235 năm thành lập Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ

Đại học Khoa học Huế
11:53 SA @ Thứ Bảy - 08 Tháng Sáu, 2013

Trong hàng ngàn năm lịch sử loài người kể từ khi có nhà nước, lịch sử nước Mỹ (tính từ thời điểm công bố Tuyên ngôn Độc lập – 4.7.1776) là một trong những trang sử có rất nhiều những điểm lạ kỳ, độc đáo. Do khuôn khổ của một bài báo, những ghi chép sau đây hướng tới vài phác họa nhỏ về những điều ‘hổng giống ai’ nhưng rất đáng để suy ngẫm ấy...

Cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Bắc Mỹ bùng nổ ở Boston rạng sáng ngày 17.12.1773 đã khơi dậy sự phát tiết tinh hoa và truyền cảm hứng cho Thomas Jefferson viết lên bản TNĐL bất hủ. Dĩ nhiên, Jefferson chỉ hiện thực hóa những tư tưởng đi trước thời đại của các nhà tiên phong Pháp như Rouseau, Montesquieu; nhưng, phải nói rằng ông đã nhìn, đọc và gần như hiểu hết những đòi hỏi mà thời đại mới đã đặt ra... Chúng tôi tin rằng những điều được tuyên bố sau đây là hiển nhiên, tất cả mọi người đều được sáng tạo ra (bởi Thượng Đế - Đấng Tạo Hóa) một cách bình đẳng. Đấng Tạo Hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được. Trong những quyền đó, có quyền sống, quyền tự do và quyền kiếm tìm hạnh phúc...

Không biết do đâu và từ lúc nào, rất nhiều sách – bài viết luôn dịch cụm từ “Every men are created equal” (created by The Creator) là tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng. Hiểu như thế là chưa hiểu đúng lối hành văn chính xác, chặt chẽ của người Mỹ. Thực ra, con người chỉ bình đẳng trong một trường hợp duy nhất thôi: Đó là khoảnh khắc mà sự kết hợp của hai người (đàn ông với đàn bà) đã tạo thành một sinh linh mới! Quan niệm về hạnh phúc cũng thế, ai cũng có quyền kiếm tìm (mưu cầu) hạnh phúc nhưng có đạt được, có tìm thấy hay không là việc riêng, tùy thuộc vào số phận, may mắn của mỗi người.

Ngày 3.9.1783, Hiệp ước đình chiến được ký ở Paris (lần đầu tiên Paris được chọn là địa điểm văn hóa – trung lập – trọng tài cho một hiệp ước quốc tế). Nghe tin ấy, đại tá G. Washington đã thay quân phục bằng một bộ quần áo dân sự và trở về trang trại để... nuôi gà! Các sĩ quan dưới quyền tất nhiên cũng theo chân Tổng tư lệnh, kéo nhau về nhà hết. Vậy là, lần đầu tiên – duy nhất trong lịch sử loài người, những nhà cách mạng không cần đến việc chia nhau ghế ngồi hay mưu toan các dự định quyền lực nhằm hưởng lợi theo kiểu công thần, ích kỷ - một việc thật dễ dàng nếu thiết lập chính quyền. Washington và các bạn chiến đấu của ông tin rằng họ đã làm tròn nghĩa vụ công dân và không hề đòi hỏi bất cứ một cái thêm nào.

Tinh thần trọng danh dự tràn đầy nghĩa khí ấy cũng có cái tai họa của nó: Tình trạng vô chính phủ đã làm cho 13 bang như thể được liên kết với nhau “bằng cát”. Mọi định chế, quy tắc bị biến thành lá khô và cỏ dại. May mắn thay, trí tuệ của con người vẫn luôn là cứu cánh tốt nhất khi bĩ cực dập vùi. 55 con người (đa số dưới 45 tuổi) vĩ đại đã họp lại với nhau dưới sự chủ tọa của G. Washington để bàn việc soạn thảo Hiến pháp. Vậy là, một bản hiến pháp có trước nhà nước đã dần được hình thành và, mỗi ngày, được thông báo rộng rãi trên báo chí cho người dân biết, tham gia ý kiến, cho dân quyền lựa chọn mô hình nhà nước theo đúng mục tiêu được minh định rằng đó phải là chính quyền thật sự do nhân dân làm ra, để phục vụ nhân dân. Sau hai sự thực tốt đẹp ấy thì mặc nhiên nó chắc chắn sẽ là, của nhân dân. Nếu như tất cả các nhà nước đang và sẽ tồn tại trên thế giới này đều được tạo dựng theo đúng tinh thần – mô hình ấy, thì có thể, sẽ bớt đi rất nhiều những điều tồi tệ.


Hội nghị lập pháp của Hợp Chúng Quốc Mỹ đã đề ra những nguyên tắc chưa hề có tiền lệ. Những “cha đẻ” của Hiến pháp Mỹ như A. Hamilton, J. Madison, B. Franklin... đã sáng tạo thực sự những chuẩn mực mà nhờ đó, Hiến pháp được làm ra vừa sáng sủa lại vừa trường tồn. Chẳng hạn, họ quan niệm rằng chúng ta mong muốn xây dựng một nền tảng vững chắc có thể tồn tại qua mọi thời đại thì chúng ta phải dự liệu những thay đổi mà các thời đại đó sẽ tạo ra. “Những thay đổi” thì bao giờ cũng xảy ra, do đó, giải pháp dùng Tu chính án (Amendment) để bổ sung cho hiến pháp quả là đắc dụng: Chính nhờ đó mà Hiến pháp Mỹ trở thành bản hiến pháp duy nhất không cần phải sửa chữa. Một quan niệm khác cho rằng xu hướng lạm quyền, lộng quyền là một thuộc tính tự nhiên của quyền lực, do vậy, phải thiết lập một cơ chế sao cho có thể hạn chế đến mức thấp nhất thuộc tính tệ hại ấy. Tam quyền phân lập trở thành mô hình hiệu quả nhất mà lịch sử đã từng biết. J. Madison còn tuyên bố rất đanh thép rằng đảng phái là cội nguồn của chủ nghĩa bè phái, mà, chủ nghĩa bè phái là cội nguồn làm vẩn đục hiến pháp. Do vậy, một cơ chế lưỡng viện và tam quyền phân lập là cách thức tốt nhất để ngăn chặn đảng phái xâm hại chính quyền... Còn rất, rất nhiều những chuẩn mực, những tiêu chí mà 55 con người xuất sắc nhất thế kỷ XVIII đã nghĩ ra, đã áp dụng để nhờ đó, một nhà nước mới mẻ một cách toàn diện, triệt để đã được ra đời.

Không phải ai cũng nhớ Cách mạng Mỹ là thắng lợi đầu tiên của một thuộc địa trong thời đại tư bản chủ nghĩa. Có nghĩa là những người công dân đầu tiên của Hợp Chúng Quốc đã giương cao lá cờ đầu của phong trào giải phóng dân tộc. Ý nghĩa đó thật là vĩ đại. Cũng rất có thể rằng nhờ ảnh hưởng, tác động của cách mạng Mỹ mà cho đến cuối những năm 20 của thế kỷ XIX, tất cả các nước ở châu Mỹ đều giành được độc lập về chính trị(!) Các nhà sử học tôn thờ chủ nghĩa chủ quan cực đoan đã viết rằng đó là ‘chủ nghĩa Monroe’ – châu Mỹ của đế quốc Bắc Mỹ. Không ai phủ định chủ nghĩa Monroe nhưng đẩy một chủ nghĩa (bất kỳ chủ nghĩa nào) đi quá xa cũng có phần làm cho lịch sử bị oan khuất. Lịch sử ‘nói’ rằng cho đến bây giờ, Hoa Kỳ chưa tấn công để xâm lược bất kỳ một nước Nam Mỹ nào. Dĩ nhiên, nó cũng chưa hề gây ra chuyện bắt ngư dân nước khác nộp phạt, hay ăn cướp cá tôm, dầu nhớt của tàu đánh cá, chẳng hề vừa ăn cướp vừa la làng về chủ quyền sau khi đã tiến hành hàng loạt những hành động bẩn thỉu, nhỏ nhen nhằm chèn ép, hăm dọa các nước nhỏ hơn... Xin nhấn mạnh rằng thế kỷ XVIII – XIX là những thế kỷ mà công pháp quốc tế chưa có, các cường quốc rất dễ thao túng bàn cờ chính trị thế giới nhưng chính quyền Mỹ không hề lạm dụng. Có thể các nhà lãnh đạo Mỹ đã tin rằng bắt một dân tộc khác làm nô lệ là điều tồi tệ không thể chấp nhận được?

Tất nhiên, cũng cần lưu ý là trước khi có cuộc cách mạng của tự do và dân chủ đầu tiên trên thế giới, những di dân khai phá tân thế giới (người Anh chính thức lập nên thị trấn đầu tiên, Jamestown năm 1603) đã hành xử thật tàn bạo, dã man. Hàng triệu người da đỏ đã bị tàn sát để rồi 100 năm sau chỉ còn lại mấy trăm ngàn người; hàng triệu con trâu đã bị tận diệt để thay bằng loại gia súc được ưa chuộng là bò và, chế độ nô lệ da đen được bắt đầu áp dụng từ năm 1612 phải chờ đến năm 1865 mới chấm dứt... Bạo lực song hành với sự tôn trọng trí thức, hiểu biết là một trong những điều lạ kỳ: Trường đại học Harvard thành lập năm 1636 – 140 năm trước khi có Tuyên ngôn Độc lập là một minh chứng thật rõ ràng. Như rất nhiều sử gia đã nhận xét (xem Hữu Ngọc, Hồ sơ Văn hóa Mỹ), ở nước Mỹ, mỗi điều tốt luôn kèm theo một thói xấu nào đó. “Công thức” âm – dương của xấu – tốt ấy đã làm cho nước Mỹ, văn hóa Mỹ luôn là đề tài để cho hậu thế, cho đến tận bây giờ cứ tranh cãi mãi hoài và chẳng thể nào chấm dứt...

Việt Nam và Hoa Kỳ có khá nhiều điểm chung mà B. Clinton đã tuyên bố gần đủ ở Đại học Quốc gia Hà Nội vào tháng 11.2000. Theo TT Mỹ, cả hai nước đều được ‘sinh ra’ từ thuộc địa; đều được hình thành từ quá trình di chuyển liên tục (nam tiến và tây tiến); câu mở đầu Tuyên ngôn Độc lập giống nhau; cả hai dân tộc đều trẻ (hơn 60% dân số dưới 35 tuổi) và đều dễ thích nghi với những cái mới (tuy học hỏi, áp dụng thành công những cái mới lại là chuyện khác). B. Clinton không nhắc đến, vì thế xin bổ sung về điểm chung thứ năm: Cả hai tác giả viết Tuyên ngôn Độc lập đều mất vào ngày Quốc khánh (Hồ Chủ tịch mất ngày 2.9.1969 và Thomas Jefferson mất ngày 4.7.1826). Những điểm chung ấy có thể là ngẫu nhiên của lịch sử nhưng sẽ không là ngẫu nhiên nữa khi từ lịch sử độc đáo và hấp dẫn của nước Mỹ, chúng ta có thể suy ngẫm để bùng vỡ một vài trăn trở không hề dễ dàng...

Huế, 1.7.2011. Tel: 0914 079 210.
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Về sự ra đời của Bản tuyên ngôn phổ quát về quyền làm người (10-12-1948)

    10/12/2017Nguyễn Ngọc LanhĐể vĩnh viễn loại trừ thảm hoạ chiến tranh, điều tiên quyết là phải tôn trọng phẩm giá từng con người, đồng nghĩa với phải bảo vệ và mở rộng QUYỀN LÀM NGƯỜI (human rights) của mỗi cá nhân. Rốt cuộc phải có một Bản Tuyên Ngôn phổ quát về QUYỀN LÀM NGƯỜI.
  • Tôn giáo và tự do tôn giáo ở Hoa Kỳ

    03/07/2015Ngô Tự Lập (2006)Cựu tổng thống Mỹ, người nhận giải Nobel hòa bình 2002, Jimmy Carter, trong cuốn sách mới nhan đề "Our Endangered Values" (Những giá trị đang bị đe doạ của chúng ta) đã phê phán mạnh mẽ sự cố chấp tôn giáo của chính quyền Bush...
  • Tìm hiểu về khái niệm nhà nước pháp quyền tại Đức

    16/09/2014Đỗ Kim ThêmĐể khởi đầu cho công cuộc đổi mới về kinh tế, Việt Nam đã đề cao hai khái niệm quan trọng, nhà nước pháp quyền và kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cho đến nay, hai khái niệm này dù đã được triển khai nhưng vẫn chưa giải đáp thỏa đáng như nhiều người mong đợi. Đây là một nan đề cần được đặt ra và thảo luận nghiêm chỉnh hơn. Vấn đề mà giới học thuật luôn quan tâm theo dõi là Việt Nam cần phải hiểu thế nào về hai khái niệm này.
  • Phân quyền và tam quyền phân lập trong tổ chức Nhà nước

    08/06/2012Từ cổ đại, triết gia Aristote là người đưa ra thuyết nhà nước quản lý xã hội bằng 3 phương pháp: luật pháp, hành pháp và phân xử. Triết gia Anh John Lock (1632-1704) đã tách bạch các thể chế chính đáng và biến chất. Ông cho quyền lực của nhà nước là quyền lực của nhân dân và để chống biến chất chính phủ phải phân quyền theo 3 lĩnh vực: lập pháp, hành pháp và liên hợp. Nhà tư tưởng Pháp Montesquieu (1689-1755) đã phát triển toàn diện học thuyết phân quyền không để quyền lực tập trung vào một mối, kể cả một người hay một tổ chức, thì nguy cơ chuyên chế vẫn còn...
  • Nền Dân Trị Mỹ

    11/02/2011Nền dân trị hứa hẹn được những gì cho tương lai là tuỳ thuộc vào yếu tố quyết định: tinh thần trách nhiệm của các công dân đối với cộng đồng. Từ đó, ông đặt ra hàng loạt vấn đề còn nóng bỏng tính thời sự:
    - Nên mạnh dạn thực hiện nền dân trị đến đâu?
    - Làm thế nào để hợp nhất sự tham gia của toàn dân với thể chế chính trị đại diện?
  • Tìm hiểu về khái niệm nhà nước pháp quyền tại Pháp

    29/10/2010Đỗ Kim ThêmPháp là một quốc gia dân chủ, văn minh, tiến bộ, tôn trọng nhân quyền và có tinh thần thượng tôn luật pháp. Từ nhận định này chúng ta dễ suy đoán rằng khái niệm về nhà nước pháp quyền chắc hẳn đã có một truyền thống trong văn hoá cũng như dân trí của nước Pháp. Đây là một cảm nhận sai lầm. Thực tế cho thấy là nước Pháp không hề có thuật ngữ État de droit trong học giới mà chỉ là phiên dịch từ Rechtsstaat của Đức. Khác với các quốc gia dân chủ phương Tây, chính thể lập hiến không làm nền tảng cho mọi sinh hoạt chính trị tại Pháp trong cả một thời gian dài...
  • Bản chất của chính phủ (The Nature of Government) - phần 1

    19/07/2010Ayn RandChính phủ là một định chế độc quyền nắm giữ việc cưỡng chế thực thi một số quy tắc nhất định về ứng xử xã hội trong một khu vực địa lý nhất định.
  • Tập quyền hay phân quyền?

    14/07/2010Nguyễn Quang ACần có một tổ chức để làm công việc biên soạn và tổ chức thảo luận và xin phúc quyết của dân. Thảo luận phải là thảo luận rộng rãi, công khai, người dân phải được tham gia vào các cuộc thảo luận đó và cần một khoảng thời gian đủ cho thảo luận. Đấy thường là công việc của Quốc hội lập hiến. Cuối cùng người dân phải quyết định bằng cách trực tiếp thông qua Hiến pháp trong một cuộc trưng cầu dân ý. Khi Hiến pháp được nhân dân thông qua thì quốc hội lập hiến hết nhiệm vụ.
  • Cộng hòa và cái đình làng!

    28/06/2010Danh ĐứcViệc Quốc hội bàn bạc và biểu quyết các vấn đề của xã hội như vừa chứng kiến, đã được dư luận vốn “bá tánh, bá ngôn” luận bình nhiều cách. Có người xem đó là sự thắng/thua. Lịch sự văn hóa mà nói, đó là một việc vừa mang tính Việt Nam, tính cộng hòa và tính xã hội chủ nghĩa...
  • Văn hóa chính trị ở phương Tây ngày nay

    01/02/2010Nguyễn Tiến DũngVăn hóa chính trị là những dấu hiệu phân biệt, đặc trưng cho nhận thức chính trị, cũng như mọi hoạt động chính trị - xã hội của con người trong một xã hội. Trung tâm của văn hóa chính trị không chỉ là tổng số những tri thức của con người về chính trị, mà còn là những định hướng tự do và ý thức hệ của cá nhân, khả năng hoạt động chính trị, kể cả những ứng xử theo thói quen của họ. Khái niệm văn hóa chính trị nói lên trình độ nhất định của sự phát triển cá nhân...
  • Hiến pháp Mỹ được làm ra như thế nào?

    11/07/2009Linh Thủy“Hiến pháp Mỹ là bản hiến pháp nổi tiếng nhất và lâu đời nhất với trên 200 năm lịch sử, trong khi các bản Hiến pháp hiện nay của Pháp, Đức, Nhật, Nga đều là những bản Hiến pháp mới mẻ và có thời gian tồn tại chưa lâu. Tôi muốn hiểu tại sao và do đâu nước Mỹ lại có được sự ổn định đó?” - Dịch giả Nguyễn Cảnh Bình.
  • Sự "vô nghĩa" của pháp luật!

    23/04/2008Lê Thanh PhongTheo báo cáo của Bộ Tư pháp tại phiên họp Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ngày 19.4, năm 2007 có 311.443 án dân sự tồn đọng, không thi hành được, chiếm 48% số vụ việc...
  • xem toàn bộ