100 năm Lời Dâng của R. Tagore
Rabindranath Tagore (7.5.1861 – 7.8.1941) sinh tại Calcutta, Ấn Độ trong một gia đình trí thức. Năm 1910, khi đã 49 tuổi, R. Tagore xuất bản bằng tiếng Anh tập thơ Gitanjali, theo tiếng Bengal có nghĩa là Lời Dâng, và chính thi phẩm này đã mang lại cho Tagore, Ấn Độ, và châu Á giải Nobel (năm 1913), đồng thời được cả thế giới công nhận là kỳ công thứ hai của văn hóa Ấn Độ.
Nhân dịp 100 năm ra đời Lời Dâng, chúng tôi xin giới thiệu 10 trích đoạn qua bản dịch của Đỗ Khánh Hoan cùng bài viết về kiệt tác này của nhà văn và học giả Italia Claudio Magris (sinh năm 1939), một trong những nhà triết học hàng đầu của châu Âu (do Ngân Xuyên chuyển ngữ)
Lời Dâng
(Trích)
1.
Vì vui riêng. Người đã làm tôi bất tận. Thân này thuyền nhỏ mỏng manh đã bao lần Người tát cạn rồi lại đổ đầy cuộc sống mát tươi mãi mãi.
Xác này cây sậy khẳng khiu, Người đã mang qua núi, qua đồi, qua bao thug lũng, và phả vào trong giai điệu mới mẻ đời tôi.
Khi tay Người bất tử âu yếm vuốt ve, trái tim nho nhỏ trong tôi ngập tràn vui sướng, thốt nên lời không sao tả xiết.
Tặng vật Người ban vô biên vô tận, nhưng để đón xin, tôi chỉ có hai tay bé nhỏ vô cùng. Thời gian lớp lớp đi qua, Người vẫn chưa ngừng đổ rót, song lòng tôi thì hãy còn vơi.
12.
Thời gian cộc hành trình tôi đi thì dài và đường đi cũng thế.
Tôi ra xe lúc trời vừa tảng sáng, ruổi rong qua bao thế giới hoang vu, dấu chân in trên nhiều vì sao và hành tinh.
Đây là cuộc ra đi xa xôi nhất, cuộc ra đi dẫn tôi đến bên Người; cuộc tập dượt phức tạp nhất chính là cuộc tập dượt đưa tới vẻ giản đơn tột cùng của một hòa âm.
Trước khi về tới nhà mình, lữ khách đã phải gõ biết bao căn nhà xa lạ; lữ khách phải lang thang qua bao thế giới bên ngoài, cuối cùng mới đến miếu thất sâu thẳm bên trong.
Mắt tôi đã lang thang khắp bốn phương trời trước khi tôi nhắm mắt lại và nói: “Mình đến nơi rồi!”. Câu hỏi và tiếng kêu “Ồ, nơi nao?” biến tan thành ngàn suối lệ, nhận chìm thế giới dưới sóng xác tin “Ta tới rồi đây.”
29.
Tên tôi là một nhà tù, nơi người tôi giam đang than khóc. Mải mê xây tường bao vây tất cả, và dần dần khi tường đã vươn cao, trong bóng tối âm u, tôi không còn nhìn thấy con người thực của mình đâu nữa.
Tôi hãnh diện vì bức tưởng cao ngất; lấy cát bụi, tôi trát kín tường đi, những sợ nếu còn lỗ nhỏ tên gọi này sẽ lọt vào trong. Vì cẩn thận chi ly, tôi không còn nhìn thấy con người thực của mình đâu nữa.
43.
Mới vào ngày đã nghe tiếng thì thầm – chúng mình sẽ bơi thuyền đi chơi, chỉ có anh và em, không một ai trên cõi đời sẽ biết cuộc hành hương chúng mình đi không có mục đích và không chấm dứt bao giờ.
Trên đại dương vô hạn mênh mông ấy, khi anh lặng lẽ mỉm cười lắng nghe, tiếng em ca trầm bổng sẽ dâng thành giai khúc du dương, tự do như sóng triều, thoát mọi ngôn từ trói buộc,
Đã tới chưa nhỉ thời gian ấy? Còn việc gì làm nữa hay không? Kìa, chiều hôm đang xuống trên bờ biển; trong ánh tà dương mờ nhạt, đàn hải âu đang dang tay bay về tổ ấm.
Ai biết khi nào dây sẽ tháo, và như ánh hoàng hôn trễ muộn, thuyền sẽ lấn vào đêm tối mênh mông?
60.
Trẻ thơ gặp nhau trên bờ đại dương những thế giới mênh mông. Trên bầu trời bao la bất động và bên cạnh mặt nước lao xao không ngừng. Trẻ thơ gặp nhau ca hát, nhảy múa trên bờ đại dương những thế giới mênh mông.
Trẻ thơ xây nhà bằng cát và chơi đùa với vô số vỏ rỗng không, Lấy lá úa kết lại thành thuyền, rồi hớn hở thả trên mặt nước bao la. Trẻ thơ chơi đùa trên bờ đại dương những thế mênh mông.
Trẻ thơ không biết bơi, không biết quăng chài ném lưới. Ngư phủ lặn mò ngọc trai, thương nhân dong buồm buôn bán trong khi trẻ thơ lượm nhặt sỏi đá rồi lại quăng đi. Trẻ thơ không tìm kho tàng chôn giấu, khôngbiết quăng chài ném lưới ra sao.
Biển cuồn cuộn reo vang, bãi cát mỉm cười nhợt nhạt. Sóng triều đầy chết chóc hát những bào đồng dao vô nghĩa, tro trẻ thơ nghe, giống như mẹ ru con ngủ trong nôi. Biển cả chơi đùa với trẻ thơ, bãi cát mỉm cười nhợt nhạt.
Trẻ thơ gặp nhau trên bờ đai dương những thế giới mênh mông. Phong ba lang thang trên trời không lối đi, thuyền chìm đắm trên mặt nước mênh mông, chết chóc tràn dâng, trẻ thơ vẫn vui chơi đùa nghịch. Cuộc gặp lớn lao của trẻ thơ diễn ra trên bờ đại dương những thế giới mênh mông.
69.
Dòng đời ngày đêm tuôn chảy trong máu tôi cũng là dòng đời tuôn chảy qua thế giới, múa nhảy theo dõi điệp khúc nhịp nhàng.
Chui qua lớp bụi mặt đất, dòng đời ấy thành mầm vui, thành muôn vàn nhọn cỏ và lớp lớp hoa lá ồn ào.
Dòng đời ấy đã được ru ngủ trong nôi đại dương của sự sống và sự chết lúc sóng triều nhấp nhô. Tôi thấy chân tay mình huy hoàng, rực rỡ khi dòng đời bao la ấy vuốt ve. Và tôi thấy kiêu hãnh, vì nhịp đập lớn lao của dòng đời từ bao thời đại, trong máu tôi nhịp đập ấy đang khiêu vũ lúc này.
74.
Ngày tàn, bóng tối bao trùm trái đất. Đã đến giờ mang bình ra sông múc nước rồi đây.
Không khí chiều hôm thiết tha cùng nhạc nước buồn buồn. A, nhạc gọi tôi đi vào hoàng hôn. Trên đường mòn cô quạnh không một bóng người, gió lên cao và sóng lăn tăn nôn nóng mặt nước sông đầy.
Tôi chẳng vỡ rồi có về nhà hay không. Tôi chẳng biết rồi sẽ tfnh cờ gặp ai. Đằng kia, trên dòng sống trong chiếc thuyền nho nhỏ một người không quen biết đang ngồi nắn phím dạo đàn.
81.
Bao ngày vô công rồi nghề tôi nhỏ lệ khóc than thời gian đã mất. Nhưng, Người ơi, thời gian ấy chẳng mất bao giờ, Người đã nắm trong chính tay mình từng giây từng phúc đời tôi,
Ẩn kín trong lòng sự vật, Người nuôi hạt nẩy mầm, cho nụ trổ hoa và cho hoa thành trái.
Mệt mỏi tôi nằm ngủ trên chiếc giường buồn tênh và tưởng tượng mọi việc dã xong xuôi.
Đến sáng thức dậy, tôi thấy vườn mình đầy những bông hoa kỳ diệu,
83.
Con sẽ lấy lệ buồn kết thành chuỗi ngọc choàng lên cổ mẹ, mẹ ơi.
Sao trời đã chạm vòng ánh sáng điểm trang chân mẹ, nhưng vòng ánh sáng tay con làm ra sẽ đeo trên ngực mẹ yêu.
Tiền tài, danh vọng từ mẹ mà ra; giữ lại cho đi là quyền của mẹ. Nhưng nỗi buồn này thật tuyệt đối là cả riêng con. Khi con đem buồn ấy làm quà dâng hiến, mẹ đã cho con ân phúc diễm kiều.
92.
Tôi biết ngày ấy thế nào cũng đến, lúc tôi nhắm mắt thôi không nhìn trái đất này, rồi cuộc đời sẽ thầm lặng ra đi, kéo mành che kín mắt tôi lần cuối.
Thế nhưng, đến đêm sao vẫn canh trời, ngày vẫn hiện ra như xưa và thời gian như sóng triều trập trùng vẫn rắc gieo buồn vui.
Khi tôi nghĩ đến phút giây cuối cùng ấy, những phút giây thuộc riêng mình, đường ranh giới giữa chúng đứt tan’; nhờ ánh sáng lâm chung tôi thấy thế giới người tràn trề châu ngọc. Ở đó chỗ nương thân tầm thường nhất cũng thú vị; ở dó cuộc đời hèn mọn nhất cũng thơm tho.
Những gì tôi vô vọng ước ao và những gì tôi đã có từ lâu – xin để qua đi. Chỉ xin cho tôi thực được những gì tôi đã chê khinh và hằng coi nhẹ mà thôi.
Tự Do Ðích Thực
(Gitanjali, Tagore)
"Hỡi tù nhân, hãy nói cho ta hay ai đã xiềng xích ngươi. Tù nhân đáp, thưa chính là chủ tôi. Tôi đã muốn thắng vượt mọi người, bằng của cải và quyền lực, cho nên tôi đã vơ vét vào kho tàng của tôi tất cả tiền bạc của chủ. Mệt mỏi vì cuộc chạy đua theo tiền của tôi, cuối cùng tôi đã thiếp ngủ ngay trên chính giường của chủ tôi. Khi thức dậy, tôi thấy mình đã bị giam hãm ngay trên kho tàng của tôi.
Hỡi tù nhân, hãy nói cho ta hay ai đã rèn chiếc xích sắt này cho ngươi. Tù nhân đáp: tôi đã muốn giam hãm tất cả thế giới, vì như thế tôi sẽ được tự do và không còn ai quấy rầy. Ngày đêm, tôi đã dùng lửa, búa và chiếc dũa để rèn sợi xích này. Khi nó được hoàn thành, và chiếc mốc cuối cùng được nối lại, tôi đã để cho sợi xích giam hãm cả cuộc đời của tôi, khiến không có gì bẻ gãy được".
Năm 1989, nước Pháp đã mừng kỷ niệm 200 năm cuộc cách mạng 1789. Cùng với việc lật đổ chế độ quân chủ, bản tuyên ngôn nhân quyền được công bố ngày 04 tháng 8 năm 1789 đã đánh dấu một bước dài của nhân loại tiến đến tự do, dân chủ.
Nhưng oái oăm thay, người ta đã nhân danh tự do để chống lại tự do và phạm không biết bao nhiêu tội ác đối với con người. Nhân danh tự do, Robespierre đã giết hại 25 ngàn người cũng như cấm chế nhiều quyền tự do trong đó cơ bản nhất là quyền tự do tôn giáo.
Lịch sử cũng đã được lập lại trong rất nhiều cuộc cách mạng sau này. Mới đây tại Trung Quốc, người ta đã nhân danh tự do dân chủ để đạp đổ Nữ Thần Tự Do và sát hại không biết bao nhiêu người đòi tự do.
Nhân danh tự do để chối bỏ tự do của người khác, nhân danh quyền con người để chà đạp quyền sống của người khác: đó là thảm trạng của không biết bao nhiêu cuộc cách mạng trong thời đại ngày nay. Chính khi con người chối bỏ tự do và chà đạp quyền sống của người khác là cũng chính lúc con người tự giam hãm mình trong nô lệ, nô lệ cho quyền lực, nô lệ cho tiền bạc, nô lệ cho bất an... Lắm khi con người tự rèn lấy cho mình xích xiềng để tự chói lấy mình. Nhà tù ấy, sợi xích ấy chính là lòng tham lam nơi con người: tham lam tiền của, tham lam quyền lực, tham lam danh vọng.
Con Người Tự Do
Ðại thi hào Rabindranath Tagore của Ấn Ðộ có kể câu chuyện ngụ ngôn như sau:
Khi còn trẻ, tôi cảm thấy tràn đầy năng lực... Một buổi sáng nọ, tôi ra khỏi nhà và hô lớn: "Tôi sẵn sàng phục vụ bất cứ ai muốn". Thế là tôi hăm hở lên đường và trong tư thế sẵn sàng phục vụ bất cứ ai chờ đợi. Từ đằng xa, đức vua và đoàn tùy tùng tiến đến. Vừa nghe tiếng tôi, ngài đã dừng lại và nói với tôi: "Ta đưa ngươi vào cung hầu hạ ta và bù lại, ta sẽ ban cho ngươi quyền hành". Ngẫm nghĩ, không biết dùng quyền hành để làm gì, tôi đành lặng lẽ bỏ đi...
Tôi tiếp tục ra đi và hô lớn: "Tôi sẵn sàng phục vụ bất cứ ai muốn". Chiều hôm đó, có một cụ già ngỏ ý thuê tôi và để đền bù, cụ cho tôi những đồng bạc mà âm thanh vang lên như bản nhạc. Nhưng tôi cảm thấy không cần tiền bạc, cho nên đành tiếp tục ra đi.
Tôi tiếp tục ra đi và tiến gần đến một căn nhà xinh đẹp. Một em bé gái xinh đẹp chào tôi và đề nghị với tôi: "Tôi thuê anh và bù lại, tôi sẽ tặng cho anh nụ cười của tôi". Tôi cảm thấy do dự. Một nụ cười sẽ kéo dài bao lâu? Chỉ trong chớp nhoáng, cô bé đã biến vào bóng tối...
Khi tôi rời bỏ căn nhà xinh đẹp, thì trời cũng đã tối. Tôi ngã người trên thảm cỏ và ngủ thiếp. Sáng ngày hôm sau, tôi thức giấc trong sự mệt mỏi. Khi mặt trời vừa lên, tôi đi lần ra bãi biển. Một cậu bé đang chơi đùa trên cát. Vừa thấy tôi, nó ngẩng đầu lên, mỉm cười như thể đã từng quen biết với tôi. Một lúc sau, nó nói với tôi: "Tôi sẵn sàng thuê anh và bù lại, tôi không có gì để cho anh cả". Tôi đón nhận ngay giao kèo của cậu bé. Và chúng tôi bắt đầu chơi đùa với nhau trên bãi cát. Những người qua lại ngỏ ý muốn thuê tôi, nhưng tôi từ chối, bởi vì từ ngày hôm đó, tôi mới thực sự cảm thấy mình là một con người tự do.
Không gì quý bằng độc lập tự do: không chừng câu khẩu hiệu quen thuộc này ứng dụng một cách rất xác thực vào đời sống Ðức Tin của chúng ta... Chúng ta tuyên xưng Chúa Giêsu là Ðấng Cứu Thoát, bởi vì Ngài đến để giải phóng chúng ta, Ngài đến để làm cho chúng ta được tự do. Và tự do mà Ngài mang lại cho chúng ta là gì nếu không phải là tự do khỏi tội lỗi, tự do khỏi đam mê, tự do khỏi ích kỷ, tự do khỏi danh vọng, tiền bạc và tất cả những gì ràng buộc con người...
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị QuýBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáBàn về Nguyên khí, Dương khí & Âm khí
08/12/2009Nguyễn Tất Thịnh