Singapore - xây dựng chế độ học tập suốt đời
Trong lễ khai trương Trung tâm phát triển kỹ năng của Singapore ngày 11-2-1999, Thủ tướng Singapore ông Goh Chok Tong đã tuyên bố: "Singapore sẽ lập ra chế độ học tập suốt đời trong nhân dân cả nước". Ông nói: dưới chế độ học tập suốt đời - còn được gọi là trường học suốt đời (School of Lifelong Learning), mọi công nhân viên chức, người lao động sẽ nhận được các nguồn thông tin liên quan đến việc tham gia học tập, huấn luyện kỹ năng nghề nghiệp, tìm kiếm các sự hỗ trợ thiết thực từ việc làm đến ổn định việc làm thông qua các trung tâm nghề nghiệp được thiết lập trên toàn quốc.
Chính phủ Singapore đặt ra chương trình "học tập suốt đời" dựa trên các bối cảnh tình hình chính trị, kinh tế trước mắt, nhất là cuộc khủng hoảng kinh tế. Theo ông Goh Chok Tong dự đoán, cuộc khủng hoảng sẽ còn kéo dài thêm nhiều năm nữa; thực tế đã lan rộng khỏi phạm vi châu Á đến các nước Nga, Brazil và gần đây là Nam Phi. Ngoài ra, những vấn đề kinh tế khó khăn của Nhật Bản vẫn chưa được giải quyết, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, Mỹ và châu Âu sẽ chậm lại trong năm 1999 này.
5 nguyên tắc lớn của trường học suốt đời 1- Chính phủ tạo cơ hội thuận lợi cho mỗi người dân mong muốn học tập và mọi người đều có cơ hội để phát huy đầy đủ tiềm năng của bản thân. 2- Tạo điều kiện cho người dân chăm lo gia đình, phải làm việc với phần lớn thời gian, đồng thời cũng phải được học tập tuỳ thuộc vào thời gian, địa điểm và nhịp sống của bản thân. Ngoài ra, các kỹ năng học tập tốt cũng được công nhận trong cả nước. 3- Bảo đảm việc học tập tốt sẽ được giúp đỡ tìm việc làm. 4- Bảo đảm công tác huấn luyện kỹ năng dựa trên thực tế và dựa trên khả năng giải quyết được việc làm của các học viên. 5- Dựa trên nền tảng quan hệ hợp tác từ các phía: chính phủ, cộng đồng xã hội, công đoàn, người lao động và người thuê lao động. Từ đó xây dựng ý thức trách nhiệm của mỗi thành viên vì lợi ích của học tập. |
(The Oriental Daily và Sunday Times)
Sống đến già, học đến già
Bộ trưởng cao cấp chính phủ Singapore, ông Lý Quang Diệu (nguyên là thủ tướng Singapore), 75 tuổi vẫn duy trì tinh thần học tập không mệt mỏi, đó là gương điển hình rất tốt cho câu nói của người Trung hoa "Sống đến già, học đến già".
Từ khi không tham gia điều hành chính phủ trực tiếp đến nay, ông Lý Quang Diệu vẫn thường xuyên theo học lớp tiếng Trung vào mỗi chiều thứ bảy, trao đổi e-mail với các bộ trưởng chính phủ, kể cả nối mạng Internet, thường xuyên tham dự các hội nghị, tiếp khách và ông cho rằng qua đó càng học tập ở họ rất nhiều.
Theo ông Goh Chok Tong, thủ tướng Singapore: "Ông Lý Quang Diệu đã tích luỹ được nhiều kiến thức và trí tuệ, đã đóng góp rất nhiều cho sự nghiệp phát triển đất nước Singapore cũng như đóng góp vào mối quan hệ hợp tác của các nước trên thế giới. Ông vẫn không ngừng học tập và xem việc học tập như việc phải làm".
Tinh thần học tập của ông Lý Quang Diệu "sống đến già, học đến già" đã trở thành một nét văn hoá mới của Singapore.
Nội dung khác
Bài 2: Làm rõ khái niệm "Con Người" để thấy sai sót căn bản của luận án
07/02/2023GS. Nguyễn Ngọc Lanh ([email protected])Xuân Quỳnh xin đi với Lưu Quang Vũ vào vùng chiến sự biên giới 1979
20/02/2019PGS.TS. Lưu Khánh ThơNhà thơ Dương Soái và câu chuyện 'Gửi em ở cuối sông Hồng'
05/02/2019Hoa ChanhTết tự quán chiếu
04/02/2023Cameron Shingleton. H.MINH (dịch)Bạn đang "Sống" hay đang "tồn tại"?
28/09/2016Khả AnhSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnBài 1: Hiểu sai khái niệm "Con Người" khiến luận án "Nghĩa vụ con người..." sai theo
03/02/2023GS. Nguyễn Ngọc Lanh ([email protected])Tương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị QuýBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáAi đọc sách nghiêm túc?
19/05/2013Thanh HuyềnKhông chi bằng học
26/05/2013Lê Ngọc Sơn thực hiện