Ra mắt Huỳnh Thúc Kháng - Tuyển tập
Công trình thể hiện di sản đa dạng, phong phú của nhà cách mạng trong các lĩnh vực văn chương, báo chí, sử học, dịch thuật và trước tác mà ông đã thực hiện trong sự nghiệp của mình. Bên cạnh phần giới thiệu mạch lạc, các tác giả đã sưu tầm, sao lục trên 200 bài báo, hàng trăm bài thơ, bài phú, câu đối và nhiều chuyên đề, dịch phẩm từng đăng trên báo Tiếng Dân, một số báo chí đương thời, và từ các trước tác của cụ Huỳnh.
Đặc biệt, công trình này lần đầu tiên công bố đầy đủ bản dịch các sáng tác như bài phú Danh Sơn Lương Ngọc (Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng sáng tác lúc đi ngang qua trường thi Bình Định nhân kỳ khảo hạch, nhằm đả kích mạnh mẽ lối học từ chương khoa cử, lên án chế độ ngu dân, bần cùng hóa dân ta thời trước) vàThi Tù Tùng Thoại từ báo Tiếng Dân xuất bản năm 1939 cùng nhiều tư liệu chép tay quý giá khác...
Với Huỳnh Thúc Kháng - Tuyển tập, NXB Đà Nẵng đã giành giải vàng tại giải thưởng Sách hay toàn quốc vừa qua.
"... Cụ Huỳnh là một người học hành rất rộng, chí khí rất bền, đạo đức rất cao. Vì lòng yêu nước, mà trước đây cụ bị bọn thực dân làm tội, đày ra Côn Đảo. Mười mấy năm trường, gian nan cực khổ. Nhưng lòng son dạ sắt, yêu nước thương nòi của cụ Huỳnh, chẳng những không sờn mà lại thêm cương quyết. Cụ Huỳnh là một người mà giàu sang không làm xiêu lòng, nghèo khổ không làm nản chí, oai vũ không làm sờn gan. Cả đời cụ không cầu danh vị, không cầu lợi lộc, không thèm làm giàu, không thèm làm quan. Cả đời cụ Huỳnh chỉ phấn đấu cho dân được tự do, nước được độc lập. Đến ngày nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập, Chính phủ ta mời cụ ra. Tuy đã hơn 71 tuổi, nhưng cụ vẫn hăng hái nhận lời. Cụ nói: "Trong lúc phục hưng dân tộc, xây dựng nước nhà thì bất kỳ già, trẻ, trai, gái, ai cũng phải ra sức phụng sự Tổ quốc"." Cụ Huỳnh Thúc Kháng (1876-1947) là một trí thức giàu lòng yêu nước, có đóng góp kiệt xuất vào cả 2 thời kỳ Lịch sử cận đại và Lịch sử hiện đại Việt Nam. Cụ đậu Giải Nguyên kỳ thi Hương năm 1900 và đậu Hội nguyên kỳ thi Hội năm 1904 là một trong "tứ hổ" đất Quảng. Ông đã từ bỏ chốn quan trường phong kiến hủ bại và sớm đi vào cuộc đấu tranh yêu nước. Ông đã cùng Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp khởi xướng và tham gia phong trào Duy Tân. Năm 1908, ông bị thực dân Pháp đày ra Côn Đảo. Trong tù ông đọc tân văn, tân thư Đông Tây về cách mạng tư sản dân chủ. Ra tù, ông lao vào đấu tranh trên cương vị Viện trưởng Viện dân biểu Trung Kỳ. Ông làm chủ bút tờ Tiếng Dân để theo đuổi chủ trương cứu nước bằng đổi mới tư duy nhằm giành được độc lập dân tộc, xây dựng đất nước để phồn vinh. Đổi mới tư duy cứu nước đối với Huỳnh Thúc Kháng là: - Công khai phê phán bọn phong kiến cổ hủ lạc hậu và bọn thực dân bóc lột hà khắc bao che cho bọn phong kiến tay sai - Cổ động cho phong trào tân học - Đả phá lệ khoa cử lỗi thời - Cổ vũ con đường thực nghiệp, hô hào các thương gia, thân hào thân sĩ lập các hội nông, công thương - Hướng mọi hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội đi tới một xã hội dân chủ tư sản. |
Nguồn:Thanh niên
Nội dung khác
Review sách “Trí tuệ giả tạo – Internet đã làm gì chúng ta”
17/05/2019Tóm tắt nội dung 'Triết học Hội Tụ'
06/12/2021TS. Nguyễn Bá TrinhCố thủ tướng Lý Quang Diệu chỉ ra điều người Nhật vượt trội tất cả các quốc gia châu Á, riêng Singapore mất 10-15 năm mới gần bằng họ
31/12/2018L.TPhật giáo trong thời đại chúng ta
14/11/2018Nhiều tác giảNhững quy luật Tâm lý về Sự Tiến Hóa của các Dân tộc
28/05/2017Gustave Le BonDẫn nhập về hạnh phúc
08/06/2016Tôi là ai - và nếu vậy thì bao nhiêu?
31/01/2012Hữu Hảo giới thiệuThời gian như thứ thuốc hiện hình
29/01/2012Thất SơnPhát hành loạt sách kỷ niệm ngày mất Toan Ánh
05/01/2012Thất SơnHoa đường tùy bút
29/12/2011Giáo dục và ý nghĩa cuộc sống
28/12/2011Hoài Khanh dịch và giới thiệu (1972)Nhật hoàng Hirohito và công cuộc kiến thiết nước Nhật Bản hiện đại
15/12/2011