Những sai lầm trong văn hóa đọc của người Việt
Văn hóa đọc của chúng ta đang đi xuống một cách đáng báo động, việc con số thống kê số sách bình quân người Việt đọc một năm chưa đến 01 cuốn. Văn hóa đọc đang vấp phải những sai lầm gì?
1) Chúng ta tích lũy tri thức qua việc đọc báo thay vì đọc sách. Và kết quả là tri thức của chúng ta bao gồm những thứ được nhắc đến trong chuyên mục phóng sự xã hội, quốc tế hay tâm lý của báo chí.
2) Chúng ta đọc sách theo kiểu đọc báo. Và chúng ta chỉ mang máng nhớ là trong Chiến tranh và hòa bình có một anh chàng tên là Andre đi đánh giặc, trong Hamlet có một câu “Tồn tại hay không tồn tại”, trong Trăm năm cô đơn hình như có một đuôi lợn .
3) Chúng ta rất lười ghi chép. Và nếu có ghi chép thì chúng ta cũng luời cả việc đọc lại nó.
4) Chúng ta đọc theo phong trào.
Cứ sau mỗi mùa trao giải hoặc mỗi scandal nào đó, là một cuốn sách được nhắc đến lại bán chạy như tôm tươi, dù trước đó cả tháng trời chịu phận “cá thối”. Đơn giản rất ít người trong số chúng ta có được định hướng đọc và kế hoạch đọc cho mình.
5) Chúng ta giả vờ đọc.
Nghĩa là chúng ta chỉ mua sách, gáy càng đẹp, bìa càng cứng càng tốt, để bày cho sang phòng chứ ít khi giở ra. Nếu có giở thì cũng là để khoe chữ ký của nhà văn nổi tiếng để tặng chủ nhân trong đó. Ngày xưa Nguyễn Tuân từng sốt sắng tả cái cảm giác mua sách về rồi nắn nót cầu kỳ đọc từng trang, sờ cái lề giấy… Bây giờ, điều đó là xa xỉ khi vô số cuốn sách xén lỗi chẳng bao giờ bị lo phát hiện vì nhiều người đâu có giở chúng ra lần nào.
6) Nếu đọc, chúng ta sẽ đạo.
Rất nhiều khi chúng ta đương nhiên coi những gì chúng ta đọc được là của mình. Và chúng ta nhại lại như thế chúng ta viết ra nó.
7) Chúng ta thiếu sự hoài nghi.
Thường thì sách báo nói thế nào, chúng ta tin như vậy. Rất ít khi chúng ta thử dừng lại, nhìn lại vấn đề theo quan điểm riêng. Trong khi nghi ngờ sách là một thái độ đáng tôn trọng không kém gì tôn sùng sách.
8) Chúng ta dễ dãi với những sai sót.
Ngày trước, kèm theo mỗi cuốn sách xuất bản thường có một tờ đính chính. Nhưng đính chính đó đôi khi chỉ là lỗi chính tả tên riêng… Mẩu giấy nhỏ nhưng hàm chứa một ý thức lớn của người làm sách. Bây giờ, công nghệ hiện đại hơn, in ấn rẻ hơn, nhưng những mẩu giấy đính chính lại gần như thất truyền mặc dù lỗi in rõ ràng là nhiều hơn. Cả ý thức của người làm sách lẫn người đọc sách đều kém hơn trước.
9) Chúng ta chỉ đọc những gì mình thích.
Điều đó không xấu, nhưng sẽ tốt hơn nếu chúng ta có thể đọc cả những điều mình không thích, nhưng cần. Bởi đọc không chỉ là để giải trí. Đọc cần phải có mục đích, và rất nhiều sự kiên nhẫn.
Làm giàu là một quá trình tích lũy kiến thức không những qua sách vở và cả va chạm thực tế, nhạy bén trong kinh doanh, chặt chẽ trong quản lý... Nhiều bạn trẻ chỉ chăm chăm sách dạy làm giàu mà quên mất mảng phong phú của tâm hồn. Sự khô khan và tính toán chi li, những phương thức làm giàu nhanh chóng đang chiếm giữ tâm trí họ thay vì giá trị gia đình, văn hóa nghệ thuật. Đây cũng là một điều đáng báo động thế hệ mai sau.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Đừng sống chỉ vì hạnh phúc: Đi tìm lẽ sống của đời mình
13/07/2019Lê Hà dịchTôi sợ nhất là cái "văn hoá" phi văn hoá, phản văn hoá
29/04/2018Phan Thắng (thực hiện)Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)