Pháp quyền nhân nghĩa Hồ Chí Minh

07:20 CH @ Thứ Ba - 01 Tháng Hai, 2011

Tôi đã dự định giới thiệu với bạn đọc cuốn "Pháp quyền Nhân nghĩa Hồ Chí Minh" dày gần 800 trang - cuốn sách mà GS Vũ Đình Hòe sau nhiều lần lưỡng lự đã quyết tâm viết lúc đã về hưu (bắt đầu từ năm 1991 và hoàn thành tháng 7 năm 2004).

Chủ điểm của cuốn sách là "Nhà nước Pháp quyền", một chủ điểm hết sức quan trọng và hôm nay vẫn còn nóng hổi và ý nghĩa. Cuốn sách lại còn chứa đựng những điều tâm huyết của cả đời GS Vũ Đình Hòe - kẻ sĩ phụng sự lý tưởng rực cháy trong lòng từ thuở tráng niên, bất chấp mọi thăng trầm của cuộc đời

Nay được tin GS. Vũ Đình Hòe vừa mất, thọ 100 tuổi, xin được giới thiệu bạn đọc cuốn sách này tỏ lòng biết ơn tới tác giả.

Sách nói về nguồn gốc và sự cấu tạo của tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh, tái hiện lại một phần chặng đường 30 năm bôn ba nước ngoài tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã chắt lọc các tố chất của cách mạng, tinh luyện thành chất men tổng hợp có khả năng làm bùng sôi động lực quật cường ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Thông qua đó, chúng ta được biết rằng Bác Hồ đã đi rất nhiều nơi, tham khảo và đánh giá các ưu, khuyết điểm của cách mạng Pháp, Anh, Mỹ, Trung Hoa, Nga, để rồi quyết định chọn lựa con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, vì đây là con đường có lợi nhất cho người dân Việt Nam.

Quyển sách này gồm 3 thiên: Thiên A, Thiên B, Thiên C.

Thiên A gồm 4 chương đầu, nghiên cứu vấn đề: Nguồn gốc xã hội và lịch sử của Tư tưởng Pháp quyền Nhân nghĩa Hồ Chí Minh.
+ Nguồn gốc xã hội rộng liên quan đến vùng Nghệ Tĩnh và Bắc Trung Kỳ.
+ Nguồn gốc xã hội hẹp thuộc vùng làng quê và gia đình Bác Hồ.
+ Nguồn gốc lịch sử thuộc một thế kỷ đau thương 1847 - 1945 gây ra bởi thực dân Pháp.

Thiên B gồm 5 chương giữa, nghiên cứu vấn đề: sự cấu thành của tư tưởng pháp quyền nhân nghĩa Hồ Chí Minh. Có 5 yếu tố cấu thành tư tưởng ấy.
+Yếu tố pháp quyền dân tộc và ảnh hưởng của tuyên ngôn độc lập của dân tộc Mỹ (1776).
+ Yếu tố pháp quyền Quân chủ lập hiến của Vương quốc Anh qua các cuộc cách mạng dân chủ đổ máu và không đổ máu.
+ Yếu tố nhân quyền. Dân quyền của Đại Cách mạng Pháp lay động cả Châu Âu, dưới lá cờ đỏ thắm Tự do - bình đẳng - bác ái, dần dần nhạt phai.
+ Yếu tố pháp quyền Công Nông của cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại; Chuyện chính vô sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa.
+ Yếu tố pháp quyền Dân tộc Dân chủ Mưói của Cách mạng Trung Hoa trải qua hai lần hợp tác Quốc Cộng.

Thiên C gồm 5 chương cuối, tái hiện công trình nhẫn nại và sáng tạo, trải ra suốt 30 năm du khảo của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh để chắt lọc các tố chất của cách mạng, tinh luyện thành chất Men tổng hợp có khả năng làm bùng sôi động lực quật cường ngàn đời của dân tộc Đại Việt ta.

Mục lục

Thiên A. Nguồn gốc xã hội và lịch sử của Tư tưởng Pháp quyền Nhân nghĩa Hồ Chí Minh
Chương 1. Quê hương Lam Hồng - đất đá soi quật cường
Chương 2. Dân khí đồng quê, sĩ khí kinh kỳ. Đau nhà, đau nước thúc giục rèn chí
Chương 3. Chớm nở ý thức pháp quyền: Quyền làm người, quyền dân tộc, chủ quyền dân tộc
Chương 4. Đất Việt! Hồn Việt!

Thiên B. Cấu thành của tư tưởng pháp quyền nhân nghĩa Hồ Chí Minh
Chương 1. Bác Hồ dừng chân ở Mỹ cách mạng dân tộc và pháp quyền dân tộc dân chủ của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ
Chương 2. Bác Hồ sang Vương quốc Anh - cái nôi của cách mạng dân quyền thời hiện đại
Chương 3. Bác Hồ ở Pháp, quê hương xứ sở Đại cách mạng Dân quyền châu Âu
Chương 4. Bác Hồ sang Nga - Quê hương "người cha", người thầy Leenin vĩ đại - cái nôi nóng hổi của cách mạng thế giới
Chương 5. Từ biên cương Hoa - Việt, tâm trí luôn hướng về đất Tổ, Nguyễn Ái Quốc lo chuẩn bị việc cứu quốc và góp sức... "Bình Thiên Hạ"

Thiên C. Các tố chất của cách mạng, tinh luyện thành chất Men tổng hợp có khả năng làm bùng sôi động lực quật cường ngàn đời của dân tộc Đại Việt
Chương 1. Phân tích, đánh giá Tố chất Dân quyền của Cách mạng Pháp mạnh đến đâu? Yếu đến đâu? Nguyên nhân - Hậu quả
Chương 2. Tố chất Công nông - có vai trò xúc tác cao nhưng... người vận dụng phải rất thận trọng
Chương 3. Tố chất Dân tộc trong Cách mạng Dân quyền. Tố chất Dân tộc và tố chất Dân quyền tương tác, tương hỗ nhau trong cách mạng Trung Hoa. Những bài học bổ ích: Ứng dụng và biến hóa thế nào?
Chương 4. Kiểm chứng tính bất biến và ý nghĩa cao cả của nhân nghĩa dân tộc Lạc Việt - Tố chất cơ bản của Cách mạng Việt Nam xưa và nay
Chương 5. Pháp quyền Nhân nghĩa Hồ Chí Minh bảo vệ và tăng cường hiệu năng của động lực "Chí Nhân Vĩ Đại Nghĩa Dân tộc"

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Trí thức và nhận thức pháp quyền

    30/10/2015B. A. Kistiakovski - Phạm Nguyên Trường dịch và chú thíchMột số người cho rằng pháp luật chỉ có giá trị tối thiểu về đạo đức, một số khác lại cho rằng cưỡng chế, nghĩa là bạo lực, là thành tố không thể tách rời của pháp luật. Nếu đúng là như thế thì chẳng có cơ sở nào để chê trách giới trí thức của chúng ta trong việc coi thường pháp quyền hết. Giới trí thức của chúng ta luôn hướng tới những lý tưởng tuyệt đối và trên đường đi của mình nó có thể bỏ qua cái giá trị thứ cấp này.
  • Nguồn cội của pháp quyền

    30/10/2014TS. Nguyễn Sĩ DũngHiện nay, theo nhận thức của đa số người Việt chúng ta, Nhà nước pháp quyền là Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. So với việc quản lý xã hội bằng mệnh lệnh hành chính, cách hiểu này là một tiến bộ to lớn trong tư duy pháp lý của người Việt. Tuy nhiên, pháp quyền là một cái gì đó vĩ đại và tốt đẹp hơn như thế rất nhiều...
  • Thần linh pháp quyền

    20/08/2014Nguyễn Sĩ DũngPháp quyền về bản chất gắn với “thần linh”. Và người đầu tiên không ngại nói ra điều ấy chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngoài ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh, có lẽ, cũng là người Việt Đầu tiên nói đến pháp quyền. Năm 1919, trong bản yêu sách gửi đến hội nghị Versaille, yêu sách thứ 7 được người đề ra là pháp quyền...
  • GS. Vũ Đình Hòe - Từ sinh viên đại học Đông Dương đến Bộ trưởng của nước Việt Nam độc lập

    31/01/2011Minh ThưCụ Vũ Đình Hòe - vừa từ trần ngày 29/1/2011, tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), hưởng thọ 100 tuổi (Cụ sinh năm 1913). Cụ Vũ Đình Hòe là trí thức lớn của dân tộc. Cụ là Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục đầu tiên trong Chính phủ Lâm thời tháng 8/1945, là Bộ trưởng Bộ Tư pháp trong suốt 15 năm từ tháng 3/1946 đến năm 1960. Đồng thời, cụ là vị đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên trong cuộc Tổng tuyển cử ngày 6/1/1946 của Thủ đô Hà Nội...
  • Xây dựng nhà nước pháp quyền

    02/10/2010Nguyễn Trần BạtBàn về vấn đề nhà nước pháp quyền của Việt Nam, tôi cho rằng, chúng ta
    mới chỉ có một nhà nước được phân công nội bộ chứ không phải một nhà
    nước mà quyền lực của nó được phân công một cách hiệu quả và việc sử
    dụng các quyền lực ấy được kiểm soát bằng các quy tắc xã hội. Vì thế,
    chúng ta mới chỉ đang trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền...
  • Hiến pháp 1946 với tư tưởng pháp quyền

    10/05/2010Nguyễn Sĩ Dũng60 năm đã trôi qua kể từ mùa thu năm ấy. Sống mãi với thời gian là các giá trị của Cách mạng tháng Tám: độc lập, tự do, dân chủ. Sống mãi với thời gian là tư tưởng pháp quyền kết tinh trong bản hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Bản hiến pháp đó còn được gọi là Hiến pháp 1946.
  • Lập Hiến hướng đến pháp quyền ở Việt Nam

    05/08/2009Nguyễn Minh TuấnGần đây chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng có đặt ra vấn đề sửa đổi Hiến pháp như một nhu cầu cấp bách[1]. Tôi cho rằng, nhu cầu này là có thật, nhưng thay vì sửa đổi nhỏ lẻ, tại sao chúng ta không tính đến một chiến lược lâu dài hơn là hoàn thiện một Hiến pháp tích hợp được cả những điểm tiến bộ của các bản Hiến pháp trước đó của dân tộc, vừa phải tích hợp được những tinh hoa của nền lập hiến các nước trên thế giới.
  • Nhà nước pháp quyền - Sản phẩm tất yếu của nền dân chủ chính trị

    13/04/2008Nguyễn Trần BạtTrước hết, phải khẳng định, mô hình nhà nước pháp quyền là mô hình nhà nước phổ biến và tiên tiến nhất hiện nay. Tuy nhiên, trong hơn 200 quốc gia trên thế giới, đến nay, mới chỉ có một số nước tổ chức theo mô hình nhà nước pháp quyền, còn đại bộ phận các quốc gia vẫn chưa tổ chức theo mô hình này...
  • Pháp quyền và tính có thể đoán trước

    03/03/2006TS. Nguyễn Sĩ DũngMột trong những đặc tính quan trọng nhất của Nhà nước pháp quyền chính là tính có thể đoán trước được công quyền. Bài viết này muốn bàn đôi điều về đặc tính nói trên...
  • Nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự

    11/11/2005GS. Tương LaiKhát vọng về dân chủ và công bằng vốn nung nấu từ lâu trong lịch sử loài người. Có dân chủ mới thực hiện được công bằng, đồng thời công bằng là thước đo của dân chủ và tiến bộ xã hội. Điểm quy chiếu để kiểm nhận về công bằng và dân chủ mà một xã hội đạt được thường tìm thấy dễ dàng trong pháp luật...
  • xem toàn bộ