Những bài học từ nghiên cứu về hạnh phúc
Nếu chúng ta thực sự muốn hạnh phúc hơn, chúng ta nên làm gì khác đi - với tư cách một xã hội và trong đời sống tinh thần?
.
1. Tại sao sự tiến bộ vật chất không đảm bảo cho hạnh phúc của cá nhân được nâng lên?
Lý do là: nhiều điều trong số những điều quan trọng nhất thiết thân với chúng ta lại không đến được với chúng ta thông qua trao đổi tự nguyện/ tự do. Và những sở thích của chúng ta, những ước mong và các chuẩn mực của chúng ta cũng không đứng yên một chỗ, những điều này cũng ảnh hưởng đến hạnh phúc của chúngta.
Những người khác tác động đến chúng ta thông qua rất nhiều kênh khác nhau mà trao đổi tự nguyện chỉ là một phần hạn chế. Chẳng hạn, chúng ta bị tác động trực tiếp bởi những điều chúng ta nghe và thấy về cuộc sống của người khác. Con cái chúng ta còn bị tác động mạnh hơn. Quảng cáo cũng tác động đến nhận thức của chúng ta. Chúng ta còn vô tỉnh bị tác động bởi tình trạng tội ác ngoài đường phố, tính tình thân mật hay khó chịu của anh hàng xóm, và có thể, cả xu hướng cảm dỗ của người đông nghiệp của chồng hay vợ mình. Đó là lý do chúng ta phải có những bộ luật và những ước lệ để điều tiết tất cả các tổ chức và hành vi, vượt ra ngoài nhĩmg ràng buộc thông thườngcủa những khế ước tự nguyện/ tự do.
Hơn nữa, các giá trị của chúng ta có thể thay đổi. Trong bốn mươi năm qua, tính cả nhân của chúng ta đã tăng mạnh, đặc biệt ở Anh và Hoa Kỳ. Chúng ta còn bị tác động mạnh hơn nữa bởi những nhận định bị thổi phồng quá đáng, như "chỉ có ai giỏi thích nghi nhất mới sống sót" (Charles Darwin) và "bàn tay vô hình" (Adam Smith). Kết quả là lòng tin tụt dốc thảm hại.
Các nhà lãnh đạo của chúng ta ngày càng ưa dùng giọng điệu cứng rắn để mô tả cái thế giới mà chúng ta đang sống. Họ nói nhiều hơn về cạnh tranh, và nói về an sinh và công đồng ít hơn. Họ lý luận rằng, chúng ta không còn đủ sức chỉ cho an sinh nữa.
Như hầu hết các nhà kinh tế đều nhất trí, đây là điều vô lý. Khi chúng ta trở nên giàu hơn, chúng ta phải được tự do lựa chọn bao nhiều phần trong thặng dư của cái dùng vào việc nâng cao mức sống, và bao nhiêu dành cho đảm bảo an toàn trong công ăn việc làm, trong tuổi già và trong cộng đồng của chúng ta.
Mục đích của khoa chính trị là để làm cho thế giới thành một nơi thân thiện chứ không phải một bãi tập tấn công.
2. Một thế giới tốt đẹp hơn: xử lý vấn để hạnh phúc một cách nghiêm túc
Vậy đâu là bức tranh mà tôi vẽ ra về một xã hội trong đó con người cảm thấy ít bị đe dọa và sức ép, và có thế thật sự tận dụng sự dư thừa của cải nhờ khoa học mà có. Điều gì chúng ta nên làm khác đi nếu chúng ta chuyển hướng muc tiêu của mình nhằm đạt một cách sống hạnh phúc hơn..
- Chúng ta nên theo dõi sự tiến triển hạnh phúc trong nước mình sát sao như chúng ta theo dõi sự tăng tiến thu nhập.
- Chúng ta nên suy nghĩ lại thái độ của mình về nhiều vấn đề thông thường. Vẽ thuế, chúng ta nên nhân ra vai trò của nó trong việc duy trì cân bằng làm việc - hưởng thụ cuộc sống. Về lương trả theo hiệu quả, chúng ta nên lo lắng về cái khuynh hướng thúc đẩy chạy đua quyết liệt của nó. Về vấn đề di chuyển năng động, chúngta nên xem xét xu hướng của nó làm tăng tội ác và làm suy yếu các gia đình và các cộng đồng.
- Chúng ta nên chỉ tiêu nhiều hơn vào việc giúp đỡ người nghèo, đặc biệt là trong Thế giới Thứ Ba. Hoa lễ hiện nay chỉ 0,13% lợi tức của mình cho viện trợ quốc ngoại, còn Anh là 0,31%.
Ngày nay, chúng ta đã hiểu tốt hơn nên chi tiêu số tiền này như thế nào. Nếu chúng ta muốn loại trừ nghèo đói và đau khổ thì đây là con đường vạch sẳn. Chúng ta nên tự hào mà lấy nó làm mục tiêu cho các xã hội giàu có của chúng ta.
- Chúng ta nên chi tiêu nhiều hơn vào việc giải quyết các vấn đề về bệnh tâm thần. Đấy là nguồn gốc gây đau khố lớn nhất ở phương Tây, và những người may mắn cần đối xử tốt hơn với những người chịu đau khổ. Bệnh học tâm thân nên được coi là đầu ngành của y học, chữ không phải là một môn kém uy thể.
- Để cải thiện đời sống gia đình, chúng ta nên đưa vào những cách làm có lợi cho sinh hoạt gia đình, như thời gian làm việc linh hoạt hơn, nhiều ngày nghi hơn cho cha mẹ khi sinh con, và tiếp cận vào việc chăm sóc trẻ em dễ dàng hơn.
- Chúng ta nên bảo trợ cho những hoạt động khích lệ đời sống cộng đồng.
- Chúng ta nên khắc phục tỉ lệ thất nghiệp cao. Trong lĩnh vực này, chính sách cứng và mềm là tốt nhất. Sau một thời gian (thất nghiệp) nên cho người ta một cơ hội để làm việc, nhưng họ phải tận dụng cơ hội đó để tiếp tục nhận được trợ giúp.
- Để đấu tranh chống lại sự leo thang liên tục của các nhu cầu, chúng ta nên cấm quảng cáo thương mại nhằm vào đối tượng trẻ em, như Thuỵ Điển đã làm. Chúng ta cũng nên cắt giảm các khoản trợ cấp thuế cho doanh nghiệp để quảng cáo bằng hình ảnh nhằm vào đối tượng người lớn.
- Cuối cùng và có lẽ là quan trọng nhất, chúng ta dân một nền giáo dục tốt hơn, nói đúng ra, phải bao gồm cả giáo dục đạo đức. Chúng ta nên dạy các nguyên tắc đạo đức không phải chỉ như những chủ điểm thú vì để thảo luận, mà phải như chân lý đã được chứng minh, những điều thiết yếu cho một đời sống có ý nghĩa mà chúng ta cần giữ vững. Chúng ta nên dạy thực hành có hệ thống lòng thông cảm và ý muốn phục vụ người khác. Điều này cần một học trình đúng đắn từ lớp đầu đến kết thúc đời học sinh, bao gồm nhữngcứu chi tiết về các tấm gương. Học trình này nên gồm cả việc kiểm soát cảm xúc của bản thân, mối quan hệ tình cảm cha mẹ con cái, các bệnh tâm thần, và một giáo trình về giáo dục công dân. Nhưng mục tiêu chính là cảm giác về một đích toàn diện rộng lớn hơn bản thân.
3. Kết Luận
Một xã hội không thế thịnh vượng nếu không có một cảm giác về mục đích chung. Sự theo đuổi mục tiêu tự-khắng định ngày nay không làm nên chuyện. Nếu bổn phận của bạn chỉ là đạt được điều gì tốt nhất cho bạn, cuộc sống sẽ trở nên rất nặng nề, rất cô độc - bạn sẵn sàng thất bại. Trái lại, bạn cần cảm bạn tồn tại vì một cái gì đó lớn lao hơn, và chính cái ý tưởng làm cho bạn thấy nhẹ nhõm.
Chúng ta cần vô cùng một quan niệm về điều thiện chung. Tôi không thể nghĩ ra một mục tiêu nào cao quý hơn là theo đuổi hạnh phúc lớn nhất cho tất cả - mọi cá nhân bất kể là ai. Mục tiêu này đặt chúng ta bình đẳng với những người xung quanh ta, trong khi nó vẫn dành cho nhĩmg quyền lợi của ta một trọng lượng thích đáng, vì chúng ta hiển bản thân mình hơn ai khác.
Có người nói bạn không nên nghĩ đến hạnh phúc riêng của bạn, vì bạn chỉ có thể hạnh phúc như sản phẩm phụ của một cái gì khác. Đó là một triết lý ảm đạm, một công thức khiến cho bản thân suốt đời tối tâm mặt mũi vì mọi chuyện. Tất nhiên bạn không thể hạnh phúc nếu không có một mục tiêu vượt hơn cho bản thân mình, nhưng bạn cũng không thể hạnh phúc nếu không tự-hiểu biết và tự-chấp nhận. Nếu bạn thấy mình thấp bé, đã có những triết lý từ nhiều thế kỷ giúp đỡ bạn. Tốt hơn nên tìm vẻ đẹp bên trong hơn là một cuộc phiêu lưu.
Như vậy, hạnh phúc đến từ bên ngoài và từ bên trong. Hai mặt này không hề mâu thuẫn. Người hành hương chân chính chiến đấu chống cái ác ở thế giới bên ngoài và trau dồi linh hồn bên trong.
Bí quyết ở đây là lòng thương đối với bản thân và người khác, và nguyên tắc Hạnh phúc Lớn nhất thực chất là thể nghiệm lý tưởng này. Biết đầu hai tư tưởng này có thể sẽ là những hòn đá tảng của nền văn hóa của chúng ta trong tương lai.
Loài người đã vượt qua một chặng đường dài kế từ thời Đồ đá, và ở phương Tây chúng ta có lẽ đã hạnh phúc hơn bất kỳ một xã hội nào trước đây. Những nỗi lo sợ có ích trong thời Đồ đã ngày nay chẳng còn cần thiết nữa. Bởi vậy chúng ta nên chuyển hướng xã hội chúng ta sang mưu cầu hạnh phúc hơn là theo đuổi mục tiêu hiệu quả năng động. Cuộc đời là để sống.
Nhờ có khoa học, ở phương Tây chúng ta đã hoàn toàn khắc phục được tình trạng thiếu thốn vật chất, và chúng ta cần suy nghĩ sâu về cái gì tạo nên tiến bộ. Tôi nhiệt thành tin rằng tiến bộ là điều có thể đạt được.
Triết gia Anh Jeremy Bentham (1748-1832)
Để kết thúc, không gì hay hơn là lấy lại ý tưởng của Jeremy Bentham. Ít lâu trước khi mất, ông gửi một bức thư mừng sinh nhật cho con gái một người bạn, trong đó ông viết:
"Cháu hãy tạo ra toàn bộ hạnh phúc mà cháu có khả năng tạo ra, và hãy trừ bỏ mọi khổ đau mà cháu có thể trừ bỏ.
Mỗi ngày cháu hãy cho phép mình tăng thêm một chút gì đấy vào niềm vui của người khác, hay giảm đi chút nỗi đau của họ. Và mỗi hạt giống của niềm vui gieo vào tâm hồn người khác, sẽ mang lại mùa bội thu trong tâm hồn cháu, còn mỗi nỗi buồn cháu cất ra khỏi suy nghĩ và tình cảm của người đồng loại, sẽ được thay bằng niềm an lạc đẹp đẽ ở nơi thâm nghiêm của linh hồn cháu."
Tôi coi đó là lời khuyên tuyệt vời.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/20147 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015Bài học cuộc sống từ "Vua hề Sác-lô"
07/12/2015Nếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên CẩnTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh Linh