Vài chia sẻ về hạnh phúc

10:11 CH @ Thứ Sáu - 01 Tháng Tư, 2016
Lời nói đầu

Thật vậy, trong những ngày khởi sắc đầu năm, người ta thưởng trân trong chúc mừng năm mới “Sức khỏe và Hạnh phúc". Và trong các tiệc cưới long trọng, người ta cũng thường hân hoan nâng ly chúc cô dâu chủ rể “Trăm năm hạnh phúc”.
.
Rõ ràng hạnh phúc là ước mơ muôn đời của con người. Nhân loại, từ thế hệ này qua thế hệ khác không ngừng suy nghĩ, tìm đến nó, chinh phục nó. Quyển sách nhỏ này cũng hướng về mục tiêu đó, gồm có bốn chương sau đây:
  1. Hạnh phúc là gì?
  2. Sức khỏe Tinh thẩn và Bệnh tinh thần.
  3. Làm thế nào để có Sức khỏe tinh thần và Hạnh phúc.
  4. Hướng về sự giảm khổ tăng phúc.

.
Vấn đề tuy rộng lớn không đơn giản, nhưng từ lâu chúng tôi nghĩ rằng đối với mỗi người, việc tu thân, tu dưỡng rèn luyện bản thân theo những định hướng đúng là điều cơ bản nhất vì nó giúp mỗi người tự nâng cao mình lên, khỏe mạnh hơn về thể chắt, sáng suốt hơn về trí tuệ, dạo đức hơn trong mối quan hệ xã hội và đó là những điều kiện thiết yếu để con người ngày càng gần gũi nhau hơn, sống hạnh phúc hơn.

Thể khỏe, trí sáng, tâm hiền
Nhân hòa, hạnh phúc gắn liền tu thân.

Cuộc sống của chúng ta trên quả địa cầu này thật ngắn ngủi so với thời gian vĩnh viễn trong vũ trụ vô biên. Trong cuộc sống này, tựa như một lũ khách bước xuống con đò để qua sông, ta cố gắng sống sao cho đẹp, sống hữu ích, sống vui và sống hạnh phúc, để rối khi đó cập bến, ta sẽ ung dung bước lên bờ, nhường chỗ cho những bạn đường đi sau, lòng thanh thản an vui.

Nếu được như vậy đó sẽ là niềm hạnh phúc lớn lao của tác giả.
Nguyễn Thừa Nghiệp
(Sống hạnh phúc: Thuật đào luyện sức khỏe tinh thần, Nguyễn Thừa Nghiệp, 1998)
.
Với lòng mong muốn thiết tha, tác giả các cuốn sách về Hạnh phúc, bác sĩ Nguyễn Thừa Nghiệp mong rằng những nội dung hữu ích sẽ giúp cho bạn đọc hiểu rõ hơn về thực chất của hạnh phúc, những kinh nghiệm, thực tiễn đã rút ra từ cuộc sống và những biện pháp thiết thực để đạt được.

Cùng một tác giả:
  1. Nâng cao sức khỏe tinh thần để sống hạnh phúc (NXB Trẻ, tháng 4, 1993)
  2. Sống hạnh phúc: Thuật đào luyện sức khỏe tinh thần (NXB Đồng Nai, 1998)
  3. Con người và quy luật (NXB Tổng hợp tp. HCM, 2001)
  4. Những chìa khóa vàng của hạnh phúc (NXB Tổng hợp tp. HCM, 2002)
  5. Sức khỏe tinh thần - cuộc sống tốt hơn (NXB Tổng hợp tp. HCM, 2006)
  6. Sống hạnh phúc - Kinh nghiệm và thực hành (NXB Đồng Nai, 2010)

Theo tác giả, hạnh phúc là tổng hợp của 5 yếu tố cấu thành dưới đây, gắn liền nhau và tác động qua lại với nhau:

  1. Cuộc sống tương đối ổn định (không quá thiếu thốn, thất nghiệp, tai nạn, bất hòa trầm trọng)
  2. Sức khỏe thể chất (không bị suy nhược, bệnh tật)
  3. Sức khỏe tinh thần (tinh thần tương đối vững vàng, có khả năng ứng phó tốt với hoàn cảnh, có khả năng chỉ đạo đúng cuộc đời)
  4. Môi trường xã hội thuận lợi (ổn định, không thoái hóa, trụy lạc, không tệ nạn xã hội tràn lan, không chiến tranh)
  5. Môi trường thiên nhiên thích hợp (không bị ô nhiễm nặng, không quá khắc nghiệt, thiên tai)

Thiếu một hay vài yếu tố trên, sẽ làm giảm hạnh phúc thậm chí đưa khổ đau.

Cần có một định nghĩa cụ thể và khoa học

Hầu như tất cả các dân tộc trên thế giới, trong ngôn ngữ của mình, đều có một từ để chỉ định nó. Người Việt Nam ta gọi nó là “hạnh phúc". Người Pháp gọi là “bonheur”, người Anh, người Mỹ gọi là “happiness".

Đã có rất nhiều quyển sách trên thế giới viết về nó. Nhà bác học Bertrand Russel đã viết quyển “Chinh phục hạnh phúc” (The conquest of happiness). Soạn giả Maha Thong Kham Medhivongs viết quyển "38 pháp hạnh phúc”. Bác sĩ Victor Pauchet đã viết quyển “Con đườnghạnh phúc" (Le chemin du bonheur) v.v... Rõ ràng hạnh phúc là ước mơ muôn đời của con người. Nó đáng được chúng ta suy nghĩ, nghiên cứu và xây dựng.

Khi nói đến hạnh phúc, người ta thường nghe những ý niệm thường có tỉnh chủ quan phản ánh một quan điểm triết lý hơn là một định nghĩa khoa học. Có người chỉ nói đến biện pháp hay phương tiện như “Hạnh phúc là đấu tranh”, “Có tiền là có hạnh phúc", “Hạnh phúc hay không là do nơi mình” v.v...

Những quan điểm đó có thể đúng nhưng chưa để cập đến một cách toàn diện.

Cho nên, trong Chương I của quyển sách nhỏ này, chúng ta cố gắng tìm hiểu và giải đáp các câu hỏi
  • Hạnh phúc cụ thể là gì?
  • Nó có thật hay chỉ là một ảo tưởng?
  • Hay chỉ là một ước vọng không bao giờ đạt tới đuợc?
  • Nếu có thật thì thực chết nó ra sao?
  • Nó là “vật chất” hay là “tinh thần”?
  • Yếu tố nào cấu thành nó?
  • Đau khổ là gì ? Ai gâỳ ra đau khổ?
Chúng ta cố gắng tìm hiểu để có một định nghĩa tương đối.cụ thể toàn diện và khoa học về hạnh phúc, một vấn để rộng lớn và phức tạp.
Có hiểu rõ về nó mới có triển vọng đạt được nó, có phải vậy không bạn?
(Sống hạnh phúc: Thuật đào luyện sức khỏe tinh thần, Nguyễn Thừa Nghiệp, 1998)

Lời nói đầu

Nếu bạn hỏi tôi: Mục đích của cuộc đời là gì? Tôi xin thưa: Đó là Hạnh Phúc.

Bạn lại hỏi: Vấn đề nào là quan trọng nhất trong cuộc sống? Tôi cũng xin thưa: Đó là Hạnh Phúc.

Thật vậy, trong những ngày khởi sắc đầu năm, người ta thường trân trọng chúc mừng nhau “Sức Khỏe và Hạnh Phúc". Và trong các tiệc cưới long trọng, người ta cũng thường hân hoan nâng ly chúc cô dâu chú rể "Trăm Năm Hạnh Phúc"

Mục đích của dân tộc ta cũng được thể hiện rõ trong tiêu đề: Độc lập - Tự do - Hạnh phúc.

Rõ ràng, hạnh phúc là khát vọng muôn đời của con người. Nhân loại, từ thế kỷ này sang thế kỳ khác, qua triết học, khoa học và tôn giáo, không ngừng suy nghĩ, nghiên cứu, tìm đến nó, chính phục nó, dù biết rằng hành trình đó không hề đơn giản.

Quyển sách "Sống hạnh phúc - Kinh nghiệm và thực hành” này cũng nhằm vào mục đích trên gồm có tám chương:

Chương I: Hạnh phúc và đau khổ: Một cái nhìn khoa học và toàn diện.
Chương II: Kinh nghiệm và thực hành
Chương III: Những chìa khóa vàng của hạnh phúc
Chương IV: Xây dựng mối quan hệ tốt với mọi người: Suốt nguồn của Hạnh phúc
Chương V: Hạnh phúc trong hôn nhân
Chương VI: Sức khỏe tinh thần và bệnh tinh thần
Chương VII: Thái độ đối với số phận
Chương VIII: Sống hạnh phúc: Mười điều cơ bản.

Lòng mong muốn thiết tha của tác giả là quyển sách sẽ được hữu ích. sẽ giúp hiểu rõ hơn về thực chất của hạnh phúc, những kinh nghiệm thực tiến đã rút ra từ cuộc sống và những hiện pháp thiết thực để đạt được nó.

Nếu quyển sách thực hiện được phần nào mục đích trên thì đó sẽ là niềm vui lớn cho tác giả.

NGUYỄN THỪA NGHIỆP
Hạnh phúc và Đau khổ: Một cái nhìn khoa học và toàn diện
.
.
BA CÁI QUÍ NHẤT TRÊN ĐỜI
Trong các dịp tiếp xúc và nói chuyện với bạn bè, người thân, bạn trẻ, hay những du khách nước ngoài người Pháp, người Úc, người Mỹ quen nhau ở Công viên 23-9 nơi mà tôi đến mỗi buổi sáng để tập thể dục, tôi thường hỏi vui:

Trong cuộc sống, có rất nhiều cái rất quĩ, như tiền bạc, nhà cửa, đất đai, việc làm, sự nghiệp, danh vọng, tình yêu... Nhưng trong số đó, có 3 cái quí nhất được sắp vào hạng “A”, còn tất cả những cái quí khác được sắp vào hạng “B". Vậy, theo bạn, 3 cái quí nhất đó là gì? Nếu bạn nói trúng 1 cái, kể như bạn vào được Trung học, nếu trúng 2 cái là vào Đại học, nếu 3 cái là tốt nghiệp Đại học.… Đại học Hạnh Phúc!

Ai nấy đều cười vui với câu nói đùa. Suy nghĩ một lúc, một người nói:
- Sức khỏe

Đúng quá, bạn vào được Trung học.
Một bạn khác reo lên:
- Hạnh phúc

Rất đúng, bạn cũng vào được Trung học.

Không ai tìm được cái thứ ba. Một lát sau một bạn cười nói “Tình yêu”.

Đúng quá, tình yêu rất quí, nhưng chỉ được sắp vào hạng “B" thôi chứ chưa vào được hạng “A". Bạn biết tại sao không? Vì có khi tình yêu hại mình, gây đau khổ cho mình đó, bạn ạ!
Tôi xin kể cho các bạn nghe một câu chuyện. Tôi năm nay 85 tuổi, nhưng vẫn còn bơi được, nên thường đi bơi ở hồ bơi LAM SƠN đường Trần Bình Trọng. Một hôm tôi đang đi trên bờ hồ, thì có một phụ nữ trẻ người Tây phương, mỉm cười, vẻ thân thiện.

Tôi chào “Good morning"
- Good morning.

Quen nhau như bạn thể thao, tôi được biết cô là giáo viên Anh văn, tên Whitewash, 26 tuổi, khá đẹp. Một hôm, tôi hỏi vui:
- Theo có, cái quí nhất đối với cô là gì?

Không cần suy nghĩ lâu, cô đáp liền “Love” (tình yêu).
Hai người cùng cười. Tôi nói:
- Đồng ý với cô, tình yêu là rất quí, nhưng chưa phải là quí nhất

Cô tỏ vẻ ngạc nhiên, hỏi “Why?” (Tại sao?) Vậy theo ông cái gì là quí nhất? Tôi đáp:
- Bây giờ, giả dụ có có một người yêu, cô được người ta yêu cô nồng nhiệt, và cô cũng yêu tha thiết, nghĩa là một tình yêu tuyệt vời, nhưng một tháng sau cô phải chết, cô chịu không? Cô khoát tay lia lịa.
- Oh! No! no! (ồ, không, không!)

Đấy, cô thấy chưa, tình yêu vẫn quí nhưng đâu bằng sinh mạng.
- Vậy theo ông cái gì là quí nhất trên đời?

- Có 3 cái quí nhất. Đó là sinh mạng, sức khỏe và hạnh phúc. Trước tiên, ta phải sống, nếu mất sinh mạng thì còn gì! Kế đó là sức khỏe, nếu sống mà đau yếu luôn thì cuộc sống không có chất lượng. Sống khỏe mạnh mà tinh thần buồn rầu, đau khổ, thì cũng không có giá trị gì. Cô đồng ý không?

Cô cười:
- All right! (Đúng quá)

Sau đó, mỗi khi gặp lại, cô mỉm cười, đưa ngón tay cái lên và nói.
- Life, Health, Happiness (Sinh mạng, Sức khỏe, Hạnh phúc), như đã tìm được một chân lý mới.

Đọc báo, tôi nhớ có một chuyện: Một nữ vận động viên người Anh leo núi Everest (8848 m) lên đến một đỉnh cao rồi trở về an toàn, được ngưỡng mộ và rất phấn khởi. Sau đó, cô cố gắng leo cao hơn, nhưng không may bị một cơn bão tuyết vùi dập chết, bỏ lại chống và 3 đứa con nhỏ. Đây cũng là một bài học, không nên quá liều lĩnh mà phải mất mạng, cái quí nhất trên đời.

Một chuyện khác: Bà Bhutto, một cựu Thủ tướng Pakistan, sau khi lưu vong một thời gian trở về nước, thoát được một vụ nổ bom liều chết làm chết trên 100 người, nhưng bà vẫn tiếp tục dấn thân, nên lần khủng bố thứ hai, phải thiệt mạng. Thật rất uống cho một đời tài hoa, cũng do quá đam mê danh vọng hay lý tưởng mà quên bảo toàn sinh mạng, cái quí nhất trên đời.

Đây là bài học thứ nhất của công cuộc chính phục hạnh phúc.

Luôn có ý thức bảo vệ ba cái quý nhất trên đời, đó là SINH MẠNG, SỨC KHỎE và HẠNH PHÚC.
Thận trọng, không quá liều lĩnh, phiêu lưu để bảo toàn SINH MẠNG.
Sống có Dưỡng sinh, Khoa học, Lành mạnh để giữ gìn SỨC KHỎE.
Sống Đạo đức, có tu dưỡng TINH THẦN để sống HẠNH PHÚC.
Không quá đắm đuối chạy theo những cái quý thứ yếu (TIỀN BẠC, DANH VỌNG, TÌNH YÊU...) mà phải đánh mất 3 cái quý nhất.

MỤC ĐÍCH CỦA ĐỜI BẠN LÀ GÌ?
“Con người ta có hai ngày quan trọng nhất trong cuộc đời. Một là ngày ta được sinh ra và hai là khi ta biết ta sinh ra trên cõi đời này để làm gì”.
(Mark Twain)


Có khi nào bạn nghĩ đến mục đích của đời mình là gì không nhỉ?


Câu hỏi hơi bất ngờ làm cho vài bạn phải suy nghĩ và chưa trả lời ngay, có lẽ cũng chưa nghĩ đến. Bạn lại hỏi: “Mà đời có cần phải có mục đích chăng?”

Tôi nghĩ là rất cần bạn ạ! Tôi đáp - Một phi công dù tài giỏi, nhưng nếu không biết phải đến phi trường nào thì cũng chỉ bay vòng vòng, không đi đến đâu và có thể va vào sườn núi và thiệt mạng. Người sống không có mục đích rõ ràng giống như “con thuyền không bến”, dễ lạc lối, đụng phải đã ngầm và chìm sâu dưới biến, con người thì dễ sa ngã và bất hạnh. Chẳng những phải có mục đích mà cũng cần phải có những phương châm sống hướng dẫn để giúp đạt mục đích đó.

Thuyền kia có chiếc địa bản
Giúp tìm phương hướng vững vàng ra khơi
Phương châm hướng dẫn cuộc đời
Thành công hạnh phúc, đời người đẹp hơn

- Nhưng mỗi người có cuộc sống khác nhau, nhu cầu, khát vọng khác nhau thì mục đích của mỗi người cũng khác nhau chứ, có đúng vậy không?
Rất đúng. Trong cuộc sống, người ít khả năng chỉ cần làm việc có tiền để sống là được rồi. Người có nhiều khả năng thường đề ra cho mình những mục tiêu để phấn đấu thưc hiện, như:
  • Làm giàu
  • Thăng chức tăng lương
  • Có một cuộc sống ổn định, khá giả
  • Có một ngôi nhà khang trang
  • Tiến tới hôn nhân với người yêu
  • Có con nên người
  • Thành một nghệ sĩ được nhiều người ngưỡng mộ
  • Có một sự nghiệp thành đạt
  • Có địa vị cao, có quyền thế trong xã hội
  • Hoàn thành một nhiệm vụ quan trong
  • Đeo đuổi và thực hiện một lý tưởng cao đẹp
  • Thực hiện một khát vọng cao quý...v.v…
  • Đó có phải là những mục đích cuộc đời không?
Một nhà văn hóa lớn của Trung Quốc, Lâm Ngữ Đường có nói về mục đích cuộc đời như sau: Tôi cho mục đích chính đáng của sinh hoạt là hưởng đích chính đáng của sinh hoạt là hưởng thụ, có lẽ giả định đó có phần quá đáng chăng? Giản dị quá nhỉ? Vâng, vì nó như vậy đấy. Tôi còn do dự không muốn dùng tiếng “mục đích” vì tiếng đó hàm cái nghĩa bó buộc gắng sức, mà hưởng thụ chỉ là một thái độ rất tự nhiên Vấn đề mà mọi người đặt ra trên cõi đời này không phải là làm sao gắng đạt được mục đích của cuộc sống mà là làm gì trong cái khoảng đời người trung bìnhlà năm sáu chục năm. Tổ chức đời sống ra sao để tìm được nhiều hạnh phúc; Vấn đề đó rất thực tế chớ không có tính cách siêu hình học… Mục đích của đời người là gì, nếu khôngphải là hưởng lạc".

Nhà bác học Alexis Carrel lại có một cái nhìn bao quát hơn. Ông không bàn về “mục đích của con người", mà nói về “mục đích của sự sống” (le but de la vie). Ông viết “Định mệnh của chiếc phi cơ là bay, định mệnh của con người là sống. Mục đích của sự sống không phải là lợi nhuận, những cuộc giải trí, triết học, khoa học hay tôn giáo. Mà cũng không phải là hạnh phúc. Mà chính là sự sống. Mục đích mà sự sống hướng đến là tinh thần. Nghĩa là sự phát huy của lý trí và tình thương trong chúng ta và trên thế giới.
Nếu không, nhân loại sẽ chìm trong hỗn độn. Chừng nào mà con người còn để ra cho mình một mục đích sai, thì không thể nào đồng cảm được với nhau và sẽ cấu xé lẫn nhau. Và rồi các dân tộc sẽ tự chấm dứt bằng tự sát" (Alexis Carrel. Réflexion sur la conduite de la vie).

Đó là các ý kiến của các bậc trí giả cao kiến. Ta hãy trở lại câu hỏi: Những mục tiêu kể trên như làm giàu, có địa vị cao trong xã hội, thực hiện một khát vọng hay một lý tưởng cao cả, đó có phải là mục đích của cuộc đời không?

Theo tôi nghĩ, đó là những mục tiêu mà mỗi người cố gắng thực hiện theo sở nguyện của mình, chớ chưa phải là mục đích của cuộc đời.
- Tại sao? Thế mục đích của cuộc đời là gì?
- Tôi nghĩ có lẽ sẽ có những giải đáp khác nhau tùy mỗi người. Riêng đối với tôi, mục đích của cuộc đời tôi cũng khá đơn giãn, gồm có 9 từ:
  1. SỐNG KHỎE MẠNH
  2. SỐNG HỮU ÍCH
  3. SỐNG HẠNH PHÚC

Có sống khỏe mạnh mới làm được những việc hữu ich. Có làm được những việc hữu ích mới đem lại niềm vui và hạnh phúc. Hạnh phúc là mục đích cao nhất của cuộc đời
- Hữu ích như thế nào?
Sự hữu ích phải cụ thể thiết thực và thật sự, không chỉ dựa vào sự tự phong chủ quan, hay có tích cách trừu tượng, mơ hồ.

- Hứa ích cho ai?
Hữu ích cho bản thân, cho gia đình, cho bà con, bạn bè, cho xã hội, tùy theo mức độ khả năng thực tế. Người sống vô ích hay có hại là người bất hạnh nhất.
Ở đây, ta cần phân biệt giữa mục tiêu và mục đích. Thực hiện được mục tiêu (như giàu có, sự nghiệp, danh vọng.…) nhưng không đạt được mục đích (sức khỏe, hạnh phúc) thì những mục tiêu đó cũng chẳng có nghĩa lý gì.

Đạt được sự giàu có bạc tỷ nhưng vợ ngoại tình, con nghiện ma túy bị đưa đi cải tạo, gia đình tan nát thì sự giàu bạc tỷ có lợi ích gì?

Tiêu đề của nước ta là "Độc lập - Tự do - Hạnh phúc". "Độc lập”, “ Tự do" là mục tiêu, “Hạnh phúc" mới thật sự là mục đích của dân tộc Mục tiêu và mục đích tuy gắn liền với nhau, nhưng có trường hợp phải hy sinh hay thay đổi mục tiêu, nếu cần, để bảo toàn mục đích.

Tôi có một người bạn khỏe mạnh, có trình độ văn hóa khá, đi Mỹ sống trong 18 năm, cố gắng nỗ lực học và đạt được ba bằng cấp cao, nhưng do đã quá sức nên bị tai biến mạch máu não, phải trở về Việt Nam sống trong tình trạng không còn làm gì được nữa, mỗi tháng bị co giật một lần. Anh đã đạt được mục tiêu nhưng đã đánh mất mục đích.
Đây là một bài học thực tế, trong rất nhiều trường hợp sai lầm, do con người vì quá đắm đuối chạy theo mục tiêu mà xao lãng và đánh mất mục đích.

Mục đích của cuộc đời là SỐNG KHỎE MẠNH, SỐNG HỮU ÍCH và SỐNG HẠNH PHÚC.
Quá đắm đuối chạy theo mục tiêu, để đánh mất mục đích là một sai lầm cần phải tránh.

HẠNH PHÚC và ĐAU KHỔ cụ thể là gì?

Tôi muốn sống hạnh phúc. Vậy tôi phải làm gì? Phải áp dụng phương pháp nào? Một bạn hỏi.

Trước tiên, ta phải bíết hạnh phúc là gì? Cũng như muốn bay lên Mặt Trăng, phải biết trên Mặt Trăng có không khí để thở không, trọng lực, đường kính, nhiệt độ, khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trăng và nhiều kiến thức về toán học, vật lý, thiên văn học, mới có thể thực hiện được cuộc chính phục vĩ đại này.

Cũng vậy, muốn xây dựng hạnh phúc, cũng phải biết cụ thể hạnh phúc là gì? Những yếu tố nào cấu thành hạnh phúc? Nguyên nhân, điều kiện, phương pháp, quan niệm sống như thế nào để đạt được hạnh phúc? Có thể nói vấn đề này rất khó khăn và phức tạp vì nó liên quan đến tinh thần của con người mà tinh thần là cái phức tạp nhất, rắc rối nhất và cũng là quan trọng nhất trong cuộc sống.

Vậy hạnh phúc có giống như "Niết Bàn" của Phật giáo không?
“Niết bàn" (Nírvãna) là mục đích tu hành của mọi trường phái Phật giáo.

Đó là sự tận diệt gốc rễ ủa ba nghiệp bất thiện là tham, sân và si... Trong đạo Phật nguyên thủy, Niết bàn hầu như được hiểu xa cách thế gian, giải thoát khỏi phiền não.

Trong một số Kinh sách khác, Niết bàn được hiểu là sự “an lạc”, nhưng phẩn lớn được hiểu là sự giải thoát khỏi cái KHỔ… Cách thế dễ tiếp cận nhất về Niết bàn là hiểu sự tồn tại là một tình trạng đầy dẫy khổ đau và Niết bản là dạng tồn tại thiếu vắng sự khổ đau đó”.

Trong Phật giáo, có nhiều quan điểm khác nhau về Niết bản, nhưng nhìn chung, Niết bản có thể được hiểu như là một trạng thái của Hạnh phúc Toàn thiện, sự giác ngộ cả về mặt trí huệ và tâm linh mà người tu hành dạt được ngay trong cuộc sống.

Ta hãy trở lại vấn đề “Hạnh phúc". Hạnh phúc là gì? Có một đinh nghĩa chính xác về hạnh phúc không?

Có thể nói một cách thật ngắn gọn: hạnh phúc là trạng thái tâm sinh lý ổn định và hưng phấn của con người.

Tại sao gọi là “tâm sinh lý”?
Bởi vì tâm lý (psychologic) và sinh lý (physiologie), tinh thần và thể chất gắn liền với nhau thành một thể thống nhất, không thể tách rời. Khi buồn rầu, sức khỏe bị suy giảm. Trạng thái tâm sinh lý (état psycho - physiologique) của con người trước nhiều sự việc khách quan bên ngoài, có cái thuận lợi, có cái bất lợi, trái ý, tầm thần bị ảhh hưởng, thay đổi không ngừng, không bao giờ ở mãi trong một trạng thái, khi thì sảng khoái, vui vẻ, phấn khởi, khi thì buồn rầu, chán nản, thất vọng, bi quan.
(Sống Hạnh phúc: Kinh nghiệm và Thực hành, 2010, Nguyễn Thừa Nghiệp)

Ghi chú:
1) Chân Nguyên và Nguyễn Tường Bách, Từ điển Phật học. NXB Thuận Hóa, Huế, 1999
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • 30 câu nói của thiền sư Thích Nhất Hạnh giúp bạn sống hạnh phúc hơn

    19/03/2019Thư VĩHãy cùng đọc những lời thầy Thích Nhất Hạnh dạy để khiến bạn sống hạnh phúc hơn...
  • Những bài học từ nghiên cứu về hạnh phúc

    01/04/2016Nhà kinh tế học Richard LayardNếu chúng ta thực sự muốn hạnh phúc hơn, chúng ta nên làm gì khác đi - với tư cách một xã hội và trong đời sống tinh thần?
  • Thứ hạnh phúc kỳ lạ

    01/04/2016Người Lang Thang Cuối CùngNăm ngoái, Liên hiệp quốc công bố Việt Nam xếp hạng hạnh phúc thứ 75/158, năm nay đâu như xếp thứ 96. Thế là vô khối bác lên Phây chửi loạn cả lên, “hạnh phúc cái gì dân Việt Nam chứ!” ...
  • "Chỉ số hạnh phúc cao" dẫn tới khó có động lực đổi mới?

    29/03/2016Dương Quốc ViệtVăn hóa người Việt chú trọng sự tồn tại hơn là đổi mới và phát triển. Để thay đổi chúng ta cần một thể chế mạnh hướng mọi nguồn lực xã hội vào cuộc cạnh tranh không ngừng nghỉ, mà ở đó sự tồn tại phải đồng nghĩa với phát triển tiến bộ...
  • Về hai chỉ số quốc gia (hạnh phúc và trung thực)

    22/03/2016Nguyễn Tất ThịnhVừa qua một tổ chức uy tín Quốc tế ( SDSN - Tổ chức mạng lưới các Giải pháp Phát triển ) đã đánh giá xếp hạng các nước về chỉ số hạnh phúc và chỉ số về tính trung thực: trong đó có một số Quốc gia ở thứ hạng rất thấp của bảng điểm! Rất đáng để ý tính 'ngang điểm' của hai chỉ số Quốc gia đó...
  • Hạnh phúc ai bán mà mua

    20/03/2016Bùi Văn Nam SơnCamus lập tức liên tưởng câu chuyện riêng của nhân vật thần thoại Hy Lạp Sysyphe đến thân phận hiện thực của “người công nhân ngày nay, suốt tháng ngày trong cuộc đời của mình, luôn phải làm việc với cùng một nhiệm vụ, và cái số phận ấy cũng chẳng kém phần phi lý”...
  • Nguồn gốc của hạnh phúc và bất hạnh

    20/03/2016Trong cuộc sống, mọi người đều có thể cùng nhau vun đắp hạnh phúc. Tuy nhiên, không phải bất kỳ cặp nam nữ nào cũng có thể chung sống đến đầu bạc răng long. Hôn nhân trong cuộc sống hiện đại là một thử thách lớn cho hai người trưởng thành...
  • Dân chủ, giàu mạnh với vấn đề Hạnh phúc

    20/03/2016TS Hồ Bá ThâmNgày nay, trên thế giới đang diễn ra nghịch lý: giàu có vật chất hơn lại thấy kém hạnh phúc hơn. Cho nên đã chú ý bàn về hạnh phúc, không chỉ ở cấp độ triết học mà cả kinh tế học. Song tôi nghĩ rằng cần bàn cả ở cấp độ chính trị học và xã hội học, văn hóa học, tâm lý học. Mục tiêu nào cuối cùng cũng quy về hạnh phúc...
  • Một mình - hay hạnh phúc bên ta là người phụ nữ thương yêu?

    16/03/2016Hoài HươngCâu chuyện kể của nhạc sĩ Thanh Tùng về ca khúc này, cũng là câu chuyện của nỗi vương vấn không bao giờ nguôi ngoai trong trái tim người nhạc sĩ. Ông nói “một mình” có lẽ là số phận dành cho ông...
  • Việt Nam đứng hạng 96 những nước hạnh phúc nhất

    16/03/2016Đ.K.L.Trong danh sách Những quốc gia hạnh phúc nhất do Hệ thống giải pháp phát triển bền vững (SDSN) và Viện trái đất tại Đại học Columbia, Mỹ công bố, Việt Nam đứng thứ 96 trong tổng số 157 nước...
  • "Buông bỏ" là một loại trí tuệ, biết buông bỏ mới có được hạnh phúc!

    11/03/2016Trà My biên dịchChúng ta thường nói muốn “buông bỏ”, nhưng rốt cuộc là “buông bỏ” điều gì chúng ta đã hiểu rõ chăng?
  • Việt Nam và 5 tầng mưu cầu hạnh phúc

    09/03/2016Huỳnh Thế DuMưu cầu hạnh phúc là một quyền cơ bản của con người. Ở Việt Nam, điều này đã được khẳng định ngay trong Tuyên ngôn Độc lập năm 1945. Không may, đa phần người dân đã không thể có được đầy đủ quyền mưu cầu hạnh phúc ngay cả với hai tầng thấp nhất, trong ít nhất 4 thập kỷ. Bởi, làm sao có được chúng trong 30 năm khói lửa trước 1975?
  • Giới trẻ định nghĩa thế nào là Hạnh phúc?

    09/03/2016Dung NhiHẳn đã có lúc bạn thắc mắc rằng Hạnh phúc là gì mà ai cũng mải mê kiếm tìm?
  • Mời bạn đọc tham gia cuộc thi về chủ đề "Hạnh phúc"

    07/03/2016Cuộc thi về đề tài "Hạnh phúc" được tổ chức trên chuyên đề Dinh dưỡng & Sức khỏe gia đình của Báo Khoa Học Phổ Thông. Thể loại các bài dự thi gồm: truyện - ký, thơ và ảnh do cá nhân sáng tác về chủ đề “Hạnh phúc”...
  • 3 thuyết trình sâu sắc về hạnh phúc

    06/03/2016Diễn giả Dennis Prager có các clip về bí mật hạnh phúc hiện đang được lan truyền mạnh mẽ với những thông điệp sâu sắc...
  • Nguyên lý hữu dụng và hạnh phúc

    06/03/2016Luận MinhCuối thế kỷ 18, triết gia người Anh Jeremy Bentham trong tác phẩm “Giới thiệu các nguyên lý đạo đức và luật pháp” (1789) đã đề ra nguyên lý hữu dụng, nội dung của nó là tán thành hay phủ nhận hành động của cá nhân hoặc chính quyền, dựa trên nỗ lực làm gia tăng hay giảm bớt hạnh phúc cho người khác. Theo J. Bentham, chính quyền được xây dựng trên căn bản tam phân: lập pháp, hành pháp và tư pháp, hình thức tổ chức chính quyền chỉ là phương tiện để đạt đến mục đích
  • Về vấn đề mưu cầu hạnh phúc cá nhân và ý nghĩa của nó đối với xã hội ta hiện nay

    03/05/2014PGS, PTS. Nguyễn Tấn HùngHạnh phúc và mưu cầu hạnh phúc cá nhân là vấn đề luôn được quan tâm trong lịch sử triết học. Bài viết điểm qua các quan niệm trong lịch sử triết học - cả phương Đông và phương Tây - về vấn đề quan trọng này. Thông qua cách nhìn mácxít về hạnh phúc, bài viết xác định một vài vấn đề đang đặt ra trong xã hội ta hiện nay...
  • Hạnh phúc của người Việt

    17/03/2012
  • Hạnh phúc

    21/02/2007Nguyễn Trần Bạt - Chủ tịch kiêm TGĐ Investconsult GroupNếu con người không có năng lực để đánh giá sự đúng đắn hay xác lập sự đúng đắn trong khi tiến hành các hành vi của mình thì con người không thể có hạnh phúc bền vững. Nhận thức được các tất yếu sẽ làm cho con người trở nên đúng đắn. Xin giới thiệu cùng bạn đọc một lát cắt trong những luận bàn sâu sắc của TGĐ- Chủ tịch Investconsult Group - Nguyễn Trần Bạt về hạnh phúc. Con đường để có được hạnh phúc, một hạnh phúc bền vững là hành trình tìm ra khuynh hướng đúng đến tận cùng giới hạn và vượt qua...
  • xem toàn bộ