Về chứng khoán và đầu tư chứng khoán

08:33 SA @ Thứ Năm - 24 Tháng Mười Một, 2005

Chứng khoán là gì?

Chứng khoán là hàng hoá trên thị trường chứng khoán, bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư và một số loại khác, như quyền mua cổ phiếu mới, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền lựa chọn.

Cổ phiếu là chứng từ xác nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp của người sở hữu cổ phiếu đối với tài sản hoặc vốn của một Công ty cổ phần. Người sở hữu cổ phiếu sẽ trở thành cổ đông của Công ty cổ phần đó.

Trái phiếu là một loại chứng khoán xác định nghĩa vụ trả nợ (cả vốn gốc và lãi) của tổ chức phát hành trái phiếu đối với người sở hữu trái phiếu. Người sở hữu trái phiếu sẽ trở thành trái chủ, tức là chủ nợ của tổ chức phát hành (có thể là Chính phủ, chính quyền địa phương hay các Công ty) .

Thị trường chứng khoán là gì?

Thị trường chứng khoán là một thị trường mà nơi các Công ty phát hành cổ phiếu cho những người muốn đầu tư vào các Công ty đó và là nơi các nhà đầu tư (và các nhà đầu cơ) mua và bán chứng khoán vì mục tiêu lợi nhuận. Thị trường chứng khoán có thể là tập trung hoặc phi tập trung. Hình thái điển hình của thị trường chứng khoán là Sở giao dịch chứng khoán (tiếng Anh gọi là Stock Exchange).Tại Sở giao dịch chứng khoán, các lệnh mua và bán chứng khoán được khớp để hình thành giá giao dịch.

Thị trường chứng khoán phi tập trung còn gọi là thị trường OTC (tiếng Anh gọi là Over the counter).Trên thị trường OTC, các giao dịch được tiến hành qua mạng lưới các Công ty chứng khoán phân tán trên khắp đất nước và được kết nối với nhau thông qua mạng điện tử. Giá trên thị trường này hình thành theo phương thức thoả thuận.

Vì sao người ta đầu tư vào chứng khoán?

Ở các nước phát triển, có rất nhiều người đầu tư vào chứng khoán. Có những nước có tới hơn 50% số dân trưởng thành đầu tư vào chứng khoán. Đầu tư chứng khoán được coi là một ngành kinh doanh đơn giản nhất (do ai cũng có thể đầu tư với thủ tục đơn giản nhất) nhưng cũng phức tạp nhất (do có nhiều rủi ro).

Trên thị trường chứng khoán có các nhà đầu tư và các nhà đầu cơ (tất nhiên là hợp pháp).Nhà đầu tư chứng khoán thường mua cổ phiếu của các Công ty có triển vọng phát triển, trên cơ sở phân tích cơ bản của từng người,vào những thời điểm có lợi trên cơ sở phân tích kỹ thuật rồi giữ chúng lâu dài, để hưởng cổ tức (thường là theo từng quý) và hưởng lợi do giá cổ phiếu lên cao khi Công ty ăn nên làm ra trong tương lai. Trong khi đó, người đầu cơ chứng khoán "kinh doanh" cổ phiếu bằng cách "rình" mua những loại cổ phiếu mà họ nghĩ là sẽ sớm lên giá để rỏi khi thấy chênh lệch giá đủ lớn là lập tức bán đi để kiếm lời. Ngoài ra, cũng có những người vừa đầu tư lại vừa đầu cơ cổ phiếu.

Làm sao có thể tối đa hoá lợi nhuận trên thị trường chứng khoán?

Câu hỏi này thật khó trả lời vì không hề có công thức nào bảo đảm một sự thànhcông mỹ mãn trên thị trường cực kỳ tinh vi này. Các nhà tài phiệt trên Thị trường chứng khoán New York cũng có thời điểm bị lụi bại. Nhìn chung, thành công sẽ đến với những người nắm được kỹ thuật phân tích các chỉ số tài chính và có khả năng phán đoán sự đi lên của các Công ty cũng như xu hướng phát triển của thị trường. Vì rằng đầu tư cổ phiếu là đầu tư vào tương lai ("số phận" của nhà đầu tư được quyết định bởi kết qủalàm ăn trong tương lai của Công ty mà họ đầu tư), mà các chỉ số tài chính của Công ty lại chỉ cho biết về kết quả trong quá khứ, nên yếu tố tổng hợp và phán đoán là rất quan trọng. Đấy là chưa kể đến sự tác động của hàng loạt yếu tố khác, như tình hình chính trị, kinh tế và xã hội trong nước và quốc tế... Nhiều "đại gia" ở phố Wall cho biết, thắng lợi của họ đôi khi còn do trực giác mách bảo.

Kể từ khi thị trường chứng khoán xuất hiện cách đây hơn hai thế kỷ, rất nhiều nhà tài phiệt, nhà kinh doanh, nhà toán học, nhà tin học đã lao vào nghiên cứu nhằm tìm ra một thứ công cụ giúp họ "bắt mạch" thị trường một cách chính xác, nhưng đều đã không thành công. Các công cụ tiên đoán dựa vào moving average, on balance volumehaystochastic oscillatorđều chỉ cho kết quả tương đối.

Trong khi có những người say mê chứng khoán thì cũng có những người "dị ứng" với chứng khoán. Tuy nhiên, ngay cảnhững người "ghét” chứng khoán cũng không nên tẩy chay loại hàng hóa đặc biệt này, đơn giản vì bất kể chúng ta có yêu chúng haykhông thì "sức khoẻ" của chúng trên thị trường ít nhiều đều ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc: