyễn Văn LựSách không thiếu và đôi khi không tốn tiền mua, nhưng điều quan trọng, bạn có muốn đọc hay không?
  • Thư viện, văn hóa đọc và đẳng cấp quốc gia

    21/04/2017Nguyễn Quang ThạchĐẳng cấp của một quốc gia được đo bằng các sản phẩm khoa học, sức mạnh kinh tế và quân sự được thừa nhận. Chẳng hạn, thế kỷ 19, khi Jame Watt chế tạo ra máy hơi nước, mở đường cho công nghiệp nặng và chinh phục đại dương, nước Anh trở thành cường quốc hàng hải và xâm chiếm thuộc địa...
  • Sách & văn hóa đọc trong đời sống hôm nay

    21/04/2017Nguyễn Công HoanXuất phát từ vị trí, vai trò, tác dụng của sách báo và nhằm tôn vinh văn hoá đọc mà Tổ chức UNESCO trong phiên họp Đại hội đồng lần thứ 28 (1995) đã quyết định chọn ngày 23/4 hàng năm làm “Ngày Sách và bản quyền thế giới".
  • Internet sẽ tiêu diệt văn hóa đọc?

    02/07/2016Minh TuấnInternet là phát minh vĩ đại của nhân loại. Song, nó cũng tác động không nhỏ đến văn hóa đọc truyền thống. Liệu sách, báo in sẽ tồn tại?
  • Văn hóa đọc của người Việt

    03/05/2016Trần Quang ĐứcNgười Việt hiện đại luôn tự hào có chữ Quốc Ngữ. Ít nhất, so với văn tự Hán Nôm, chữ Quốc Ngữ dễ đọc, dễ viết, dễ phổ cập giáo dục hơn nhiều. Đáng lý, người Việt hiện đại phải sớm hình thành cho mình văn hóa đọc...
  • Giới trẻ Việt Nam và tình trạng văn hóa đọc đang xuống cấp

    27/10/2015Song ChiViệc đại đa số giới trẻ VN lười đọc sách hoặc chỉ đọc những thứ dễ đọc như truyện tranh, truyện tình cảm nhẹ nhàng của các tác giả VN, TQ thuộc thế hệ 7X, 8X, hay các tác phẩm theo trào lưu là một thực tế không mới...
  • Văn hóa đọc trên mạng: Vàng thau lẫn lộn

    20/07/2014Tường Vân - Yên NgọcVăn hóa đọc có lúc tưởng như đã nhường bước cho các loại văn hóa nghe nhìn trong thời buổi công nghệ điện tử nghe nhìn phát triển đến tốc độ chóng mặt. Việc xuất hiện hình thức sách đọc trên mạng cũng là điều tất yếu...
  • Từ chiếc bookmark nghĩ về văn hóa đọc

    19/05/2014Minh PhướcMột lần, tôi cần mua vài chiếc bookmark, đi khắp các hiệu sách và cửa hàng đồ lưu niệm nhưng không tìm đâu ra loại bookmark đẹp, xứng đáng dùng làm quà tặng một cách trân trọng. Chỉ có những miếng bìa vẽ sơ sài hình tháp Rùa hồ Gươm, hoặc hình các cô gái mặc trang phục dân tộc. Thật khác xa với những chiếc bookmark bằng da, mạ vàng hoặc khắc gỗ tinh xảo tôi từng được thấy trong bộ sưu tập của một người bạn. Chuyện tuy nhỏ nhưng có thể thấy, nếu tìm những dụng cụ hỗ trợ sách căn bản còn khó khăn, thì chúng ta chưa có những hiệu sách hoàn thiện.
  • Văn hóa đọc

    16/03/2014Đặng Huy GiangSách được đọc thường xuyên hơn, có thị phần bán ra ổn định hơn, có lẽ là sách giải trí và sách công cụ. Và độc giả của máng sách này thường là những người trẻ tuổi. Mảng sách này rất thực tế, không có giá trị văn hoá, văn chương, chỉ có giá trị thư giãn đầu óc hoặc cung cấp kiến thức dưới dạng bách khoa thư...
  • xem toàn bộ