Underground thế giới lộn ngược

05:25 CH @ Thứ Tư - 25 Tháng Ba, 2009
Bài viết này muốn đề cao một tinh thần nghệ thuật độc lập. Đó là sự tìm tòi, bung phá, thể nghiệm, sự dũng cảm của các nghệ sĩ khi bỏ qua những yếu tố thương mại, thị trường để thực hiện bằng dược những ý tưởng nghệ thuật đầy sáng tạo của mình.

1. Underground vs. Mainstream

Nếu nhìn theo phương thẳng đứng, mainstreamsẽ là mặt đất còn undergroundlà thế giới trong lòng đất, thế giới ngầm. Nếu bạn xoay ngang chiều so sánh, bạn sẽ có 2 cực với 2 sắc thái khác nhau: điểm cực undergroundthuần nghệ thuật, mang những sắc thái cực đoan nhất và điểm cực mainstreamvới tính thương mại hóa cao nhất.

Nếu mainstream là những thứ "hiền lành", thì underground hay mang sẵn theo mình nhiều định kiến. Thực chất, underground không phải lúc nào những thứ nghệ thuật chống đối, bất hợp pháp, cũng như underground không hẳn là thứ có giá trị nghệ thuật cao hơn những giá trị (mainstream) khác.

Chia sẻ với tôi về underground, một nhà làm phim độc lập ở Hà Nội cho rằng, underground-thực-sự, tức là càng trèo sâu xuống lòng đất, hoặc càng đi xa khỏi điểm mainstream, thì cộng đồng của nó sẽ càng nhỏ hẹp, ngôn ngữ nghệ thuật không dễ thông hiểu, tức là sẽ chỉ có những nhóm nhỏ người có thể hiểu nhau. Nói thế để thấy rằng, những thứ bạn nghe nói về underground thực ra có khi chưa hẳn đã là underground thực sự đâu! Thật không dễ để có một định nghĩa rạch ròi thế nào là underground, cũng như khó có thể định nghĩa thế nào là một nghệ sĩ underground. Bởi có những nghệ sĩ, ngoài các hoạt động nghệ thuật thu hút số đông khán giả, họ vẫn giữ cho mình một mảng underground.

Nhìn rộng ra thì thế giới underground ở mỗi nơi cũng mỗi khác. Môi trường nghệ thuật ở mỗi nước sẽ quyết định cách thức hoạt động của người nghệ sĩ underground. Ngoài ra, mức độ "ngầm" nhiều ít ra sao còn phải phụ thuộc vào sự tự do trong sáng tạo nghệ thuật, và mức độ chấp nhận cũng như thưởng thức của số đông công chúng.

2. Tinh thần “underground”

Underground thường định danh một giới nghệ sĩ độc lập, không người đỡ đầu, và không làm thuê cho ai. Họ hoặc là bỏ tiền túi ra làm nghệ thuật, hoặc đi xin tài trợ nơi này nơi kia, nhưng tiền tài trợ không phải là mục đích tối thượng. Họ thường tái đầu tư món tiền này để tiếp tục được. . . làm nghệ thuật một cách độc lập nhất trong khả năng có thể!

Có thể nói phần lớn các nghệ sĩ chọn con đường underground cho mình đều vì mục đích tích cực. Trước hết, họ muốn có một thế giới tốt đẹp hơn, khi nhìn vào những vấn đề, mặt trái của xã hội hiện đại. Ví như chủ nghĩa tiêu thụ và mặt trái của nó từng là đề tài cho nhiều nghệ sĩ underground làm phim tài liệu, họa sĩ pop art, graffiti hay các rapper.

Ai cũng biết underground là một con đường nghệ thuật không trải hoa hồng, nhưng tại sao vẫn có những nghệ sĩ dám dấn thân? Nói như nhà làm phim độc lập tôi đề cập ở trên thì đó là do nhu cầu tự thân của chính những người nghệ sĩ, nhu cầu được nói thật, nhu cầu được thể nghiệm, được khám phá, nhu cầu được làm ra cái đẹp. Không còn là sự lựa chọn nữa.

Với vô vàn khó khăn, các nghệ sĩ underground thường thành lập các nhóm nghệ sĩ nhỏ lẻ, hoạt động không rầm rộ, không chính thức, không lên đài lên báo, trung thành với một lượng người quan tâm nhất định. Như ở Việt Nam, cách thức hoạt động của các nghệ sĩ underground cũng mới chỉ dừng ở sự nhỏ lẻ, và cộng đồng hẹp như vậy mà thôi!

Với sự trợ giúp của Internet, cộng đồng underground thế kỷ 21 có thể tìm đến nhau và tìm đến công chúng dễ dàng hơn các thế hệ trước. Khác biệt ngôn ngữ hay khoảng cách địa lý, khoảng cách giữa các tầng lớp xã hội không còn là rào cản giao lưu nghệ thuật. Tinh thần sống cống hiến, sống dấn thân, và tất nhiên với tài năng, nhiều nghệ sĩ trong mạch ngầm sáng tạo đã gây được ảnh hưởng lớn đến nhiều người như Bob Dylan v.v. Và thế giới tất nhiên không thể quên vinh danh những nghệ sĩ "giấu mặt" nhưng đóng góp lớn cho xã hội như họ.

Tiến trình phát triển của văn hóa underground – thế giới lộn ngược từ bao giờ?

Mạch ngầm nghệ thuật này hình thành từ những cuộc phản kháng bằng văn hóa cuối thế kỷ 19. Các nhóm nghệ sĩ quay lưng lại với những chuẩn mực cũ kỹ những khuôn phép cứng nhắc, đấu tranh cho sự cởi mở tự do và sự phát triển tự nhiên của xã hội. Sang đầu thế kỷ 20, chủ nghĩa khỏa thân (Nudism) và chủ nghĩa vị lai (Futurism) ra đời cũng đóng góp rất lớn cho nền tảng phát triển văn hóa underground.

Trong và sau cuộc đại chiến thế giới, dòng nghệ thuật phản chiến: chủ nghĩa Dada, nhạc Jazz, chủ nghĩa Siêu thực, Avant-garde, tạm dịch là chủ nghĩa Tiên phong, đã ra đời. Văn hóa underground khi ấy bắt đầu có tầm ảnh hưởng thực sự lan tỏa trên cả thế giới. Rất nhiều tác phẩm kinh điển đánh dấu thời kỳ hưng thịnh của văn hóa underground phương Tây như phim “The dead end kids” (1930-1950), tiểu thuyết đoạt giải Nobel văn học “Chùm nho nổi giận” của John Steinbeck, các tác phẩm hội họa của Marc Chagall, các tác phẩm văn học và triết học của Jean-Paul Sartre và Albert Camus, tiểu thuyết “Trên đường” của Jack Kerouac.

Đến những thập niên 50, 60, Rock and Roll trở thành nguồn sống của rất nhiều người trẻ có tinh thần phản chiến, đặc biện là đối với chiến tranh Việt Nam và vũ khí hạt nhân.

Thập niên 70, phong trào Hippie và Rock cùng với khoa học viễn tưởng do sự phát triển của công nghệ thông tin cùng một lúc bùng nổ ở các nước phương Tây.

Khi giới trẻ bắt đầu chán Punk và những gì đã trở nên thái quá do Punk đem lại, chủ nghĩa “Lãng mạn mới” bắt đầu thay thế vào những năm 1980. Trong khi dó, hậu Punk (post-Punk) và hậu Hippie (post-Hippie) cũng vẫn tồn tại, bên cạnh một trào lưu mới, và cho đến tận bây giờ vẫn rất lôi cuốn người trẻ là Hip-hop.

Thập niên 90 thế giới cũng đã chứng kiến những hoạt động chống toàn cầu hóa và chống chủ nghĩa tư bản toàn cầu của nhiều nghệ sĩ underground. Nhờ một công cụ rất “toàn cầu hóa” là Intetnet, chính bạn hoàn toàn cũng có thẻ trở thành thành viên của thế giới underground, chỉ đơn giản là để cùng được hoạt động nghệ thuật – hoạt động vì cộng đồng.
Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Một hành trình của nghệ thuật Đương Đại Thế Giới

    07/12/2008Phạm Trần LêXuyên suốt lịch sử phát triển văn hóa nhân loại, gánh nặng hoa tiêu được đặt lên vai người nghệ sĩ tiên phong. Nghệ sĩ tiên phong (advant-garde), cái danh hiệu đầy trân trọng, thường chỉ được nhìn ra và công nhận sau khi người nghệ sĩ đã nếm trải rất nhiều sự hiểu lầm và ghẻ lạnh từ số đông.
  • Nghệ thuật – tiếng nói của lịch sử con người (*)

    08/11/2008Trần DuyKhi con người nguyên thuỷ biết vẽ là loài người đã biết khẳng định sự tư duy của mình, biết phối hợp chân tay và đôi mắt có nghĩa là đã có một ý thức rõ về vũ trụ của mình. Và cũng từ lúc loài người biết lấy hang đá làm nơi ở thì “kiến trúc thích nghi với thiên nhiên” ấy đã có tranh vẽ của người tiền sử cách đây 40 nghìn năm.
  • Văn học nghệ thuật: đi con đường thị trường

    04/03/2007Nhà văn Trần Thị TrườngTích cực mở cửa và hỗ trợ cho các phẩm bên ngoài vào, cho tác phẩm bên trong ra ngoài tức là đã làm không khí sinh hoạt văn chương trong nước sinh động lên và nhờ đó những tác phẩm có giá trị sẽ xuất hiện...
  • Vấn đề tự do trong sáng tạo nghệ thuật

    01/01/1900Phong LêNhà văn cần được hoàn toàn tự do trước trang viết của mình. Nhưng để trang viết trở thành trang in còn là cả một cuộc hành trình qua nhiều cửa ải gồm những mạng lưới, những mắt xích móc nối vào nhau, và người viết không thể tự do trốn lánh hoặc băm bổ xé rào. Trong mạng lưới đó, tạo nênchỉnh thể "Tác giả, tác phẩm, công chúng" không được phép quên những ông (hoặc những cơ quan) chủ báo, chủ xuất bản, nơi quyết định trực tiếp số phận của bản thảo, những cơ quan cung cấp giấy in, xưởng in nơi quyết định khả năng và phương tiện.
  • Về các chuẩn mực đánh giá giá trị thẩm mỹ

    20/10/2006Vũ Thị Kim DungChuẩnmực đánh giá thẩm mỹ là bộ phận quan trọng trong đời sống văn hoá xã hội. Gương mặt tinh thần của loài người, của mỗi quốc gia, dân tộc trong mỗi thời đại luôn được hiện lên thông qua sự sáng tạo và thẩm định các giá trị mà con người đã đạt được trên con đường vươn tới Chân - Thiện - Mỹ.
  • Vài suy nghĩ về Đương đại trong mỹ thuật Việt Nam

    20/09/2006Vương Duy BiênKhoảnh khắc chuyển giao thiên niên kỷ đầy biến động được báo trướcở nhiều lĩnh vực như kỹ thuật văn hoá, xãhội, khoa học và công nghệ... người ta hy vọng mỗi lĩnhvực đều có những bước ngoặt đầy táo bạo, đột phá, vượttrội... và trong Mỹ thuật cũng vậy, suốt thế kỷ XX đến những năm đầu thế kỷ XXI này, người ta đều có thể thấy ở cácgiai đoạn: Từ Mỹ thuật dân gian đến Mỹ thuật Đông Dương rồi Mỹ thuật hiện đại Việt Nam trong và sau chiến tranh đếnnay... đều có những thành tựu và dấu ấn đáng ghi nhận. Có thểđi đến một nhận xét “chủ quan": NềnMỹ thuật Việt Namtừ cổ đếnkim, đang phát triển đúng quy luật chung: từ dân gian đến chính thống và đến nay phát triển phong phú, đa dạng và hội nhập nhanh chóng.
  • Chủ nghĩa hậu hiện đại và ảnh hưởng ở nước ta

    22/08/2006Đông LaTinh thần hậu hiện đại đã và đang phảng phất đâu đó trong văn chương Việt Nam cũng là lẽ thường tình, nhưng không có tài, không hiểu biết đến nơi đến chốn mà mê muội bắt chước, thì chỉ làm ra được những bản sao tồi mà thôi...
  • Về tính duy nhất của nghệ thuật

    12/01/2006Bình NguyênTôi hằng tin mỗi tác phẩm nghệ thuật đều hàm chứa tính duy nhất, dù cho đôi khi chúng có sự trùng lặp nhau ở mức độ cao. Mỗi sáng tạo là duy nhất, mãi mãi duy nhất. Cái duy nhất này tự nhiên, nó toát ra từ giá trị cốt lõi của tác phẩm không phải từ những bồi đắp bề ngoài.
  • Cái đẹp nghệ thuật và đời sống xã hội

    05/01/2006Vũ Minh TâmTrong thực thể đẹp nghệ thuật dường như có tất cả mà cũng như không có riêng về một mặt nào của đời thực: quan hệ kinh tế - xã hội, chính trị, triết học, văn hóa, đạo đức, khoa học, nhân cách, lối sống và lời ăn tiếng nói, sự nghiệp vĩ đại và đời thường nhỏ nhặt, thế giới bên trong và mặt cắt bên ngoài, cá nhân và cộng đồng, xưa, nay và mai sau...
  • xem toàn bộ