Hoa đường tùy bút
Cuốn sách tập hợp 11 bài tạp văn như Thế thái nhân tình, Muốn sống, Chỉ buộc chân voi, Văn học Chính trị, Vô duyên, Con người hiểm độc, Anh chàng khoác lác, Tư tưởng Keyserling, Lão Hoa Đường thiếu Hoa Đường, Cô Kiều với tôi… lưu giữ ký ức cuối đời, đồng thời thể hiện rõ “thái độ ôn hòa, nho nhã” nhưng tiềm ẩn nhiều cảm xúc, rung động của Phạm Quỳnh trước thời buổi “Á Âu xung đột”. Cuốn sách cũng bao gồm 51 bản dịch thơ Đỗ Phủ.
“Trong cuộc ‘lăn lộn’ (ngày nay ta gọi là ‘dấn thân’) ấy, như ta biết, Phạm Quỳnh đã thất bại. Ông lui về ẩn dật, và bắt tay viết Hoa Đường tùy bút. Vậy Tùy bút Hoa Đường là gì? Thoạt nhìn, mươi bài tạp văn, không có chủ đề chung, không đường dây dẫn dắt nhất quán, tản mạn, rời rạc, như chợt nhớ đâu viết đấy, chợt nghĩ gì thì nói ra… Nhưng mà đọc đi đọc lại, ngẫm kỹ, rất có thể đây là một sự chuẩn bị, chuẩn bị cho một cuộc tổng kết, có thể là một cuộc tổng kết lớn, và sâu, rất sâu nữa, mà tiếc thay, ông đã không kịp làm.” Nhà văn Nguyên Ngọc |
Theo nhạc sĩ Phạm Tuyên, con trai Phạm Quỳnh, bản thảo Hoa Đường tùy bút vốn được Phạm Quỳnh trao cho nhà thơ Đông Hồ, sau này nhà thơ Đông Hồ mới trao trả lại cho gia đình tác giả. Nguyên mẫu của nhân vật chính trong bài viết Con người hiểm độc là một vị Thượng thư trong triều, vì có hiềm khích với Phạm Quỳnh nên nhiều lần rắp tâm hãm hại ông. Và có lẽ, cái chết của Phạm Quỳnh cũng có liên quan đến nhân vật giấu mặt này.
Đọc Hoa Đường tùy bút, chúng ta không gặp những ngôn từ, những vần điệu trau chuốt, chúng ta chỉ được chứng kiến những điều ông đã nghe, đã thấy, đã thể nghiệm và đồng cảm với ông qua lời cảm hoài: Thiếu Hoa Đường này cũng sinh vào thời loạn là buổi Á Âu xung đột, mà tự khờ dại đem mình ra lăn lộn giữa phong trào hỗn độn, trong thời buổi nhá nhem, không biết cái thân ‘nho quèn’ đương nổi sao được thời thế và ở giữa cái xã hội xu thời mị chúng này, ai còn thiết đến kẻ văn nhân nho sĩ, chỉ biết đem một thái độ ôn hòa nho nhã mà đối với cái cuồng phong bác tạp hỗn hào…
Phạm Quỳnh sinh năm 1893, mất năm 1945, hiệu là Thượng Chi, bút danh Hoa Đường, Hồng Nhân. Ông từng làm việc tại trường Viễn Đông Bác Cổ, là chủ bút tạp chí Nam Phong, người sáng lập đồng thời là Tổng thư ký Hội Khai trí Tiến Đức. Ông đã có thời gian tham gia chính quyền Bảo Đại, giữ các chức vụ như Ngự tiền Văn phòng, Thượng thư Bộ Học và Thượng thư Bộ Lại. Sau khi Nhật đảo chính Pháp, ông lui về ở ẩn tại biệt thự Hoa Đường, Huế.
Trước đây, có nhiều đánh giá chưa khách quan về ông, nhiều người coi ông là tay sai đắc lực của thực dân Pháp. Tuy nhiên gần đây, bắt đầu có sự đánh giá công bằng hơn. Từ điển Văn học bộ mới (2004) coi ông là người có tinh thần dân tộc, ôm ấp một chủ nghĩa quốc gia theo xu hướng ôn hòa, lấy việc canh tân văn hóa để làm sống lại hồn nước. Bên cạnh đó, ông cũng thường được nhắc đến với tư cách là người đi đầu trong công cuộc quảng bá chữ Quốc ngữ.
Những tác phẩm của ông đã được xuất bản ở Việt Nam gồm:
- Mười ngày ở Huế, NXB Văn học – 2001;
- Luận giải Văn học và Triết học, NXB Thông tin, 2003;
- Pháp du hành trình nhật ký, NXB Hội Nhà Văn, 2004;
- Thượng Chi văn tập, NXB Văn học, 2007;
- Du ký Việt Nam, NXB Trẻ, 2007;
- Phạm Quỳnh - Tiểu luận viết bằng tiếng Pháp, NXB Tri thức, 2007.
- Luận giải Văn học và Triết học, NXB Thông tin, 2003;
- Pháp du hành trình nhật ký, NXB Hội Nhà Văn, 2004;
- Thượng Chi văn tập, NXB Văn học, 2007;
- Du ký Việt Nam, NXB Trẻ, 2007;
- Phạm Quỳnh - Tiểu luận viết bằng tiếng Pháp, NXB Tri thức, 2007.
----
(*)Tác giả: Phạm Quỳnh, NXB Hội Nhà văn và Nhã Nam ấn hành tháng 11/2011; Số trang: 222; Giá bìa: 43.000 VND
Nguồn:
Nội dung khác
Review sách “Trí tuệ giả tạo – Internet đã làm gì chúng ta”
17/05/2019Tóm tắt nội dung 'Triết học Hội Tụ'
06/12/2021TS. Nguyễn Bá TrinhCố thủ tướng Lý Quang Diệu chỉ ra điều người Nhật vượt trội tất cả các quốc gia châu Á, riêng Singapore mất 10-15 năm mới gần bằng họ
31/12/2018L.TPhật giáo trong thời đại chúng ta
14/11/2018Nhiều tác giảNhững quy luật Tâm lý về Sự Tiến Hóa của các Dân tộc
28/05/2017Gustave Le BonDẫn nhập về hạnh phúc
08/06/2016Giáo dục và ý nghĩa cuộc sống
28/12/2011Hoài Khanh dịch và giới thiệu (1972)Nhật hoàng Hirohito và công cuộc kiến thiết nước Nhật Bản hiện đại
15/12/2011Nhân đọc "Việt Nam và Nhật Bản: Giao lưu văn hoá" của Vĩnh Sính
14/12/2011Xuất bản cuốn "Phạm Quỳnh - con người và thời gian"
12/12/2011Phạm Thúy LanBản đồ tâm hồn con người của Jung
06/12/2011Phước MinhNgười có vấn đề trong Sử nước ta
04/08/2011