Thứ hạnh phúc kỳ lạ

10:49 SA @ Thứ Sáu - 01 Tháng Tư, 2016
Từ ngày có cái Facebook của thằng cha Mark Zukerberg cái hay cũng nhiều mà cái dở lũng vô số, mà dở nhiều hơn là hay. Dở nhất là bạ cái gì cũng “lên Phây” chửi.
.
Năm ngoái, Liên hiệp quốc công bố Việt Nam xếp hạng hạnh phúc thứ 75/158, năm nay đâu như xếp thứ 96. Thế là vô khối bác lên Phây chửi loạn cả lên, “hạnh phúc cái gì dân Việt Nam chứ!” Liệt kê ra một đống: chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh, thực phẩm bẩn, môi trường ô nhiễm, tranh nhau vắc-xin, dẩy đổ cổng trường để xin học cho con, cưa bom nổ bùm, tái chế ắc quy cả làng ung thư, công an núp gốc cây vồ người đi đường, côn đồ được chính quyền “nhờ” đánh người đối lập, chỗ nào cũng nghe chuyện bắt cóc trẻ con, cướp bóc ngày càng manh động hơn bao giờ hết, ngoài biển thì mất biển mất đảo khi Nhà nước vẫn chỉ “kịch liệt phản đối” và “cực kỳ quan ngại”…

Thậm chí có dạo ở đâu đó người ta cònxếp hạng người Việt Nam hạnh phúc bậc nhất thế giới.

Hồi đầu mình cũng thấy lạ, không hiểu tại sao lại vậy – nhưng vừa rồi nghe giảng Pháp thoại của Hòa thượng Viên Minh thì mới hiểu rõ tại sao lại như vậy.
Xem danh sách những nước hạnh phúc nhất thì toàn những Đan Mạch với Na Uy, Phần Lan với Canada… dễ hiểu luôn vì đó là những nước người dân có đời sống vật chất đầy đủ, dân thì ít mà năng suất lao động lại cao… đến mức như cái nước Thụy Sỹ đi béng lên chủ nghĩa cộng sản từ năm ngoái bằng cách phát không cho dân một mức lương 54 triệu đồng một tháng.

Thụy Sĩ

Càng nghĩ càng khó hiểu, nhỉ?

Ấy đừng kết luận vội – một đất nước phồn vinh bậc nhất như nước Mỹ, tại sao lại thỉnh thoảng có vụ xả súng làm chết mấy chục người một lúc?Tại sao những tên khủng bố đã trở thành công dân một nước Tây Âu rồi, sung sướng thế rồi, mà vẫn đánh bom tự sát?

Vì cái gì cũng có hai mặt của nó. Đất nước phồn vinh, con người được tạo điều kiện phát triển hết mức, nhưng đồng thời cũng được tạo điều kiện để phát triển cái tôi của mình hết mức, chuyện đó tạo nhiều hệ lụy lớn lắm.

Khi cái tôi của chúng ta to quá, chúng ta sẽ thích phán xét. Tất cả những gì mình liệt kê trên đây, là sự phán xét. Chúng ta nói tuồn tuột ra tất cả những cái đó, nhưng chính chúng ta chỉ lúc nữa thôi, vứt toẹt mẩu thuốc lá hút xong xuống vỉa hè.

Điều mình muốn nói, chúng ta thích chửi bới mọi thứ xung quanh, coi như bản thân là trong sạch nhất – chẳng qua chỉ là thấy khó chịu với những thứ mình không thích thôi, còn khi chính chúng ta không trong sạch thì lại được bỏ qua một cách dễ dãi.

Một đất nước có những con người mình ngưỡng mộ phải nói là Nhật Bản. Sau trận động đất sóng thần, người ta vẫn lặng lẽ xếp hàng để lấy nước, không hoảng loạn, không tranh cướp. Đó làý thức tự trọng ghê gớm của người Nhật – và nó xuất phát từ đâu? Từ truyền thống hay từ giáo dục? Có lẽ cả hai. Mình đọc ở đâu đó, giáo dục của Nhật Bản họ chú trọng dạy cho con người quan tâm phát triển được đời sống nội tâm của bản thân, chứ không chỉ nhồi nhét chữ nghĩa sách vở.

Với người Nhật Bản thì tính hai mặt của vấn đề cũng rất rõ nét. Nếu tìm hiểu về phim ảnh của Nhật Bản sẽ thấy; phim khiêu dâm, bạo lực và kinh dị của Nhật Bản cũng “nặng” hơn của Phương Tây nhiều lần. Bởi vì nền giáo dục đó dạy phát triển tâm, theo hướng Thiền nhiều hơn là dựa vào một Tín ngưỡng mà đưa lên thành quốc đạo. Chính vì thế, một khi con người sa lầy, cái sự sai lầm nó còn nặng nề hơn.

Đến đây, chắc chắn sẽ có những ý kiến đổ lỗi cho sự ngu dân suốt nhiều năm dân Việt Nam phải chịu đựng – ngu cho dễ bị cai trị. Điều này có vẻ đúng, nhưng cũng có phần không đúng trong thời của thế giới phẳng. Nhưng chúng ta cũng sẽ thấy khó hiểu khi ở thời cái gì cũng có trên internet, mà có quá nhiều ý kiến khác nhau về cùng một vấn đề, thậm chí trái ngược nhau. Người thì yêu Putin quá thể, vác bom đi ném vào dân thường Syria cũng coi là anh hùng, người thì biện minh cho những hành động tương tự của nước Mỹ. Mà cùng biết ngoại ngữ như nhau, đọc cùng mạng cáp quang cá mập cắn với nhau.

Nhưng cái nền tảng chung, là người Việt Nam lạc quan, điều này có thể nhìn thấy được.Thực phẩm bẩn cũng ừ thôi, cho qua. Không ăn thì lấy gì ăn?Nhịn thì mai chết đói, ăn thì có khi chục năm nữa chắc gì đã chết. Phụ huynh nhà khác trèo cổng hở? Cần gì, anh mày có cửa chạy, hết mấy chục củ lại chắc ăn, khỏi trèo cổng, đỡ ngượng.
Nền tảng lạc quan và yêu đời đó của người Việt, làm cho chỉ số hạnh phúc của chúng ta lên khá cao là như thế. Thực tế, Liên hiệp quốc người ta xếp hạng có lý của họ, và khá khoa học.

Tại sao nước nghèo như Bhutan, lại là nước người dân hạnh phúc nhất?Lạ nhỉ, giàu có phồn vinh, thì không hạnh phúc bằng? Mình gặp nhiều người Ấn Độ, họ rất vui vẻ sống với cảnh không nhà cửa, vẫn đi làm lương ăn chỉ đủ sống. Nếu phải dân Phương Tây là đi biểu tình rồi. Nếu phải chúng ta chắc gì đã chịu nổi? Nhưng họ biết cách hạnh phúc với cảnh sống đó, vậy thôi.

Trẻ em ở Buhtan

Đến đây lại có những ì xèo, cho rằng đừng nói thế, nghèo vào viện không tiền nằm đấy mà chờ, còn khuya mới được mổ, rồi lăn ra mà chết.
Đúng, nghèo có cái khổ của nghèo. Nghèo mà rơi vào đất nước Việt Nam đầy vấn đề như của chúng ta, thì chắc chắn còn khổ hơn nữa. Nhưng mà khổ đến mức đó, mà người Việt Nam vẫn sống được một cách ngoan cường và có lẽ, cũng không quá thấy khổ sở được thể hiện trong báo cáo của Liên hiệp quốc, thì thực sự nền tảng lạc quan của người Việt là thực sự cao.

Bhutan

Nền tảng lạc quan đó của người Việt Nam chỉ còn thiếu một yếu tố cực kỳ quan trọng, là sự hiểu biết.Người dân Bhutan họ có một nền tảng là Đạo Phật là quốc đạo, điều đó làm cho người dân thấm nhuần sâu sắc những triết lý của Đạo, hiểu sâu sắc những khía cạnh của cuộc sống. Có được những hiểu biết đó, con người sẽ hiểu được những lẽ tự nhiên của sinh lão bệnh tử, của khổ đau và an lạc, hạnh phúc. Cũng có những điều đó, thì tự dưng con người cũng có ý thức hơn với những người xung quanh, với môi trường sống… cứ từ đó nâng lên mà môi trường thì giữ được trong sạch, con người sống với nhau thân thiện.

Chúng ta nghĩ ra giàu có không phải là tất cả, vì giàu có có vấn đề của giàu có – “người giàu cũng khóc.” Điều chúng ta thiếu, đương nhiên là sự giàu có – nhưng điều cần thiết hơn là sự hiểu biết để có được hạnh phúc một cách an lạc. Cần phải định nghĩa lại hạnh phúc, không nên đồng hóa nó với vật chất.

Từ nền tảng lạc quan đó của người Việt, chúng ta thấy Liên hiệp quốc có lý. Nếu từng người chúng ta hiểu biết hơn để cả nền hiểu biết chung của toàn xã hội được nâng lên như Bhutan, thì chắc chắn dân Việt Nam và dân Bhutan cứ thế xếp nhất nhì về hạnh phúc của thế giới.

Nói thêm, cả Thái Lan và Indonesia thì người dân đều hạnh phúc hơn chúng ta, không phải vì họ giàu có hơn chúng ta nhiều, mà vì họ hiền hậu hơn chúng ta nhiều lắm. Các bạn cứ tiếp xúc đi thì thấy, người Việt Nam du côn hơn nhiều so với họ. Nếu cứ sân hận thế, thì còn tụt hạng nữa.
Nguồn:Blog
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • "Chỉ số hạnh phúc cao" dẫn tới khó có động lực đổi mới?

    29/03/2016Dương Quốc ViệtVăn hóa người Việt chú trọng sự tồn tại hơn là đổi mới và phát triển. Để thay đổi chúng ta cần một thể chế mạnh hướng mọi nguồn lực xã hội vào cuộc cạnh tranh không ngừng nghỉ, mà ở đó sự tồn tại phải đồng nghĩa với phát triển tiến bộ...
  • Về hai chỉ số quốc gia (hạnh phúc và trung thực)

    22/03/2016Nguyễn Tất ThịnhVừa qua một tổ chức uy tín Quốc tế ( SDSN - Tổ chức mạng lưới các Giải pháp Phát triển ) đã đánh giá xếp hạng các nước về chỉ số hạnh phúc và chỉ số về tính trung thực: trong đó có một số Quốc gia ở thứ hạng rất thấp của bảng điểm! Rất đáng để ý tính 'ngang điểm' của hai chỉ số Quốc gia đó...
  • Nguồn gốc của hạnh phúc và bất hạnh

    20/03/2016Trong cuộc sống, mọi người đều có thể cùng nhau vun đắp hạnh phúc. Tuy nhiên, không phải bất kỳ cặp nam nữ nào cũng có thể chung sống đến đầu bạc răng long. Hôn nhân trong cuộc sống hiện đại là một thử thách lớn cho hai người trưởng thành...
  • Dân chủ, giàu mạnh với vấn đề Hạnh phúc

    20/03/2016TS Hồ Bá ThâmNgày nay, trên thế giới đang diễn ra nghịch lý: giàu có vật chất hơn lại thấy kém hạnh phúc hơn. Cho nên đã chú ý bàn về hạnh phúc, không chỉ ở cấp độ triết học mà cả kinh tế học. Song tôi nghĩ rằng cần bàn cả ở cấp độ chính trị học và xã hội học, văn hóa học, tâm lý học. Mục tiêu nào cuối cùng cũng quy về hạnh phúc...
  • Một mình - hay hạnh phúc bên ta là người phụ nữ thương yêu?

    16/03/2016Hoài HươngCâu chuyện kể của nhạc sĩ Thanh Tùng về ca khúc này, cũng là câu chuyện của nỗi vương vấn không bao giờ nguôi ngoai trong trái tim người nhạc sĩ. Ông nói “một mình” có lẽ là số phận dành cho ông...
  • Việt Nam đứng hạng 96 những nước hạnh phúc nhất

    16/03/2016Đ.K.L.Trong danh sách Những quốc gia hạnh phúc nhất do Hệ thống giải pháp phát triển bền vững (SDSN) và Viện trái đất tại Đại học Columbia, Mỹ công bố, Việt Nam đứng thứ 96 trong tổng số 157 nước...
  • Việt Nam và 5 tầng mưu cầu hạnh phúc

    09/03/2016Huỳnh Thế DuMưu cầu hạnh phúc là một quyền cơ bản của con người. Ở Việt Nam, điều này đã được khẳng định ngay trong Tuyên ngôn Độc lập năm 1945. Không may, đa phần người dân đã không thể có được đầy đủ quyền mưu cầu hạnh phúc ngay cả với hai tầng thấp nhất, trong ít nhất 4 thập kỷ. Bởi, làm sao có được chúng trong 30 năm khói lửa trước 1975?
  • Giới trẻ định nghĩa thế nào là Hạnh phúc?

    09/03/2016Dung NhiHẳn đã có lúc bạn thắc mắc rằng Hạnh phúc là gì mà ai cũng mải mê kiếm tìm?
  • Mời bạn đọc tham gia cuộc thi về chủ đề "Hạnh phúc"

    07/03/2016Cuộc thi về đề tài "Hạnh phúc" được tổ chức trên chuyên đề Dinh dưỡng & Sức khỏe gia đình của Báo Khoa Học Phổ Thông. Thể loại các bài dự thi gồm: truyện - ký, thơ và ảnh do cá nhân sáng tác về chủ đề “Hạnh phúc”...
  • Về vấn đề mưu cầu hạnh phúc cá nhân và ý nghĩa của nó đối với xã hội ta hiện nay

    03/05/2014PGS, PTS. Nguyễn Tấn HùngHạnh phúc và mưu cầu hạnh phúc cá nhân là vấn đề luôn được quan tâm trong lịch sử triết học. Bài viết điểm qua các quan niệm trong lịch sử triết học - cả phương Đông và phương Tây - về vấn đề quan trọng này. Thông qua cách nhìn mácxít về hạnh phúc, bài viết xác định một vài vấn đề đang đặt ra trong xã hội ta hiện nay...
  • Hạnh phúc của người Việt

    17/03/2012
  • xem toàn bộ