Về hai chỉ số quốc gia (hạnh phúc và trung thực)

01:52 CH @ Thứ Ba - 22 Tháng Ba, 2016
Vừa qua một tổ chức uy tín Quốc tế ( SDSN - Tổ chức mạng lưới các Giải pháp Phát triển ) đã đánh giá xếp hạng các nước về chỉ số hạnh phúc và chỉ số về tính trung thực: trong đó có một số Quốc gia ở thứ hạng rất thấp của bảng điểm! Rất đáng để ý tính 'ngang điểm' của hai chỉ số Quốc gia đó (ở mỗi nước điểm hạng trung thực cao / thấp , gần như tương ứng với điểm hạng về hạnh phúc, ví dụ như chỉ số hạnh phúc của nước ta đứng thứ 97 còn chỉ số trung thực của nước ta đướng thứ 98)!
.
Tuy họ chỉ đưa ra con số, không có liên tưởng về hai chỉ số này (hoặc có thể còn nhiều ý kiến về tiêu chí điều tra cùng cách thống kê), nhưng tôi thấy tính tương quan hữu lý giữa hai chỉ số đó! Nên xin thêm vài lời:
.
Hạnh phúc dù nhiều cách hiểu nhưng phổ quát là: cảm giác thực tế về sự hài lòng trong chuỗi cuộc sống hàng ngày của mỗi người trong chính họ. Nhưng vì mỗi người là ' tổng hoà các quan hệ xã hội', nên tất yếu là: xã hội tác động rất nhiều vào chất lượng hạnh phúc đó!

Tôi cho rằng tỉ lệ tác động này (theo quy tắc Pareto) là 80%, còn 20 % là do năng lực của từng người: chuyển hoá, cải biến, tương tác như thế nào và đến đâu để cảm giác hạnh phúc sẽ ra sao? Có dài lâu không? Nhiều hay ít? Hạnh phúc của số it người có được là quý, nhưng bền không, an lành không khi đại bộ phận còn lại bị bất hạnh?

Thấm thía cảm nghĩ của Thủ tướng Đức Mekel: Tôi hạnh phúc vô ngần khi đi trên Đất nước ta ai cũng hạnh phúc!
.
Trẻ em vùng cao với những chiếc áo mỏng đi trong mùa đông rét buốt
.
Tiếp theo: Tại sao người ta sống trung thực được nhiều hay ít ? Hẳn nhiên cũng phần lớn do xã hội! Xã hội với những cách vận hành, các quan hệ của nó khiến người ta có sống thật được đến đâu...
Về điều này chúng ta đã có quá nhiều ví dụ ở Nước mình ( trong gia đình / trường học / công sở / tổ chức ) ... muôn thực tế khác nhau với các loại bệnh xã hội như: thành tích / biến báo / gian lận / vòng vo / bao biện / đổ lỗi / tranh công / khai man / trốn tránh / trí trá / nhận vơ / phết phẩy / ù xoẹ / điêu trác / quy chụp / bất nhất / thất tín / dối lừa...

Than ôi, nhiều lắm ...mà như người ta hay chặc lưỡi: cả xã hội thế cả / cơ chế phải thế thôi.... Sự thật không hẳn đều tốt, nhưng sống không trung thực được sẽ bi kịch hơn nhiều. Trung thực mới thay đổi được hiệu quả, tốt hơn ! Thấm thía phương ngôn quản trị : Phải có sự thật! Trên hết phải là trung thực!

Tình trạng hai chỉ số Quốc gia ( hạnh phúc và trung thực ) đều thấp thì hệ quả là:

. Ở mọi vị trí ( thường dân đến quan lớn, trẻ con đến người già....mọi giới ) đều không thấy sướng ( dù loay hoay / xoay sở / bon chen / đi đâu ) , cứ thấyhậm hực / bất mãn / thua thiệt / bức bối / tù hãm ....thế nào í.... Nhiều khi chẳng biết đổ lỗi cho ai / điều gì.... thôi thì đổ lại 'tại xã hội' vậy ! Nên càng ngày xã hội càng như 'thùng rác chứa sự bất hạnh' ! Bên trong và xung quanh thùng rác là gì thì ai cũng bịt mũi mà hình dung được! Khổ nỗi : vì đã mang 'tính xã hội' nên hoá ra ai cũng phải chịu !

. Sống trong môi trường xã hội như thế thì mỗi người phải 'quen đi' đến mức phải tạo cảm giác giả cho chính mình hàng ngày , rằng mùi của nó cũng chẳng đến nỗi chết người, lờ nó đi như không có / không quan trọng vì vẫn phải sống tiếp! Khách đến chơi nhà giả như không cảm thấy gì cho đỡ khó xử / bối rối / nặng nề thêm cho quan hệ ! Không cố thay đổi điều đó, không tin có thể thay đổi nó thì tình trạng sẽ nghiêm trọng hơn : chẳng thực thấy gì là quý , là đáng giá, đáng trọng nữa.

Như thế : không thật có những giá trị hay, quý nảy nở, duy trì, lan toả, cùng chung... mang tính xã hội, trong xã hội thì hạnh phúc sao được?! Nếu có hài lòng thì cũng không thực chất, nhất thời, đứt gãy, ảo bệnh , bặm trợn , huyễn hoặc, phù phiếm , ngông cuồng của số ít người ( tương tự đến thế được ) mà thôi...
.

Trong ta, quanh ta... giả dối nào đâu có khó tìm
.
Trung thực là sống thật được trên thực tế ( và nếu được thế ) : là cách giản dị nhất , dễ tìm giải pháp nhất , ít tốn kém nhất , dễ hợp lực nhất , ít di căn xấu nhất... ( cho dù phải đối mắt với nhiều sự thật phức tạp của thiên tai , ngoại xâm , biến động... ) . Do đó dù khó khăn thì tâm lý thoải mái, dù được ít vẫn hài lòng , dù là ai cũng chủ động.....được sống / được làm / được có....dù một tí đều là quý ! Bởi vậy hạnh phúc !

Quốc gia , muôn dân hạnh phúc sao được khi phải đối phó, chịu đựng muôn thứ sản phẩm ghê rợn của việc sống khó trung thực : ví như làm thực phẩm trung thực thì chết vì thuế má, nhiêu khê hành chính, chèn ép bất công ....trong khi cái giả chễm trệ thu lời , điều quan khiển cách...

Không thể sống trung thực thì nảy sinhrợp trời kín đất những thứ giả ( làm việc / bằng cấp / chức danh / quan hệ / công trình / tình cảm ....)! Khi đó những thứ giả hại nhau, làm han gỉ nhau từ bên trong, hàng ngày , mọi chuyện....thì Quốc gia suy bại đến tận cùng , mong gì đến hạnh phúc ( thượng tầng tinh thần nhưng thiết yếu trong cuộc sống ) của người dân ?!

Khi cảm giác nhục nhã về quốc gia kém trung thực và nỗi tủi hờn về Quốc gia ít hạnh phúc thì tinh thần Quốc dân hào vượng được chăng? Nguyên khí nào tụ được bay lên thành sức mạnh gì đây ? Các quy luật rất thật không thể đổi khác, mọi sinh vật phải sống bằng tinh hoa thật nhất của nó.... Vậy một Quốc gia mãi hãy trung thực hơn cho vận mệnh của chính nó, với khát vọng không ngưng nghỉ:Mọi người phải được hạnh phúc hơn !

Sự vị kỷ không thể đem đến hạnh phúc hơn cho họ ( dù là ai ) , chưa nói đến là: không thể với những người khác và xã hội ! Hạnh phúc không thể trên cơ sở của sự giả dối xâm nhập vào những dòng chảy quan trọng, cơ bản của xã hội ! Một Quốc gia trung thực được sẽ ít rủi ro nhất! Nếu không thể thế, tự nó bị rơi vào lời nguyền lịch sử:

BẤT HẠNH TRONG SỰ 'TỰ SINH TỰ DIỆT' CỦA NHỮNG ĐIỀU GIẢ DỐI, NÓ TẠO RA MUÔN XẤU XA!
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tọa đàm: Hiện thực hóa khát vọng “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc“

    02/09/2015VOV.VN tổ chức cuộc tọa đàm trực tuyến “Cách mạng Tháng Tám và thôi thúc hiện thực hóa khát vọng “Độc Lập - Tự do - Hạnh phúc” vào chiều 28/8/2015 tại Hà Nội...
  • “Cần chân thành và trung thực”

    03/09/2019Hồng Thanh QuangXác định tính cách một dân tộc qua năm bảy cái gạch đầu dòng là việc của khoa học. Còn trong thực tế, năm bảy cái gạch đầu dòng ấy lại “thiên biến vạn hóa” đến mức không thể nắm bắt nếu thiếu khả năng liên tưởng, phân tích, hình dung, định tính, định danh…
  • Tham mưu: Kiến thức và trung thực

    16/06/2017Trần Bạch ĐằngGần đây, trong một số sai sót cả về chính sách lẫn điều hành ở tầm mức ảnh hưởng không hay đến xã hội, dư luận có nhắc một tác nhân - những người tham mưu. Tất nhiên, cách đánh giá nào đó sẽ không thực sự công bằng bởi lẽ cũng có những ý kiến tham mưu - ta hiểu, những ý kiến đóng góp cho người ra quyết định cuối cùng - mang lại hiệu quả không nhỏ, thậm chí rất lớn nữa.
  • Nguồn gốc của hạnh phúc và bất hạnh

    20/03/2016Trong cuộc sống, mọi người đều có thể cùng nhau vun đắp hạnh phúc. Tuy nhiên, không phải bất kỳ cặp nam nữ nào cũng có thể chung sống đến đầu bạc răng long. Hôn nhân trong cuộc sống hiện đại là một thử thách lớn cho hai người trưởng thành...
  • Dân chủ, giàu mạnh với vấn đề Hạnh phúc

    20/03/2016TS Hồ Bá ThâmNgày nay, trên thế giới đang diễn ra nghịch lý: giàu có vật chất hơn lại thấy kém hạnh phúc hơn. Cho nên đã chú ý bàn về hạnh phúc, không chỉ ở cấp độ triết học mà cả kinh tế học. Song tôi nghĩ rằng cần bàn cả ở cấp độ chính trị học và xã hội học, văn hóa học, tâm lý học. Mục tiêu nào cuối cùng cũng quy về hạnh phúc...
  • Việt Nam đứng hạng 96 những nước hạnh phúc nhất

    16/03/2016Đ.K.L.Trong danh sách Những quốc gia hạnh phúc nhất do Hệ thống giải pháp phát triển bền vững (SDSN) và Viện trái đất tại Đại học Columbia, Mỹ công bố, Việt Nam đứng thứ 96 trong tổng số 157 nước...
  • Việt Nam và 5 tầng mưu cầu hạnh phúc

    09/03/2016Huỳnh Thế DuMưu cầu hạnh phúc là một quyền cơ bản của con người. Ở Việt Nam, điều này đã được khẳng định ngay trong Tuyên ngôn Độc lập năm 1945. Không may, đa phần người dân đã không thể có được đầy đủ quyền mưu cầu hạnh phúc ngay cả với hai tầng thấp nhất, trong ít nhất 4 thập kỷ. Bởi, làm sao có được chúng trong 30 năm khói lửa trước 1975?
  • Mời bạn đọc tham gia cuộc thi về chủ đề "Hạnh phúc"

    07/03/2016Cuộc thi về đề tài "Hạnh phúc" được tổ chức trên chuyên đề Dinh dưỡng & Sức khỏe gia đình của Báo Khoa Học Phổ Thông. Thể loại các bài dự thi gồm: truyện - ký, thơ và ảnh do cá nhân sáng tác về chủ đề “Hạnh phúc”...
  • Nguyên lý hữu dụng và hạnh phúc

    06/03/2016Luận MinhCuối thế kỷ 18, triết gia người Anh Jeremy Bentham trong tác phẩm “Giới thiệu các nguyên lý đạo đức và luật pháp” (1789) đã đề ra nguyên lý hữu dụng, nội dung của nó là tán thành hay phủ nhận hành động của cá nhân hoặc chính quyền, dựa trên nỗ lực làm gia tăng hay giảm bớt hạnh phúc cho người khác. Theo J. Bentham, chính quyền được xây dựng trên căn bản tam phân: lập pháp, hành pháp và tư pháp, hình thức tổ chức chính quyền chỉ là phương tiện để đạt đến mục đích
  • Sự giả dối không tạo dựng một nền khoa học lành mạnh

    24/11/2015Lê Ngọc Sơn thực hiệnGiáo sư đạo văn của đồng nghiệp nhưng làm ngơ như mình không có “dây thần kinh xấu hổ”, những cổ đông xem việc mở trường đại học như những thương vụ hơn là sứ mệnh trồng người… SVVN đã có cuộc trò chuyện với GS.TSKH Nguyễn Văn Trọng về gốc rễ sâu xa của những vấn nạn này.
  • Bệnh giả dối đang thành nỗi nhục lớn

    02/06/2015Bùi Hoàng TámSự giả dối hiện nay đang có nguy cơ trở thành nỗi nhục trong khi truyền thống dân tộc Việt Nam không phải là dân tộc giả dối. Ngành giáo dục càng không thể là ngành giả dối
  • Thói hư tật xấu của người Việt: bán quẩn buôn quanh, bôi bác giả dối

    28/01/2015Vương Trí NhànViệc buôn bán của ta không được thịnh vượng bằng các nước khác cũng bởi nhiều cớ. Dân ta nhát tính không dám đi xa. Nhiều người cậy có dấn vốn, chỉ ngồi một xó, cái gì cũng chờ người ta mang đến tận nơi, mua tranh bán cướp với nhau, chớ một bước cũng không dám đi đâu cả...
  • Sự trung thực của trí thức

    30/08/2014Lê ĐạtTheo nghĩa truyền thống, kẻ sĩ là một người có học. Còn học nên biết lẽ phải trái để “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Cái dũng của họ không phải cái dũng chém tướng đoạt thành mà là hệ quả của cái trí, nhằm làm sáng tỏ đạo thánh hiền. Đó là một công việc khó khăn, thậm chí nguy hiểm.
  • Hạnh phúc của người Việt

    17/03/2012
  • Con em chúng ta cần sự trung thực

    18/08/2003Có thể nói mà không sợ bị quy là hồ đồ, thì mỗi người trong chúng ta khi được hỏi là sợ nhất tính gì, nếu có, ở con mình, câu trả lời chắc chắn sẽ là tính giả dối. Thế mà bao lâu nay, hằng ngày chúng ta đưa đón con cái đến những lớp học như thế nào?
  • xem toàn bộ