11 Thói quen tạo nên người giáo viên hiệu quả

10:32 SA @ Chủ Nhật - 16 Tháng Tư, 2017

Tôi thực sự biết ơn những giáo viên những người có niềm đam mê đối với việc giảng dạy. Người giáo viên mà luôn là niềm khát khao của các bạn đồng nghiệp. Người giáo viên mà luôn hạnh phúc với công việc của mình trong mọi thời điểm và ở mọi hoàn cảnh. Người giáo viên mà tất cả học sinh trong trường đều mơ ước được theo học. Người giáo viên mà hình ảnh của họ sẽ theo học sinh trong suốt cuộc đời của chúng. Bạn có phải là một giáo viên như vậy?

Tôi thực sự biết ơn những giáo viên những người có niềm đam mê đối với việc giảng dạy. Người giáo viên mà luôn là niềm khát khao của các bạn đồng nghiệp. Người giáo viên mà luôn hạnh phúc với công việc của mình trong mọi thời điểm và ở mọi hoàn cảnh. Người giáo viên mà tất cả học sinh trong trường đều mơ ước được theo học. Người giáo viên mà hình ảnh của họ sẽ theo học sinh trong suốt cuộc đời của chúng. Bạn có phải là một giáo viên như vậy? Hãy đọc 11 thói quen tích cực của một giáo viên hiệu quả dưới đây bạn sẽ thấy “lối đi ngay dưới chân mình”…

1. YÊU THÍCH CÔNG VIỆC GIẢNG DẠY
Giảng dạy có nghĩa là một công việc cực kì hứng thú và như một phần thưởng của cuộc đời (mặc dù những yêu cầu của nó khiến bạn cảm thấy kiệt sức). Bạn chỉ nên trở thành giáo viên nếu như bạn có lòng yêu con trẻ và quan tâm tới chúng bằng cả trái tim. Bạn không thể khiến chúng cười nếu bạn không cảm thấy vui với chúng! Nếu bạn chỉ đọc những sách giáo trình về phương pháp, nó không hề hiệu quả. Thay vì đó, bạn hãy mang tiết học của mình đến cuộc sống bằng việc khiến cho nó trở nên tích cực và cuốn hút nhất có thể. Hãy để niềm đam mê giảng dạy được tỏa sáng mỗi ngày. Hãy yêu công việc giảng dạy một cách thực sự trong từng giây phút.

2. TẠO NÊN SỰ KHÁC BIỆT
Tôi đã từng nghe một câu thành ngữ “Với một nguồn sức mạnh vĩ đại, sẽ dẫn đến trách nhiệm vĩ đại”. Khi là một giáo viên bạn cần nhận thức và nhớ rằng trách nhiệm của bạn luôn đi cùng với công việc. Một khi mục đích của bạn có thể là: Tạo nên sự khác biệt trong cuộc đời học sinh. Bạn phải làm như thế nào? Hãy làm cho chúng cảm thấy đặc biệt, an toàn và thân thiện, khi chúng ở trong lớp học của bạn. Hãy tạo nên những ảnh hưởng tích cực trong cuộc đời của chúng. Tại sao ư? Bạn sẽ không bao giờ biết rằng học sinh của bạn đã đi những đâu, trải qua những gì. Nhưng khi bước vào lớp học của bạn, đó là khoảng thời gian tuyệt vời nhất trong ngày. Hãy nghĩ về những điều chúng sẽ kể cho ba mẹ chúng về tiết học của bạn sau khi trở về nhà. Hãy cố gắng làm điều đó và bạn sẽ nhận thấy được hiệu quả rõ rệt.

3. LAN TỎA CẢM XÚC TÍCH CỰC.
Mang đến một nguồn năng lượng tích cực mỗi ngày đến lớp. Bạn có một nụ cười thật đẹp vì thế đừng đánh mất nó, hãy để nó được tỏa sáng nhiều nhất có thể. Tôi biết rằng khuôn mặt của bạn mỗi ngày cũng phải đối mặt với những “cơm áo gạo tiền” từ cuộc sống, những áp lực từ gia đình, chồng con. Nhưng một khi bạn bước bước chân đầu tiên vào lớp học, làm ơn hãy để tất cả ở bên ngoài. Những học sinh đáng để cho bạn quan tâm hơn tất cả, chính học trò sẽ là nguồn cảm hứng đưa bản thoát ra khỏi những bộn bề lo toan. Cho dù bạn cảm thấy dư lào, đêm hôm trước bạn đã thức đến mấy giờ khuya hay bạn phải chật vật như thế nào trong cuộc sống, đừng bao giờ để nó hiển hiện trước mặt học sinh. Thậm chí khi bạn có một ngày tồi tệ, hãy học cách “đeo mặt nạ” trước mặt học sinh và cho chúng thấy rằng bạn là “siêu nhân” (điều này cũng sẽ làm bạn thấy vui hơn đấy)! Hãy là một người luôn tích cực, hạnh phúc với nụ cười rạng ngời trên môi. Hãy nhớ rằng nguồn năng lượng tích cực có sức lan tỏa diệu kì và điều đó phụ thuộc vào việc bạn có muốn lan tỏa nó hay không. Đừng để cảm xúc tiêu cực nhưng những bệnh dịch từ những người khác lây lan sang bạn, đánh cắp bạn khỏi bọn trẻ.

4. HÃY QUAN TÂM ĐẾN TỪNG CÁ NHÂN
Thật là một phần hài hước và rõ ràng rằng nó rất quan trọng để có thể trở thành một giáo viên hiệu quả! Hãy tìm hiểu học sinh của mình và sở thích của chúng để bạn có thể tìm ra cách liên kết chúng lại. Bạn cũng đừng quên nói với chúng về chính bạn! Cũng như vậy, điều quan trong bạn cần biết phong cách học của chúng để bạn có thể mang đến kiến thức cho từng cá nhân học sinh. Thêm vào đó, bạn cũng nên biết thêm về cha mẹ chúng. Nói chuyện với phụ huynh học sinh không nên bị coi là bắt buộc, hãy coi đó là niềm vinh dự. Khi bắt đầu năm học, hãy để học sinh nhận được một thông điệp vô cùng ý nghĩa rằng “thầy cô luôn ở đây, bên cạnh con – mọi lúc, mọi nơi”. Thêm vào đó, cố gắng biết thêm về đồng nghiệp và ở góc độ cá nhân. Bạn sẽ hạnh phúc nhiều hơn nếu bạn tìm thấy một mạng lưới hỗ trợ bên ngoài trường học.

5. TOÀN TÂM TOÀN Ý 100%
Bất cứ khi nào bạn đang giảng bài, viết nhận xét hoặc đề nghị sự hỗ trợ từ đồng nghiệp – hãy dành toàn tâm toàn ý vào nó. Bạn làm như vậy đơn giản vì bạn yêu công việc giảng dạy chứ không phải bạn cảm thấy bắt buộc phải làm nó. Hãy làm nó vì sự phát triển của chính bản thân bạn. Hãy làm nó để tạo nguồn cảm hứng cho những đồng nghiệp của bạn. Hãy làm nó vì học sinh của bạn, để chúng hiểu được những gì bạn dành cho chúng. Hãy toàn tâm toàn ý 100% cho chính bạn, học sinh của bạn, phụ huynh của bạn, ngôi trường bạn làm việc và cho bất cứ ai tin tưởng ở bạn. Đừng bao giờ từ bỏ, hãy cố gắng hết sức – Đó là tất cả những gì bạn có thể làm (Đó cũng là cái mà tôi nói với học sinh của tôi bằng bất cứ cách nào).

6. LUÔN CÓ KẾ HOẠCH
Không bao giờ cho phép mình quên chấm, chữa bài hoặc sản phẩm của học sinh. Hãy cố gắng hết sức của mình, đừng để điều đó đóng khung và lớn lên trong tiềm thức của bạn. Nó sẽ tiết kiệm cho bạn rất nhiều thời gian trên con đường sự nghiệp. Nó cũng rất quan trọng để duy trì các giáo án và kế hoạch giảng dạy. Những giáo án được tạo ra theo kiểu “lastminute.com” không thể hiệu quả được. Cuối cùng hãy xóa bỏ những suy nghĩ về sự lười biếng trước khi nó đủ lớn để biến bạn thành một giáo viên “vô tổ chức, vô kỉ luật”. Sau khi lập kế hoạch, hãy biến nó thành hành động thực tế.

7. TƯ DUY MỞ
Là một giáo viên, rất nhiều lần bạn bị dự giờ một cách chính thức và không chính thức (Đó cũng là lí do vì sao lúc nào bạn cũng phải dành 100% tâm huyết cho việc giảng dạy). Bạn thường nhận được sự đánh giá hoặc phê bình từ phía sếp của bạn, các đồng nghiệp, phụ huynh và thậm chí là cả học sinh. Thay vì cảm thấy đó là một sự thật “đắng lòng” khi một ai đó phê phán tiết dạy của bạn, hãy cởi mở khi nhận được những lời phê bình mang tính xây dựng và sửa lại giáo án của mình. Hãy chứng minh rằng bạn là một giáo viên hiệu quả nhưng điều mà bạn mong muốn. Không ai là hoàn hảo và luôn luôn có chỗ cho sự nỗ lực và cầu tiến. Một vài khi, những người khác sẽ chỉ nhìn thấy cái mà bạn làm chưa tốt như phần nổi của tảng băng. Hãy cởi mở hơn bạn nhé!!!

8. LUÔN ĐẶT RA TIÊU CHUẨN
Tạo ra các tiêu chuẩn cho học sinh và cho chính bản thân bạn. Từ khi bắt đầu công việc giảng dạy, hãy chắc chắn rằng học sinh biết điều gì là được chấp nhận và điều gì là không. Ví dụ, nhắc nhở học sinh bạn muốn bài tập về nhà của chúng được hoàn thành như thế nào? Bạn có phải là tuýp giáo viên luôn muốn học sinh của mình dồn toàn bộ tâm sức của chúng hay không? Hay bạn là một giáo viên hời hợt, qua loa, đại khái, loáng thoáng? Từ bây giờ hãy nhớ rằng, bạn chỉ có thể thu được những “điều mà bạn muốn” khi bạn cho học sinh biết “bạn muốn gì”. Hãy nhớ rằng, với học sinh “học gì thì thi nấy”.

9. NUÔI DƯỠNG KHÁT KHAO

Một giáo viên hiệu quả là người sáng tạo nhưng điều đó không có nghĩa là bạn phải tạo ra tất cả mọi thứ. Bạn hãy bắt đầu từ những thứ tưởng chừng như rất đơn giản! Hãy tìm kiếm nguồn cảm hứng từ các nguồn tư liệu mà bạn có thể. Nó có thể ở trong một cuốn sách về giáo dục, Pinterest, YouTube, Facebook, blogs, hoặc cái mà bạn có, hãy tiếp tục tìm kiếm và mang nó đến lớp học của mình!

10. KHUYẾN KHÍCH SỰ THAY ĐỔI
Trong cuộc sống, không phải mọi thứ lúc nào cũng diễn ra như đúng kế hoạch ban đầu. Đây là điều hoàn toàn chính xác khi bạn bắt đầu công việc giảng dạy. Hãy linh hoạt hơn và đối phó với sự thay đổi khi nó xuất hiện. Một giáo viên hiệu quả không bao giờ phàn nàn về sự thay đổi khi nhà trường có một hiệu trưởng mới. Một giáo viên hiệu quả không cảm thấy cần thiết phải so sánh họ đã có những gì khi làm việc ở công việc trước hoặc so sánh học sinh khóa trước với học sinh hiện tại. Thay vì cảm thấy stress với sự thay đổi, hãy đón nhận nó bằng cả hai tay và thể hiện rằng bạn là người có khả năng đối phó với bất kì điều gì xảy đến trong cuộc đời mình.

11. TẠO NÊN NHỮNG KHOẢNG THỜI GIAN SUY NGẪM
Một giáo viên hiệu quả luôn suy ngẫm về việc giảng dạy của mình trong vai trò của một giáo viên. Hãy nghĩ về cái mà mình đã làm tốt và cái mà mình phải thay đổi trong giờ học tiếp theo. Bạn nên nhớ rằng tất cả giáo viên ai cũng đã từng thất bại trong cuộc đời đi dạy. Thay vì việc nhìn vào nó như một sự “thất bại đơn thuần” hãy cố gắng suy ngẫm về những gì bạn học được từ đó. Với vai trò là giáo viên, công việc giảng dạy và giáo dục của bạn sẽ tiếp tục phát triển. Càng nhiều những kinh nghiệm bạn học được từ thất bại, bạn càng trưởng thành trong các kĩ năng giảng dạy của bản thân. Hãy duy trì việc suy ngẫm về công việc của mình và việc đào tạo chính bản thân ở những điểm mà bạn cho là “điểm yếu”. Điều quan trọng nhất là nhận ra chúng và tập trung cải thiện kĩ năng giảng dạy của chính bạn.

Sẽ còn nhiều những thói quen khác nữa để tạo nên một giáo viên hiệu quả nhưng những điều trên đây là những điều mà tôi cho là quan trọng nhất. Rất nhiều đồng nghiệm cũng sẽ có những kinh nghiệm và thói quen hiệu quả khác tùy theo điều kiện và hoàn cảnh của bản thân.

PS: Sẽ luôn có những điều tích cực được xuất hiện trong mọi tình huống nhưng nó phụ thuộc vào việc bạn có định tìm nó hay không. Hãy ngẩng cao đầu, hít thở thật sâu và yêu công việc mà mình đang làm.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • "Lẽ thường" và "lẽ biến" trong đời nhà giáo

    26/06/2019Phạm ToànMột cuộc cải cách giáo dục tử tế sẽ phải giúp cho nhà giáo sống có chất lượng nhất toàn bộ những ngày lao động bình thường của đời mình...
  • Hoàng Đạo Thúy - nhà giáo cả đời gắn bó với hướng đạo cho thế hệ sau

    20/11/2019Tô HoàiNhà văn hóa lớn Hoàng Đạo Thúy cả đời là một con người của tư tưởng và hành động. Hành động và tư tưởng Hoàng Đạo Thúy gắn bó làm một và mỗi giai đoạn lại thể hiện thành những trước tác. Thật đầy đủ và toàn diện lý lịch của một tài năng...
  • Thư của một thầy giáo gửi học trò nhân ngày 20-11

    19/11/2017Lê Thị Liên HoanTuy vẫn tôn trọng những thứ đó, nhưng Tý ơi, thầy nói thật với em nếu mấy chục năm dạy học, thầy chất tất cả các món quà ấy trong phòng thì chắc chắn thầy đã ở trên nóc nhà từ lâu rồi, do nhà thầy rất bé.
  • Nhà giáo dục

    20/11/2016Nhà văn Thiếu SơnCùng là nhà trí thức mà mỗi người đều có công việc riêng. Ngoài công việc riêng, kẻ nào còn muốn đem những sự học biết của mình mà truyền bá cho xã hội, đó là cái nhiệt tâm và tấm lòng tận tụy đáng khen, không ai có quyền bắt buộc họ. Duy có một hạng trí thức chỉ chuyên lo dạy người, nhất danh là những nhà giáo dục...
  • Thầy giáo Hoàng Đạo Thúy

    07/10/2016Minh NghĩaĐời tôi sung sướng nhất được làm học trò thầy Hoàng Đạo Thúy. Thầy sinh năm 1900 trong một gia đình trí thức truyền thống ở Hà Nội, ông thân sinh sớm từ quan về dạy học. Bước vào đời, thầy chọn nghề giáo. Sự nghiệp của thầy bắt đầu từ năm 1920, thầy sớm nổi tiếng về đức độ, trên kính dưới nhường, trí tuệ uyên thâm...
  • Thư gửi thầy giáo

    20/11/2015Lê HoàngĐến giờ phút này em mới dám cầm bút viết thư cho thầy. Không phải vì em bận (em còn bận gì nữa đâu!), không phải vì em lười, mà vì em cần có thời gian tìm ra con đường của mình...
  • Một người thầy giáo trong ký ức của tôi

    16/11/2015Nguyễn Tất ThịnhKhi đó tôi còn bé lắm, mới 5 tuổi, đang ở nơi sơ tán cùng với mẹ là Quân y sĩ trưởng của một Quân y viện chuyển về đây tá túc từ ngày đầu Mĩ leo thang bắn phá Miền Bắc… Tiếng là được đi cùng mẹ không phải đến nơi trại mẫu giáo tập trung, nhưng mẹ gần như không có thời giờ để quan tâm đến tôi...
  • Cuộc cải cách giáo dục phải xuất phát từ cái đầu của nhà giáo dục

    27/10/2014Trước kia việc gì cũng “từ trên dội xuống”. Từ nay việc gì cũng phải “từ dưới nhoi lên” (XYZ, Sửa đổi lề lối làm việc)
  • Bài thơ cuối cùng của thầy giáo Hoàng Đạo Thúy

    24/12/2010Trần Kiến QuốcNgày 15/4/1946, theo chỉ thị của Hồ Chủ tịch, Trường Cán bộ Việt Nam (tiền thân là Quân chính kháng Nhật) được đổi thành Võ bị Trần Quốc Tuấn, thực hiện đào tạo cán bộ chỉ huy cấp trung, đại đội trong thời gian 6 tháng. Người đã bổ nhiệm ông Hoàng Đạo Thuý, một nhà giáo yêu nước, nguyên Trưởng phòng thông tin (Bộ Tổng Tham mưu) làm Hiệu trưởng...
  • Nguyễn Mạnh Tường - Nhà giáo mẫu mực và tài năng

    01/08/2009Bùi Văn Vượng"Điều hết sức quan trọng và quyết định đỉnh cao là tự học, ra thư viện, đọc rất nhiều, phát huy óc xét đoán, phê phán. Xác định mục tiêu, quyết tâm vượt mọi gian khổ, làm đều, làm đều là bí quyết của thành công. "
  • Thầy giáo - Thầy thuốc

    02/05/2009Nguyễn Thị Thùy Dương

    “Muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy Thầy” Thầy giáo đối với người Việt ta từ ngàn xưa đóng một vai trò rất quan trọng. Truyền thống tôn sư trọng đạo từ lâu đã đi sâu vào đời sống văn hóa Việt Nam. “Một chữ cũng là Thầy, nửa chữ cũng là Thầy”, Thầy giáo không chỉ quan trọng với mỗi người mà quan trọng với cả một quốc gia và một nền văn hóa....

  • Người kinh doanh kiểu Ông Thầy Giáo

    16/12/2008Hoài NamĐã đụng vào kinh doanh bất kể kinh doanh món gì, người ta đều phải nghĩ tới trước tiên là cái việc làm sao kinh doanh cho có lời. Phải có lời, thì những mục đích thứ hai, thứ ba, thứ n... (hoạt động từ thiện phúc lợi xã hội, bảo trợ nghệ thuật, nâng cao dân trí v.v... ) mà doanh nhân ôm ấp mới có cơ thực hiện được bằng không là nói suông hoặc mơ mộng hão...
  • Mảnh đất tự do của những nhà giáo dục

    20/11/2008Lương Khải SiêuNhững vị ngồi đây hôm nay có đến quá nửa đang là những nhà giáo dục hoặc trong tương lai sẽ là những người tiến thân bằng con đường giáo dục. Tôi muốn nói với các bạn một chút về những ưu điểm mặc biệt của ngành giáo dục và những cách để làm sao cho mình được thông dụng...
  • Triết học và tâm sự của các nhà giáo

    13/12/2005Cam Lu - Trương Hiệu - Minh Nguyệt (thực hiện)Thực tế ở Việt Nam, việc giảng dạy môn triết học cũng như đội ngũ cán bộ nghiên cứu giảng dạy môn học này hiện ra sao?
  • Phỏng vấn một thầy giáo

    16/12/2003Một cuộc nói chuyện toát lên thực trạng giáo dục Việt Nam là học tập quá tải và máy móc dập khuôn...
  • Nhà giáo không được tụt hậu

    24/11/2003TS Đỗ Huy ThịnhTại Hội thảo quốc tế về giảng dạy tiếng Anh tổ chức ở Trung tâm Ngôn ngữ khu vực (Singapore) mới đây, trong số hơn 500 người tham dự chỉ có một đại biểu Việt Nam. Nếu không có kinh phí của trường, có lẽ đại biểu này cũng không thể tham dự...
  • xem toàn bộ