Thời gian như thứ thuốc hiện hình

10:47 SA @ Chủ Nhật - 29 Tháng Giêng, 2012
'Thời gian như thứ thuốc hiện hình' là tuyển các bài viết của nhà sử học đăng trên mục “Nghĩ ngợi cuối tuần” (sau đổi lại là 'Nghỉ ngơi cuối tuần') của báo Lao Động trong 4 năm. Sách thể hiện nhiều trải nghiệm, suy ngẫm của Dương Trung Quốc về nhiều vấn đề của cuộc sống.

Có câu nói rằng: "Không gì cũ hơn tờ báo của ngày hôm qua". Nhưng những bài viết đăng báo của Dương Trung Quốc vẫn luôn mang đậm tính thời sự. Trong vai trò của một đại biểu Quốc hội, một nhà sử học, tác giả có cái nhìn rộng khắp nhiều lĩnh vực gắn bó thiết thực với cuộc sống của mọi người.


Cuốn Thời gian như thứ thuốc hiện hình được chia làm 3 phần: Chứng tích thời gian, Đi, nhìn và suy ngẫm, Đôi chuyện dông dài. Mỗi bài viết trong từng phần không khác một tản văn, tùy bút, nhỏ gọn nhưng chứa đầy dữ liệu, ký ức, kỷ niệm và chiêm nghiệm của ông. Chất chứa trong đó là ưu tư về văn hóa, lịch sử của dân tộc.

Không chỉ say sưa với những câu chuyện của quá khứ, Dương Trung Quốc còn quan tâm đến việc làm sao mang đến cho độc giả giá trị từ bài học đã qua. Cách viết của ông không hàn lâm mà giản dị, dễ hiểu, thấm vào lòng người đọc.

Tác giả chia sẻ về cuốn sách của mình: "Mỗi bài báo như một điều đang suy tư, như một sự việc mình vừa mới gặp, như một cuốn sách mình vừa đọc, đến một vùng mình vừa mới tới… để chia sẻ với người đọc trên trang báo và viết đều đặn như thế cũng để giữ bút cho khỏi nhạt. Nói thật lòng để bạn đọc hiểu rằng, đây chỉ là những bài báo mọn… Xin trân trọng cảm ơn những người vì quý tôi mà cất công làm ra cuốn sách này và những ai đã dành thời gian để mắt đến nó".
Nguồn:Evan
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Xuân Quỳnh dạy tôi cách trở thành đàn bà

    20/03/2015Phan Huyền Thư"Thay cho mẹ tôi, thơ Xuân Quỳnh dạy tôi cách trở thành đàn bà, cách trở thành người biết yêu người khác vô điều kiện và phi ngụy biện" - nhà thơ Phan Huyền Thư viết.
  • Hoa đường tùy bút

    29/12/2011Hoa Đường tùy bút, được coi là tuyệt bút cuối đời của Thượng Chi Phạm Quỳnh, vừa được NXB Hội Nhà văn và Nhã Nam ấn hành.
  • Nhật hoàng Hirohito và công cuộc kiến thiết nước Nhật Bản hiện đại

    15/12/2011Cuộc đời Hirohito gắn liền với sự phát triển và biến chuyển của Nhật Bản là một câu chuyện hấp dẫn, lôi cuốn nhưng hầu như không được biết đến nhiều. Ở Việt Nam, chúng ta biết nhiều về sự Thần kỳ Nhật Bản...
  • Xuất bản cuốn "Phạm Quỳnh - con người và thời gian"

    12/12/2011Phạm Thúy LanNhà
    xuất bản Thanh Niên vừa xuất bản cuốn “PHẠM QUỲNH - con người và thời
    gian” do Khúc Hà Linh viết, sách được nộp lưu chiểu tháng 6/2010...
  • Người có vấn đề trong Sử nước ta

    04/08/2011Lịch sử nước ta có nhiều loại nhân vật. Có những nhân vật có đức độ lớn, thành tích cao, công trình xuất sắc… đã được xếp vào các bậc danh nhân, chúng ta đã đề cập đến nhiều, và vẫn còn phải sưu tầm, nghiên cứu sâu hơn nữa. Loại sách danh nhân truyện ký là thích hợp cho các nhân vật này. Còn có những nhân vật mà tội trạng đã rõ ràng, lịch sử đã lên án… thì tất nhiên không ai phải mất công nghiên cứu về họ, mặc dầu ta vẫn chưa biết cụ thể về họ nhiều lắm.
  • Trần Dần vượt nhiều “ngã tư”, đến sớm nửa thế kỷ

    21/06/2011Vi Thùy LinhTối 16/6, tại Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội đã diễn ra buổi tọa đàm Trần Dần trong văn xuôi, xoay quanh Những ngã tư và những cột đèn - tiểu thuyết hay nhất của ông. Với văn xuôi, nhà thơ Trần Dần (1926 - 1997) vẫn chứng tỏ tầm vóc của nhà cách tân ngoại hạng...
  • Luật đời và Cha con

    20/06/2011
  • Dương Hướng thấy gì Dưới Chín Tầng Trời?

    20/06/2011GS. Hoàng Ngọc HiếnGiáo sư Hoàng Ngọc Hiến nhận định về cuốn tiểu thuyết mới nhất của nhà văn Dương Hướng: “Nếu như tiểu thuyết trước hết là cốt truyện thì tác phẩm “Dưới chín tầng trời” thừa sức hấp dẫn. Vì cốt truyện rất ly kỳ, nhiều tuyến nhân vật quan hệ éo le, số phận ba chìm bẩy nổi …, nhiều tuyến hành động diễn ra các miền Trung, Nam, Bắc, có xóm làng và thành phố, có chiến trường ác liệt ở miến Nam và sinh hoạt nhộn nhạo, rối ren vùng biên giới phía Bắc…Với tôi thì tiểu thuyết trước hết là những nhân vật. Tôi sẽ bình phẩm những nhân vật đáng chú ý”...
  • Mỹ thuật Việt Nam thế kỷ XX

    22/02/2011Đỗ LâmCuốn sách lần này in kèm phụ bản Nghệ thuật tạo hình Việt Nam hiện đại, vốn là một cuốn sách đã xuất bản năm 1982, để giữ tính lịch sử - cụ thể tại thời điểm của cuốn sách nói trên đã in ra gần 30 năm trước, cũng như những luận điểm “dự báo” vượt thời gian bắt nối vào những nhận định về sau, tác giả vẫn để nguyên phần sách này không sửa chữa.
  • Con người và phát triển con người

    07/01/2011Khoa học về con người ngày càng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, tìm hiểu với hệ vấn đề phức hợp: con người từ đâu tới, con người đi đâu và về đâu, các tổ chức xã hội của con người, các mối quan hệ cá nhân - xã hội, quan hệ con người - văn hoá, quan hệ con người - môi sinh, các hoạt động sống, bản chất của con người, tính toàn vẹn sinh vật - lịch sử - xã hội của con người, nguồn lực con người, vấn đề nhân cách và sự phát triển con người bền vững, toàn diện, v.v..
  • Võ Nguyên Giáp - Hào khí trăm năm

    10/12/2010Tường VyNhân dịp Đại tướng Võ Nguyên Giáp bước vào tuổi 100, Nhà xuất bản Trẻ vừa chính thức ra mắt bạn đọc cả nước cuốn sách mới nhất về Đại tướng với nhan đề “Võ Nguyên Giáp - Hào khí trăm năm” của tác giả Trần Thái Bình...
  • Người thấy vô số “lịch sử” từ một con đường…

    07/12/2010Hoa ChanhTriển lãm Nghìn năm một đường phố đang diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Pháp (24 Tràng Tiền, HN, mở cửa đến 10/12). Các tư liệu, hình ảnh, bản đồ được lấy từ cuốn sách của GS Đặng Phong (1937- 2010) - chuyên gia về lịch sử kinh tế - khiến dư luận bất ngờ và thán phục. Triển lãm được khai mạc đúng 100 ngày mất của ông. Ông định ngày ra mắt sách và triển lãm là 10/9, nhưng ông đã không chờ được đến ngày đó...
  • xem toàn bộ