Nam..."/>Nam..."/>

Chợt nhận ra

11:25 CH @ Chủ Nhật - 07 Tháng Mười Một, 2010

Chợt nhận ra rằng Cách mạng tháng mười tuy là vĩ đại với đời người nhưng cũng không là vĩnh viễn với lịch sử. Sau 74 năm tồn tại nó đã lụi tàn, không bằng một phần thời gian của một vài triều đại phong kiến Việt Nam, chưa nói gì tới những triều đại lớn trên thế giới.

Chợt nhận ra rằngCách mạng tháng mười cũng chỉ là một biểu hiện đầu tiên, và đáng kể nhất, của học thuyết về việc đấu tranh có tính cách mạng giữa các giai cấp. Mà khởi động cuộc đấu tranh đó là giai cấp vô sản tự cho mình là tiến bộ hơn nhờ hấp thụ lý thuyết được sáng tạo bởi những người thầy trí thức hữu sản.

Chợt nhận ra rằngnhững người thầy đó đã phân tích cụ thể những điều kiện cụ thể sự phát triển của xã hội loài người trong suốt lịch sử lâu dài để nói rằng xã hội loài người phát triển theo sự phát triển của các phương thức sản xuất tiến bộ hơn.

Chợt nhận ra rằng những người thầy khi đó chỉ mới thấy được các cuộc cách mạng về cơ khí và năng lượng nối dài cơ bắp và khuếch trương sức mạnh sinh học của con người. Các cuộc cách mạng này dù mới bắt đầu nhưng cũng đã cho thấy sức mạnh vô cùng to lớn như những tiên đề đảm bảo cho sự đúng đắn của lý thuyết được sáng tạo ra.

Chợt nhận ra rằng cách mạng vô sản tạm thời thành công đã được duy trì bằng học thuyết kinh tế xã hội chủ nghĩa. Học thuyết này đến nay đã tỏ ra không tưởng bởi sự phủ nhận thị trường và nền sản xuất hàng hóa trong lòng nó.

Chợt nhận ra rằng xã hội loài người đang bước vào một cuộc sách mạng mới về năng lực trí não và ký ức. Đó là cách mạng tin học, nó làm sâu sắc thêm, mở ra giới hạn mới cho các cách mạng công nghệ trước. Nó không những góp phần làm cho thế giới nhỏ bé lại hơn nữa mà còn làm cho thế giới trở nên không rào cản về không gian và thời gian xét theo nghĩa thông tin.

Chợt nhận ra rằng với cách mạng tin học dường như xã hội loài người đã có điều kiện cần để thực hiên một nền kinh tế không cần tới thị trường và hàng hóa.

Chợt nhận ra rằng lý thuyết của những người thầy vẫn tạm thời là vĩnh viễn, bởi cho tới giờ cách mạng tin học và những hệ quả mới nhất của nó vẫn chưa chứng tỏ rằng lý thuyết lạc hậu.

Chợt nhận ra rằng thế giới đang rất mong manh bởi sức mạnh của xã hội loài người đã quá lớn so với tự nhiên; và rằng tiến hóa sinh học chưa cho con người xã hội vượt ra khỏi tập tính bản năng để sống bằng lý trí; Và rằng mỗi thứ đạo đều chứa trong nó những triết lý đấu tranh giữa bản năng và lý trí.

Bởi thế sự lụi tàn của Cách mạng tháng mười, mà trực tiếp là học thuyết kinh tế XHCN, cũng chỉ là thêm một lần thất bại của lý trí trước bản năng trong sự phát triển của xã hội con người. Và đó là biểu hiện của một thứ đạo mới đã hình thành và sẽ còn tiếp tục dẫn dắt xã hội loài người trong tiến trình tới tương lai.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Xã hội dân sự: khái niệm và các vấn đề

    15/04/2014Bùi Quang DũngXã hội dân sự hiện đang là vấn đề được cả giới nghiên cứu khoa học lẫn các nhà hoạch định chính sách quan tâm. Khái niệm "xã hội dân sự” xuất hiện khá sớm ở Châu Âu. Các đinh nghĩa phổ biến về "xã hội dân sự” hiện nay đều nhấn mạnh tới tinh thần tự nguyện của công dân trong việc bảo vệ các quyền lợi hợp pháp và giá trị của mình. Theo đó, xã hội dân sự được tạo lập bởi các đoàn thể nhằm kết nối giữa những nhóm quyền lợi hiện đại và những tổ chức truyền thông, giữa các tổ chức chính thức và phi chính thức...