Thị trường chứng khoán Việt Nam chưa thực sự là một kênh huy động vốn

09:20 SA @ Chủ Nhật - 27 Tháng Mười Một, 2005

Khi hình thành thị trường chứng khoán (TTCK),nhiều người hy vọng rằng đây sẽ là một "chỗ trũng” để huy động vốn đầu tư. Nhưng sau ba nămhoạt động, TTCK có lẽ mới dừng ở mức độ tập dượt trên một cái ao nhỏ. Vậy cầnlàm gì để TTCK phát huy được những mặt tích cực của nó trong sự phát triển của nềnkinh tế quốc dân.

Phác họa một bức tranh toàn cảnh!

Đến nayđã có 21 loại cổ phiếu được niêm yết với tổng vốn lên l.086 tỷ đồng, hai loại trái phiếu Công ty (đều là của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam) với số vốn 157 tỷ đồng và 50 loại trái phiếu Chính phủ với 5.400 tỷ đồng, đã có tổng cộng 73 loại chửng khoán với tổng mức vốn hóa khoảng 6.6oo tỷ đồng, gần l,6% GDP.

Tính đến 30/6/2003 đã có 570 phiên giao dịch được tố chức với tổng trị giá giao dịch đạt gần 3.700 tỷ đồng, trong đó giao dịch cổ phiếu chiếm khoảng 88% và giao dịch trái phiếu gần12%, Có 12 Công ty chứng khoánvới tổng vốn điều lệ là 465 tỷ đồng, thực hiện tất cả các nghiệp vụ chửng khoán, có 7 tố chức kiểm toán độc lập đượcUBCKNN chấp thuận trong đó có 01 đơn vị nước ngoài, có 5 ngân hàng lưu ký, 3 trong nước và 02 nước ngoài, và có 01 ngânhàng chỉ định thanh toán là Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việc Nam.

Hơn 14.000 tài khoan giao dịch được mở tại các Công ty chửng khoán, trong đócó hơn 90 nhàđầu tư tổ chức, chiếm 0,6%, và 35 nhàđầu tư nước ngoài. Cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán, khung pháp lý cho hoạt động của thị trường nàyđã hình thành tương đối đầy đủ.

Diễn biến chính của giá cổ phiếu và chỉ số Vn-lndex trong ba nămqua được thể hiện qua đồ thị sau:

Trong thời gian đầu, các nhàđầu tư còn đang mong chờ có nhưng điều kỳ diệu xảy ra như những gì họ dã được học, được biết đến. Tâm lý nàylàm cho số lượng nhà đầu tư rấtcao và nhu cầu mua cổ phiếu rất lớn, chỉ số Vn-lndex tăng mạnh từ 150 điểm tới 260 điểm, giá các loại cố phiếu như HAP, REE, TMS, SAM tăng liên tục trong nhiều tháng liền, giá cố phiếu HAP đã từng lên đến mức khoảng 150.000đ/cổ phiếu.

Tuy nhiên, thời gian này, lượng cố phiếu bánra thị trường lại rất ít cho có 2 loại, sau đó là 4 loại. Giá cổ phiếu tăng và vượt quá xa giá trị thực của nó. Hiện tượng "bong bóng tài chính" đã xuất hiện. Vì vậy để bảo vệ các nhà đầu tư, UBCKNN đã dưa ra một loạt các biện pháp, trong đó đáng kế nhất là tăng cung chứng khoán, giảm biên độ giao dịch, quy định khối lượng giao dịch tối đa cho một loại chứng khoán...

Như một đứa bé bị uống thuốc quá liều lượng, những tác động đó đã làm cho giá cổ phiếu giảm dần, sau đó giảm mạnh. UBCKNN và nhiều bộ, ngànhcó liên quan đã đưa ngay ra nhiều biện pháp, chính sách ưu đãi nhưng kể từ đó, thị trường không thể hồi sinh. Giá cổ phiếu đã giam xuống mức thấp nhất vào giữa năm 2003 chỉ số VN- lndex dao động dưới mức 150.

Chưa thực sự là một kênh huy động vốn TTCK bao gồm thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. Thị trường sơ cấp đảm bảo nguồn vốn được huy động thông qua phát hành chứng khoán ra công chúng (POs - Public Oferrings hoặc lPOs - Initial Public Oferring). Thị trường sơ cấp thực sự là kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nênkinh tế. Thị trường thứ cấp là nơi thu hút các nhà đầu tư mua đi bánlại chứng khoán, từ đó nângcao tính thanh khoản cho các loại chứng khoán được giao dịch. Thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp có mối quan hệ rất chặt chẽ và tác động qua lại với nhau. Vậy, hơn ba nămqua, TTCK ViệcNam đã có vai trò như thế nàotrong việc huy động vốn phục vụ sụ phát triển kinh tế?

Bảng 01 cho thấy, số vốn các doanh nghiệp huy động được qua thị trường chứng khoán còn quá nhỏ. Năm 2000 và 2001, số huy động vốn qua kênh này bằng 0, năm2002 là 0,035 nghìn tỷ đồng. Nếu so sánh với dư nợ cho vay trung và dài hạnđa là con số không đáng kể, so với tổng dư nợ cho vay của cả hệ thống ngânhàng thì con số là không có ý nghĩa gì. Hoạt động của thị trường sơ cấp rất mờ nhạttrong hai nămđầu đi vào hoạt động có duy nhất Công ty cổ phần giấy Hải Phòng (HAPACO) phát hành thêm 01 triệu cổ phiếu mới (tương dương với số vốn 35 tỷ đồng) đểhuy động vốn cho dự ángiấy kraft.

Đến ngày 30/6/2003 nếu tính cả vốn huy động ngânsách Nhà nước thông qua dấu thầu và bảo lãnh phát hành, đã có 5.400 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, trái phiếu Quỹ hỗ trợ phát triển niêm yết trên thị trường. Có 5 Công ty niêm yết phát hànhthêm cố phiếu mới để mở rộng sản xuấtkinh doanh, tăng vốn điều lệ với tổng vốn tăngthêm 155,4 tỷ đồng.

Như vậy, thị trường chứng khoán chưa thực sự trởthành kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế.

Tình trạng trên xuấtphát từ những nguyên nhân cơ bảnsau:

1. Những vướng mắc từ cơ chế chính sách của Nhà nước đối với việc phát hành chứng khoán ra công chúng, chẳng hạn, điêu kiện phát hành còn cao, thủ tục phát hành phức tạp, thiếu cơ sở pháp lý cho những vấn đề nảysinh trong quá trình phát hành chứng khoán...

2. Mặtbằng lãi suất từ ngânhàng hiện nay khoảng l0,8%/năm, lợi tức kỳ vọng của các cổ đông hiện tại khoảng 15% năm, đó là số kỳ vọng quá cao. Do đó, huy động vốn trên thị trường chửng khoán là "khá đắt" và khó thực hiện.

3. Để huy động vốn trên thị trường chứng khoán các doanh nghiệp phải thực hiện những thủ tục phức tạp hơn nhiều so với thủ tục xin vay tại các tổ chức tín dụng, chẳng hạn, các doanh nghiệp phải xây dựng bảncáo bạch để công khai hoá tàichính, phương ánkinh doanh... hơnnữa, nhiêu doanh nghiệp không muốntiết lộ những thông tin quan trọng cho đối thủ cạnh tranh nênkhông mặn mà với hình thức huy động vốn trên thị trường chứng khoán.

4. Thị trường thứ cấp hoạt động trầm lắng, kém sôi động, tính thanh khoản của thị trường không cao là nguyên nhânsâu xa dẫnđến hoạt động yếu kém của thị trường sơ cấp trong thời gian gầnđây. Nguyên nhânlà do việc công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết trong một số trường hợp không trung thực, đánh mất lòng tin của công chúng đầu tư đối với thị trường. Có thể nêu vài ví dụ: Công ty đồ hộp Hạ Long CANFOCO, tổng giám đốc bị truy tố đến sáutháng mà các nhàđầu tư trên TTCK không hề hay biết Công ty bánh kẹo Biên Hòa đến 30/6/2003 vẫn tiếp tục trì hoãn không công bốthông tin về tình hình hoạt động kinh doanh trong năm 2002...

Một số giải pháp cấp bách

Tử những phân tích trên, để TTCK ViệtNam thực sự trở thành một kênh huy động vốn cho phát triển nềnkinh tế, cầngiải quyết gấpnhững vấnđề sau đây:

1- Tăng cường cơ chế quản lý, giám sát công bố thông tin trên thị trường, tạo ra một thị trường minh bạch giúp các nhàdầu tư có thể ra quyết định dựa trên thông tin đầy đủ, hệ thống và chính xác.

2- Tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý cho thị trường, thiết lập một môi trường pháp lý ổn định, đồng bộ cho hoạt động kinh doanh chứng khoán. Cụ thể là, từ naycho đến năm2006, khẩntương triển khai nghiên cứu xây dựng và banhành Luật chứng khoán. Đồng thời tăng cường tính hiệu lực của các văn bảnpháp luật trong lĩnh vực hoạt động và kinh doanh chứng khoán. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và xử phạt thích đáng đối với các hành vi vi phạm.

3- Thực hiện các giải pháp “tăng cung - kích cầu”. Trước hết cần nhanhchóng đưa Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nộivào hoạt động, dành cho các cổ phiếu doanh nghiệp vừa và nhỏđể tạo ra hàng hoá đa dạng cho thị trường. Tăng số lượng Công ty niêmyết, da dạng hoá và nâng cao tỷ trọng các Công ty lớn niêm yết, gắnviệc cổ phần hoá với việc niêm yết trên thị trường chứng khoán. Ngoài ra, cầnxây dựng và mỏ rộng hoạt động cua các trung gian tài chính, các tổ chức hỗ trợt triển thị trường. Bêncạnh đó, đẩy mạnh phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu Công ty, trái phiếu của Quỹ hỗ trợ đầu tư. Phấn đấu đưa tổng giá trị thị trường trường chiếm khoảng 2 – 3% GDP vào năm2005 và 10 – 15% vào năm 2010.

4. Thiết lập một môi trường hấp dẫncác nhàđầu tư, các Công ty niêm yết Công ty quản lý quỹ, Công ty chứng khoán như miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng 5 năm đầu hoạt động, không đánh thuế chênh lệch mua bán giá chứng khoán (capital gain).Ngoài ra, UBCKNN không nên can thiệp quá sâu vào hoạt động của các thành viên trên thị trường, nênthực hiện phương châm “các thành viên của thị trường được thực hiện tất cả các hoạt động mà pháp luật không cấm".

5. Phát triển thị trường OTC (Over-the-counter). Theo kinh nghiệm của Trung Quốc, trước khi có rnột thị trường chứng khoán phát triển như hiện nay, Trung Quốc đã phát triển thị trường OTC khá tốt. Việc phát triển thị trường OTC một mặt nângcao kinh nghiệm cua các thành viên tham gia thị trường, mức độ quan tâm và nhậnthức cua công chúng. Mặt khác, thị trường OTC cũng là cơ hội tốt để tăng cung chứng khoán cho các nhàđầu tư, tạo điều kiện cho các Công ty chưa đủ diều kiện niêm yết có cơ hội tiếp cậnvới thị trường chứng khoán.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Xã hội tri thức và vài suy nghĩ về con đường hội nhập

    15/05/2018Phan Đình DiệuSinh thời, Norbert Wiener, cha đẻ của Điều khiển học (Cybernetics) đã dự báo: "Chúng ta đang làm biến đổi môi trường của ta tận gốc rễ đến mức rồi ta phải tự biến đổi chính mình để tồn tại được trong môi trường mới đó".
  • Về chứng khoán và đầu tư chứng khoán

    24/11/2005Nguyễn MinhThị trường chứng khoán là gì? Tại sao người ta đầu tư vào chứng khoán? Ta có thể tối đa hoá lợi nhuận từ chứng khoáng hay không?
  • Kinh tế học và chính sách kinh tế

    11/11/2005Lê Văn CườngTrong bất kỳ một quốc gia nào, mọi công dân, từ những nhà lãnh đạo đến người dân bình thường, đều mong muốn kinh tế học phục vụ tốt để phát triển kinh tế cho nước mình. Đó là một đòi hỏi chính đáng. Là một người lãnh đạo, theo tôi cần phải nhận thức được những hạn chế sau đây của kinh tế học...e
  • Nhận dạng quản lý doanh nghiệp ở Việt Nam

    08/11/2005Nguyễn Ngọc BíchNhiều giám đốc của ta hiện nay mong muốn có một cuộc cách mạng về quản lý trong doanh nghiệp để nâng cao tính hiệu quả và tăng khả năng cạnh tranh. Họ làm đủ việc, nào là thay đổi nhân sự, nào đi học tập ở nước ngoài, nào lấy chứng chỉ ISO… Song nhiều trường hợp đã mang lại kết quả đáng buồn. Tại sao vậy?
  • Kinh tế Việt Nam bước vào thời kỳ mới

    05/11/2005GS Kinh tế David DapiceNghĩ tới Việt Nam thời kỳ hậu WTO với hàng loạt kịch bản và gợi ý, Giáo sư Kinh tế David Dapice đã chốt lại rằng:"Việt Nam cần thúc đẩy mức tăng trưởng cao hơn nữa và tiếp tục đổi mới thể chế”...
  • Quản lý tài chính doanh nghiệp

    27/07/2005Nguyễn Thùy TrangQuản lý tài chính là việc sử dụng các thông tin phản ánh chính xác tình trạng tài chính của một doanh nghiệp để phân tích điểm mạnh điểm yếu của nó và lập các kế hoạch kinh doanh, kế hoạch sử dụng nguồn tài chính, tài sản cố định và nhu cầu nhân công trong tương lai nhằm tăng lãi cổ tức của cổ đông. ...
  • VC: Chìa khoá để thành công trong đầu tư

    27/07/2005Nguyễn Thùy TrangViệc điều hành quản lý công ty đóng góp một phần lớn vào tiềm năng thành công của một dự án đầu tư. Nhà đầu tư có thể kiếm được nhiều tiến nếu có được đội ngũ lãnh đạo công ty xuất sắc. ...
  • Những khó khăn khi gia nhập WTO

    22/07/2005Đặng Hồng QuangViệt Nam cần khẳng định quyết tâm tham gia một sân chơi bình đẳng, tôn trọng lợi ích của các quốc gia khác, đặc biệt là với các đối tác có tiềm năng xung đột cạnh tranh nhưng đồng thời phải thuyết phục để họ hiểu thực trạng kinh tế Việt Nam và có những nhân nhượng thỏa đáng...
  • Kinh tế là những câu chuyện đơn giản

    04/07/2005Ngô Nhân Dụng, Đặc TrưngCác nhà kinh tế học thường bị coi là một giống người phức tạp, khó hiểu, và không có ý kiến nào chắc chắn. Quý vị có biết câu chuyện "nhà kinh tế một tay" nổi tiếng từ nửa thế kỷ rồi không? Trong tuần báo Economist hồi tháng 11 năm 2003 họ viết một bài với nhan đề đó, "The one-handed economist" với dụng ý chỉ trích một tác giả, ông Paul Krugman, Đại học Harvard, rằng ông là một nhà kinh tế học... chỉ có một tay!
  • Người tiêu dùng đang chìm ngập giữa biển thông tin

    29/06/2003Ngày nay, chúng ta thường nghe các giới truyền thông đại chúng nhắc đến cụm từ “Information Age” hay “Thời đại thông tin”. Có thể hình dung “Thời đại thông tin” mà chúng ta đang sống là một đại dương mênh mông kiến thức.
  • xem toàn bộ