3 giá trị làm nên nước Mỹ
- E Pluribus Unum (từ rất nhiều, một)
- In God we trust (Chúng ta tin vào Chúa)
- Liberty (Tự do)
.
1. E Pluribus Unum:từ rất nhiều, một; có nghĩa là người Mỹ không quan tâm đến việc bạn đến từ đâu, không quan tâm đến dòng máu đang chảy trong người bạn là gì, nguồn gốc sắc tộc, tôn giáo của bạn của bạn như thế nào. Miễn là bạn tới Mỹ (một cách hợp pháp) và sẵn sàng làm việc để làm cho cuộc sống của bạn và những người xung quanh trở nên tốt đẹp hơn thì bạn được coi là người Mỹ, là một thành viên chính thức và trọn vẹn trong xã hội.
.
Nước Mỹ là một quốc gia trẻ hình thành bởi dân nhập cư, và bây giờ vẫn vậy. Một điểm khác biệt so với các quốc gia Châu Âu, Á và Úc là người nhập cư vào Mỹ hoà nhập rất nhanh vào các cộng đồng dân cư ở Mỹ và sự kỳ thị đối với những người mới đến là rất ít nếu so với các quốc gia khác. Chẳng hạn nếu bạn là người Thổ Nhĩ Kỳ và tới Đức nhập quốc tịch, bạn sẽ được coi là người Thổ sống ở Đức trong rất nhiều thế hệ, còn nếu bạn tới Mỹ mà sẵn sàng hoà nhập vào cộng đồng, chỉ trong vài tuần không ai sẽ có cái nhìn khác biệt về bạn. Đó chính là sự độc đáo của nước Mỹ, một quốc gia nhập cư.
2. Chúng ta tin vào Chúa: nghĩa là nước Mỹ thành lập trên niềm tin rằng Chúa là nguồn gốc của mọi giá trị trên đời. Đó chính là lý do tại sao trong Tuyên ngôn độc lập, các vị Quốc phụ công thần tuyên bố “chúng ta có quyền không ai có thể tước đoạt được”. Tại sao không ai có thể tước đoạt được? Vì những quyền này không đến từ con người, chúng được trao cho con người từ Chúa trời, do đó không thể bị con người tước đoạt. Chúa đã, đang là trung tâm của xã hội Mỹ.
3. Thứ 3, là Tự do. Tất nhiên sẽ có người nói: “Trong cuộc Cách mạng Pháp, họ cũng tuyên ngôn Tự do, Bình đẳng, Bác ái, thì sao? Người Mỹ đâu phải là quốc gia duy nhất tôn trọng Tự do”. Đúng là như vậy, còn rất nhiều xã hội phương Tây và phương Đông tiến bộ hiện cũng rất tôn trọng quyền Tự do, nhưng Mỹ là xã hội duy nhất đặt Tự Do cùng với ‘Chúng ta tin vào Chúa’ và E Pluribis Unum. Tự do ở Mỹ khác với Tự do mà người Pháp hiểu trong cuộc cách mạng – họ nhấn mạnh vào Công bằng. Công bằng không phải là một giá trị của người Mỹ, nó là giá trị của Châu Âu. Vì nếu đặt công bằng lên trước tự do, thì chắc chắn tự do cá nhân sẽ bị nhỏ lại. Người Mỹ yêu thích tự do đến mức bị ám ảnh bởi việc tự quyết định vận mạng của mình.
.
Vậy ở Mỹ không có công bằng sao? Không phải vậy, công bằng ở điểm khởi đầu là giá trị ở Mỹ, nhưng đòi hỏi công bằng ở kết quả là giá trị Châu Âu. Ở Mỹ, bạn có thể học bất cứ thứ gì bạn thích, khởi nghiệp kinh doanh hay làm chính trị, nhưng kết quả cuối cùng là do nỗ lực, tài năng và may mắn của bạn. Ở một số nước Châu Âu, chẳng hạn Đức, đến cả việc bạn mở cửa hàng sớm hơn cửa hàng đối diện một chút cũng không được, vì như thế sẽ không công bằng với ông chủ cửa hàng kia. Người Châu Âu bị ám ảnh bởi công bằng đến như vậy.
Cố Tổng thống Hoa Kỳ Calvin Coolidge vào những năm 1920 đã nói “Công việc của nước Mỹ là làm ăn kinh doanh”. Tự do ở Mỹ cho phép bạn đạt được mọi thứ mà bạn xứng đáng có được với công sức, tài năng và cả may mắn nữa. Người Mỹ không tin vào công bằng như người Châu Âu, bởi vì tự do và công bằng là có mâu thuẫn. Nếu bạn cưỡng ép công bằng nên người khác thì chính là đã tước đoạt tự do khỏi họ.
Chính vì vậy, E Pluribus Unum(từ rất nhiều, một), In God we trust (Chúng ta tin vào Chúa) và Liberty (Tự do) là 3 giá trị khiến nước Mỹ khác biệt, giúp Mỹ trở thành một xã hội tự do, cởi mở, giàu có và nhiều cơ hội nhất trong lịch sử hiện đại của nhân loại.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)7 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015Bài học cuộc sống từ "Vua hề Sác-lô"
07/12/2015