Một số ý kiến về minh triết Việt

11:55 SA @ Thứ Bảy - 02 Tháng Giêng, 2010

Nghiên cứu minh triết Việt theo chiều sâu là rất khó và phải có khảo cứu lâu dài, trên nhiều mặt, nhiều giai đoạn, nhiều lĩnh vực, nhiều tác phẩm, tác giả của nhiều người. Bài viết ban đầu này, chúng tôi chỉ nếu lên một số nét khái quát để tiếp tục nghiên cứu sâu tiong khả năng cho phép và cũng xin mạnh dạn trao đổi thêm về những ý kiến còn khác nhau. Bài viềt vừa có tính thu hoạch vừa nhận xét, bổ sung thêm, vừa có tính tranh luận.

Bài viết có 3 nội dung như sau:

I- Minh triết Việt Nam, đặc điểm và vai trò của nó đối với sự phát triển đát nuớc

II- Phải biết kết hợp minh triết với triết học và khoa học, lý thuyết với đạo đời thường

III- Lối thoát sáng suốt phải chăng “đó chỉ là con đường trở lại với minh triết phương Đông”, minh triết Việt?

***

I- Minh triết Việt Nam, đặc điểm và vai trò của nó đối với sự phát triển đát nuớc hiện nay

Nghiên cứu minh triết VN là nghiên cứu tổng thể các giá trị minh triết cả minh triết bản địa và minh triết ngoại nhập đã thâu hóa, đã Việt Nam hóa. Với ý nghĩa đó phải có một công trình nghiên cứu tổng kết công phu.

Ở phạm vi bài viết này, chỉ xin nghiên cứu tổng quát và một số điển hình qua đó làm rõ đặc dểm và vai trò của minh triết Việt Nam trong lịch sử trong quá trình tiến lên văn minh, hiện đại, giàu bản sắc.

Trước hết cần làm rõ là hiện nay ngoài minh triết chủ yếu là những triết lý đời thường, các triết lý không có hệ thống, không có lịch sử (Nguyễn Đăng Thục đã bàn đến trong cả một tập sách trường bộ 7 tập sách của ông), thì còn có triết học phương Đông cũng thường xếp vào minh triết (như triết lý Phật giáo, Nho giáo, Lão giáo…). Thực ra loại thứ hai này vửa có tính triết học vừa có tính minh triết, hay minh triết nâng lên thành triết học, hoặc sự kết hợp cả hai, nhưng thiên về triết học nhiều hơn (vì có hệ thống, có lịch sử).

Minh triết thường nảy sinh từ chiêm nghiệm, trải nghiệm, và trực giác do đòi hỏi cần giải quyết một vấn đề thực tiễn và sau đó nó thường được vận dụng như một gợi ý để giải quyết các vấn đề thực tế tương tự. Như vậy minh triết như một ánh sáng của lý trí soi đường trong đêm tối nhằm mang lại lợi ích cho con người. Minh triết là những triết lý tản mạn, độc lập, còn triết học là một hệ thống các triết lý, rút ra từ nghiên cứu là chính và chúng có quan hệ hữu cơ với nhau.

Đọc tục ngữ cao dao Việt Nam, các câu chuyện truyền thuyết hay thần thoại, chúng ta thấy rõ đạo đời thường của dân tộc ta và tinh hoa minh triết Việt trong đó, nhất là lĩnh vực đời sống sản xuất xã hội, quan hệ tình yêu và gia đình, những ứng xữ xã hội. Nghiên cứu các phẩm của các nhà văn hóa Việt Nam chúng ta thấy cả tư tưởng triết học và minh triết Việt trên một số lĩnh vực nhưng tập trung nhất vẫn là lĩnh vực của chủ nghĩa yêu nước, đạo làm người và tín ngưỡng tâm linh..

Nhưng minh triết Việt khác gì tư tưởng Triết Việt? Nó đan xen khó ah6n biệt. Nhưng đạo đời thường và đạo thánh hiền thì phân biệt dễ hơn. Tuy vậy, trong một số trường hợp chúng có thể chuyển hóa lẫn nhau.

Có điều là cần nghiên cứu, vạch ra những đặc điểm minh triết Việt Nam có thể là:

- Minh triết của một nền văn minh nông nghiệp lúa nước và kết cấu kết nối làng xã – quốc gia. Xin nhắc lại ý kiến của nhà văn, nhà nghiên cứu Hà Văn Thùy, Đông Nam Á trở nên nóng và ẩm: cây lúa nước ra đời. Một hiền giả nói chí lý rằng: “Không có nền văn minh nào xứng đáng với tên gọi đó cho tới khi phát hiện ra nông nghiệp trồng ngũ cốc.” Sự định cư, sự đòi hỏi kỷ luật cấy trồng nghiêm nhặt về thời vụ, tưới tiêu, về hạt giống, chăm bón… trong sự khôn ngoan thích ứng với thiên nhiên, buộc con người không chỉ tôn trong tự nhiên mà còn phải tôn trọng năng lực cộng đồng: “Khôn độc không bằng ngốc đàn”, “Một cây làm chẳng nên non”. Tuy vậy cũng đánh giá cao vai trò cá nhân: “Một người lo bằng kho người làm”, “Nó lú nhú có chú nó khôn”… Đấy chính là những hạt minh triết nảy sinh từ văn hóa nông nghiệp Việt tộc, tạo nên cái khôn ngoan, sáng suốt của phương Đông. Như vậy, minh triết ra đời. Và điều khôn ngoan nhất mà người Việt tích lũy được đó là sự tương sinh, tương khắc của Ngũ hành, là sự làm ra sách Dịch phản ánh bản thể và sự vận hành cúa vũ trụ cùng nhân sinh. Đó là sự đúc kết Nhân chủ, Thái hòa, Tâm linh, là đạo Việt An vi, là “tham thiên lưỡng địa” là cơ chế bình sản! (Trở về cội nguồn minh triết Việt)

Nhưng minh triết Việt còn có nhiều đặc điểm khác.

- Minh triết Việt Nam là minh triết của quá trình dựng nước và giữ nước, chống ngoại xâm nhiều thế kỷ. Những câu như: Nước mất nhà tan, Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh, Thà chêt chứ không chịu làm nô lệ… là có tính minh triết. Những minh triết này liên quan đến giữ nước.

- Minh triết Việt Nam là minh triết không chỉ là minh đển bản điạ mà có sự thâu hóa, tổng hợp từ nhiều nguồn, trí tuệ ngoại sinh được kinh nghiệm hóa và nghiệm sinh. Những cầu có tính minh triết được Việt hóa như: "Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng”; hoặc "Dĩ bất biến ứng vạn biến… Phật dạy : "người nào đi sau thì đến trước" có vẻ rất giống với lời Chúa dạy : "người nào muốn đến trước thì hãy đi sau"

- Minh triết Việt Nam là minh triết trong văn hóa dân gian và cả trong các danh nhân văn hóa. Trong văn hóa dân gian (đã có bài viết về những triết lý trong ca dao, tục ngữ): “Đi một đoạn đường học một sàng khôn”.“Không học không hay ăn mày có lúc.” Nhiếu hạt nhân minh triết trjg cac câu chuyện thần thọai/ truyền thuyềt, như Bọc hồng trăm trứng, Thánh Gióng, Son Tinh Thủy Tinh, Truyện trần cau. Những minh triết này liên quan tói đến đạo giữ nước và đạo làm người.

Những danh nhân văn hóa Việt Nam trong nhiều bài viết của họ ta thấy lấp lánh nhiếu câu minh triết (như Trân Nhân Tông, Nguyễn Công Trứ, Hồ Phi Huyền… chẳng hạn).

- Minh triết Việt Nam là minh triết tập trung vào việc ứng xử đạo đức, chính trị, nhân sinh. Những câu về nhân sinh như “gần mực thì đen gần đèn thì sáng”, “gần bùn mà chẵng hôi tanh mùi bùn”.

- Minh triết Việt Nam ngày nay gắn liền với triết học, gắn truyền thống vói hiện đại, mà tư tưởng triết lý Hồ Chí Minh thể hiện kết tinh đó, là một ví dụ (Khó mười lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong; Không có gì quý hơn độc lập, tự do; Nước độc lập mà dân đói rét, không có tư do thì độc lập ấy có nghĩa lý gì…).

Tuy nhiên đây chỉ là gợi ý chứ chưa phải thật đầy đủ hay đủ rõ ràng. đặc điểm của minh triết Việt.

Còn vai trò của minh triết Việt?

Trong bài viết lược thuật một hội thảo về Minh triết Việt, Bùi Dũng đã nêu vấn đề của một số nhà nghiên cứu như sau: “Mong đợi gì ở minh triết Việt?” Rằng: Nghiên cứu minh triết và phát triển minh triết Việt - đó là con đường và công việc thu hút ngày càng nhiều học giả, nhà nghiên cứu, nhà văn hóa tham gia. Với sự đề cao tính nghiệm sinh, sự cân bằng, hài hòa và biểu hiện lối sống, các học giả đang lên tiếng cho việc hành thanh những con người minh triết, nền giáo dục minh triết và sự tác động của minh triết đến con đường đi của VN.

Về con người minh triết, có thể hiểu đó là con người khôn ngoan, có lương tri, biết điều và hẳn hoi (có lẽ chữ "hẳn hoi" này gần nghĩa với chữ "đàng hoàng" - con người minh triết là đàng hoàng, hẳn hoi). Còn một nhà lãnh đạo minh triết là người "càng ít sử dụng quyền lực thì quyền lực càng lớn" như nhà khai quốc Thomas Jefferson từng viết hay thể hiện được "nói đi đôi với làm" như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu gương.

Còn nền giáo dục, kinh tế minh triết, có thể chờ đợi ở sự cắt nghĩa ngắn gọn của học giả Hoàng Ngọc Hiến: "Kinh tế tri thức" rất hấp dẫn nhưng nguy hiểm, vì tri thức và lý thuyết một khi "lộng hành" thì sẽ gạt phăng các giá trị tinh thần, đạo đức. Do đó mới có sự đề xuất "kinh tế minh triết". "Giáo dục tri thức" cũng rất hấp dẫn nhưng nguy hiểm. Xu thế ngày càng có tính chất áp đảo của giáo dục toàn thế giới là sự truyền đạt tri thức và kỹ năng hầu như trở thành mục tiêu duy nhất của giáo dục, làm lu mờ mục tiêu giáo dục những GIÁ TRỊ chi phối người sinh viên sử dụng những tri thức và kỹ năng đó như thế nào và làm gì.

Hiện nay, hầu như không có triển vọng nào ngăn ngừa xu thế này. Trên thế giới tiếng nói của những học giả lỗi lạc đòi hỏi cải tạo một cách cơ bản nền giáo dục hiện nay thanh nền "giáo dục minh triết" còn hết sức yếu ớt. Không mấy ai quan tấm đến nguyên lý giáo dục của Gandhi được đề ra từ đầu thế kỷ trước: "Giáo dục cơ sở phải lấy minh triết và lòng thiện làm nền tảng". Những biểu hiện của minh triết có tính chất tổng thể: vừa là chân, là mỹ, là thiện; vừa là tri thức, là kinh nghiệm; vừa là trí tuệ, là tâm hồn, lá ý chí; vừa là vốn sống, lối sống, phương pháp tư duy...".

Một vấn đề lớn hơn đã được bàn đến là minh triết đóng góp gì vào xây dựng học thuyết, chủ thuyết phát triển của Việt Nam? Con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội được soi rọi bằng tư tưởng Minh triết từ truyền thống đến hiện đại như thế nào? Xin được dẫn ra đây phần kết trong bài viết của nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai cho phần "Minh triết tham gia vào sự phát triển hôm nay":

"Có một giá trị Minh triết Việt cần được đưa vào hệ nhận thức về lý luận phát triển". Đó là câu nói của Ngô Thì Sĩ, một sĩ phu lớn của thế kỷ XVIII mà chúng ta chưa đánh giá hết tầm cỡ. Cái ý kiến mà chính Phan Huy Chú, một sĩ phu khác đã phải đưa vào sách của mình: "Đem Đạo Thánh Hiền để quở trách thói đời không bằng đem Đạo Đời Thường để cảm hóa lòng người". Đây quả là một giá trị minh triết, một nguyên lý để định hướng, để định phẩm, định hình một chủ trương phát triển, một quá trình, một quy trình phát triển. Phải lấy cái thường (bình thường) làm trọng. Phải lấy đời thường làm trọng. Coi đạo đời thường là cần thiết, có ích, đúng và tốt hơn cả.

Quá trình Đổi mới cho ta nhiều bài học về Đạo Đời Thường. Trong Dịch có khi cũng đề cập đến ý "tuyệt thánh, khí trí" (dứt thánh, bỏ trí) là vậy.

Mãi tận ngày nay, chúng ta vẫn còn thói xấu hay lấy "thánh hiền" để hù dọa xã hội. Một mô hình phát triển mà người chủ trương, người rao giảng, người thi hành và cả dân chúng nữa cũng không rõ là gì là thế nào nhưng vẫn "quở trách" vẫn áp đặt cho người dân cho xã hội! Cho nên Karl Marx có lý khi nói rằng: "Khi một chính phủ lừa dối (nghĩ một đằng, nói một nẻo, làm theo lối khác...) thì dân chúng hoặc trở thành một lũ mê tín chính trị, hoặc quay ra chỉ lo lấy cái tư riêng của mình, không lý gì tới quốc gia xã hội nữa!"

Đạo đời thường có nghĩa là công ăn, việc làm, ý nghĩ, vui chơi, giải trí, thỏa mãn nhu cầu cả vật chất cả văn hóa, tinh thần cả thân xác cả tâm linh của con người. Nghĩa là những nhu cầu cá nhân và xã hội bình thường của nhân dân. Nhưng đạo đời thường cũng có nghĩa là cái gì gọi là bình thường của nhân loại đương đại dân mình cũng được dùng, được hưởng.

Nếu biết nhân danh Đạo đời thường để thúc đẩy phát triển thì đấy mới là: Độc lập - Tự do - Hạnh phúc, mới là "chí công vô tư", mới là: "Trên thế giới không gì tốt đẹp bằng phục vụ nhân dân" như Hồ Chí Minh nói".Bùi Dũng (lược ghi) ("Người mà không có gì là kẻ không ra gì" Vietnamnet)

Tất nhiên theo chúng tôi, cũng không nên tuyệt đối hóa minh triết để hạ hấp khoa học hay triết học, ngược lại không thể coi thường minh triết như quan niệm một thời. Bởi vì chúng có thể bổ sung và chuyển hóa lẫn nhau. Cho nên "Có một giá trị Minh triết Việt cần được đưa vào hệ nhận thức về lý luận phát triển" là rất đúng, rất xác đáng. Nhưng là những triết lý minh triết chủ yếu nào?

II- Phải biết kết hợp minh triết với triết học và khoa học, lý thuyết với đạo đời thường

Phải chăng: “Đạo đời thương có nghĩa là công ăn, việc làm, ý nghĩ, vui chơi, giải trí, thỏa mãn nhu cầu cả vật chất cả văn hóa, tinh thần cả thân xác cả tâm linh của con người. Nghĩa là những nhu cầu cá nhân và xã hội bình thường của nhân dân. Nhưng đạo đời thường cũng có nghĩa là cái gì gọi là bình thường của nhân loại đương đại dân mình cũng được dùng, được hưởng”?

Vậy minh triết, đạo đời thường và văn hóa dân gian là đồng nhất hay khác biệt? Đề cao minh triết hay đạo đời thường theo kiểu nào đó thực chất là rơi vào chủ nghĩa kinh nghiệm. Phải bắc cầu giữa đạo thánh hiền và đao đời thường quan lại bổ sung cho nhau chứ không phải là kỳ thụ nhau.

Đạo đời thường cũng rất quan trọng và đạo “thánh hiền” (mà tanh hiền này nay là chủ nghĩa Mác- Lênin và các lý thuyết phát triển hiện đại, có giá trị khác không chỉ phương pháp biện chứng mà phương pháp khoa học phức hợp chẳng hạn) cũng không thể coi thường, không thể nâng cái này hạ cái khác.

Với hiện nay ở nước ta, thì những luận lý sau đây là nhằm bài bác cái gì?

- "Đem Đạo Thánh Hiền để quở trách thói đời không bằng đem Đạo Đời Thường để cảm hóa lòng người" (câu nói của Ngô Thì Sĩ trong bối cảnh nào, thành hiền nào?). ”Mãi tận ngày nay, chúng ta vẫn còn thói xấu hay lấy "thánh hiền" để hù dọa xã hội”.

- “Một mô hình phát triển mà người chủ trương, người rao giảng, người thi hành và cả dân chúng nữa cũng không rõ là gì là thế nào nhưng vẫn "quở trách" vẫn áp đặt cho người dân cho xã hội!”

- "Khi một chính phủ lừa dối (nghĩ một đằng, nói một nẻo, làm theo lối khác...) thì dân chúng hoặc trở thành một lũ mê tín chính trị, hoặc quay ra chỉ lo lấy cái tư riêng của mình, không lý gì tới quốc gia xã hội nữa!" (dù là nhắc lại Marx (Mác), nhưng Marx nói trong bối cảnh nào, nhằm vào chính phủ nào?).

Phải chăng là quay lại minh triết Việt, minh triết phương Đông là hoá giải được tất cả, như có người kỳ vọng, (vậy đâu là đúng/ thỏa đáng, đâu là chưa):

- “Từ xa xưa người Việt vẫn cảm nhận rằng mình là cháu con của dân tộc minh triết. Những hạt minh triết luôn lấp lánh tỏa sáng trong cuộc sống”.

- “Nhưng chính lúc này đây, con người phải nhận ra đặc điểm của thời đại mình đang sống để cứu hành tinh, cứu con người trước khi quá muộn. Đặc tính của kỷ nguyên này, từ đau khổ, từ máu, nước mắt và sự thất bại của mình, con người nhận ra: đã tới lúc từ bỏ văn minh du mục, dù là tư bản hay cộng sản để trở về với văn hóa nông nghiệp cội nguồn. Phải chuyển từ kích cầu trở về kiệm ước để đưa thế giới trở lại quan hệ "tham thiên lưỡng địa". Thiên nhiên với rừng núi, sông biển, hầm mỏ được bảo vệ và khai thác sao cho hiệu quả bền vững.
Từ tài sản tập trung cao độ cho số ít trở thành bình sản, trong ý nghĩa tốt đẹp của nó: không còn ai quá giàu đến mức trở thành tai họa với đồng loại và cũng không còn ai trắng tay vô sản…
” (Nhưng bằng cách nào?)

- “Cho đến nửa thế kỷ trước, bằng quán tưởng, bằng giải mã những huyền thoại, truyền thuyết Việt, triết gia thiên tài Kim Định đã đốn ngộ, phát hiện cội nguồn minh triết Việt. Hơn 40 năm qua, những phát hiện mới mẻ, có thể khơi dậy hiểu biết cùng lòng tự hào dân tộc bị bỏ quên hoặc phủ nhận một cách oan uổng, trong khi khoa học xã hội nhân văn của chúng ta lạc đường. Nay, khi khoa học nhân loại cung cấp những chứng cứ xác thực giúp tìm lại cội nguồn sinh học cũng như cội nguồn văn hóa của dân tộc thì cũng là lúc chúng ta xác lập được cơ sở khoa học cho học thuyết Kim Định. Tuy có những sai lầm và hạn chế nhưng cống hiến của triết gia thiên tài này cho văn hóa đất nước là rất lớn. Việc nghiên cứu di sản của ông sẽ tạo giai đoạn mới cho sự phát triển của học thuật và văn hóa Việt. Điều quan thiết là nó giúp định hướng cho sự phát triển của dân tộc và nhân loại trong kỷ nguyên mới” (Trở về cội nguồn minh triết Việt, Chung ta. com).

Phải chăng “khoa học xã hội nhân văn của chúng ta lạc đường?”

Dân tộc ta có minh triết, tức kinh nghiệm sống, đấu tranh và có cả trí tuệ ở tầm lý luận nhất định, tất cả mới tạo nên trí khôn toàn diện từ nghìn đời (qua folklo, tâm thức và trí tuệ ấy ở trong nhân dân hay ở các nhà văn hóa lớn) dù có tác dụng lớn trong đòi sống nhân sinh và bản sắc dân tộc, giữ nước và dụng nước. Tuy nhiên chính nó, minh triết ấy cũng không thúc đẩy dân tộc ta tiến mạnh lên văn minh và hiện đại, dân chủ và giàu mạnh. Minh triết Việt Nam chủ yếu là sản phẩm của đời sống văn minh nông nghiệp và sự nghiệp dựng- giữ nước. “Trí khôn sáng” này của dân tộc thật quý giá không thể bỏ phí mà phải khai thác, phát huy và bổ sung, nhất là với minh triết, triết lý Hồ Chí Minh để góp phần khai sáng vào sự nghiệp lớn ngày nay. Nhưng trong lịch sử có khi nó vẫn luẩn quẩn và mê sảng trong kinh nghiệm và lý thuyết lỗi thời cũng với minh triết hạn hẹp, không đủ sức soi đường cho dân tộc phát triển. Ngày nay chủ yếu nhờ lý thuyết khoa học của chủ nghĩa Mác- Ăng ghen cà Lênin và nhất là ở lý luận và minh triết Hồ Chí Minh mới có thể sáng bùng “chân lý chói qua tim” của công cuộc giải phóng lớn và phát triển dân tộc tiến cùng thời đại.

Minh triết đúng là giúp ta sáng suốt và khôn ngoan hơn trong hành động và thành công, nhưng nó không phải là duy nhất. Đúng là cần phục hưng minh triết. Nhưng phải nhấn mạnh trong cái nhìn biện chứng phúc hợp giữa cả minh triết và triết học, minh triết với khoa học và trí tuệ, lý thuyết và kinh nghiệm, lý luận và thực tiễn.

Hồ Chí Minh là một mẩu mực kết hợp như thế.

Theo Hồ Chí Minh, ngay từ buổi đầu khi tiếp thu chủ nghĩa Mác đã c1i nhận xét rằng, thì chủ nghĩa xây dựng trên cơ sở lịch sử nào, chấu Âu, nhưng châu Âu chưa phải là toàn thế giới. Cần xem xét lại cố cơ sở lịch sử của nó và cần cũng cố nó bằng dân tộc học phương Đông (cũng tức là văn hóa, minh triết phương Đông). Hoặc “Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Tôn giáo của Jêsu có ưu điểm của nó là lòng nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách của nó thích hợp với điều kiện nước ta. Khổng Tử, Jêsu, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng có ưu điểm chung đó sao? Họ đều mưu cầu hạnh phúc cho loài người, mưu cầu hạnh phúc cho xã hội. Nếu hôm nay họ còn sống trên đời này, tôi tin rằng họ nhất định sống chung với nhau rất hoàn mỹ như những người bạn thân thiết. Tôi cố gắng làm một người học trò nhỏ của các vị ấy”)

Theo chúng tôi, với chủ nghĩa duy vật nhân văn là một trường hợp cụ thể có khả năng kết hợp trí tuệ vói nhân tâm. trí năng và bản năng, vô thức và trưc giác và lý tính, lý trí khoa học và lý trí kinh nghiệm nhân sinh. Nói cách khác chủ nghĩa duy vật nhân văn có triển vọng và có khả năng kết hợp triết học và minh triết.

Chúng ta không chỉ phải tiếp thu các giá trị văn minh, khoa học, triết học của thời đại mà còn chú ý hơn để khai thác, tiếp thu minh triết và văn hóa dân tộc nói riêng và của phương Đông nói chung vào sự phát triển đất nước. Rất cần nghiên cứu di sản tư tưởng Việt, tất nhiên không nên bỏ qua do sản nghiên cứu của Kim Định hay Nguyễn Huy Thục, Hồ Phi Huyền… Nghĩa là của nhân dân và nhiều người khác chứ không chỉ Nguyễn Công Trứ, hay Lê Quý Đôn hay Nguyễn Trường Tộ… Và không chỉ là văn hóa bác học mà cả văn hóa dân gian về đạo làm người (truyền thuyềt và tục ngữ ca dao Việt).

Do đó, việc quan tâm hon nghiên cứu minh triết hay triết Việt là vô cùng cần thiết và rất quan trọng (các cơ quan nghiên cứu đang tập hợp và nghiên cứu đã, đang và sẽ công bố các chuyên luận CÓ HỆ THỐNG về tư tưởng VN, tư tưởng triết học hay minh triết VN, văn hóa VN).

III- Lối thoát sáng suốt phải chăng “đó chỉ là con đường trở lại với minh triết phương Đông”, minh triết Việt?

Theo nhà văn, nhà nghiên cứu Hà Văn Thùy, đúng là tâm đắc với nhà nghiên cứu Kim Định, và có chính kiến riêng, khi nhìn thấy lịch sử 160.000 năm của Người Hiện đại, ta thấy rằng, 70.000 năm trước, nhóm người tới Việt Nam và Đông Nam Á đã may mắn gặp được địa đàng, tức gặp được điều kiện sống thuận lợi nhất. Trong điều kiện khí hậu ấm áp, thức ăn dồi dào, người Đông Nam Á sinh sản nhanh, sống tập trung mà mau chóng sáng tạo những công cụ chinh phục tự nhiên. Khoảng 20.000 năm trước, trong khi toàn châu Âu còn phủ băng tuyết, người Eurapian sống vất vả trong những hang băng để săn bắt hái lượm thì người Đông Nam Á bắt đầu thuần hóa cây kê làm thức ăn, chế tác đá mài và suy ngẫm về vũ trụ với Âm Dương, Ngũ hành và phát minh những ý tưởng đầu tiên về Dịch lý. Rồi khoảng 15.000 năm trước, băng hà bắt đầu tan, nước biển dâng, vùng đất Việt Nam và Đông Nam Á trở nên nóng và ẩm: cây lúa nước ra đời. Một hiền giả nói chí lý rằng: “Không có nền văn minh nào xứng đáng với tên gọi đó cho tới khi phát hiện ra nông nghiệp trồng ngũ cốc.” Sự định cư, sự đòi hỏi kỷ luật cấy trồng nghiêm nhặt về thời vụ, tưới tiêu, về hạt giống, chăm bón… trong sự khôn ngoan thích ứng với thiên nhiên, buộc con người không chỉ tôn trong tự nhiên mà còn phải tôn trọng năng lực cộng đồng: “Khôn độc không bằng ngốc đàn”, “Một cây làm chẳng nên non”. Tuy vậy cũng đánh giá cao vai trò cá nhân: “Một người lo bằng kho người làm”, “Nó lú nhú có chú nó khôn”… Đấy chính là những hạt minh triết nảy sinh từ văn hóa nông nghiệp Việt tộc, tạo nên cái khôn ngoan, sáng suốt của phương Đông. Như vậy, minh triết ra đời. Và điều khôn ngoan nhất mà người Việt tích lũy được đó là sự tương sinh, tương khắc của Ngũ hành, là sự làm ra sách Dịch phản ánh bản thể và sự vận hành cúa vũ trụ cùng nhân sinh. Đó là sự đúc kết Nhân chủ, Thái hòa, Tâm linh, là đạo Việt An vi, là “tham thiên lưỡng địa”, là cơ chế bình sản!(chungta. com). Thế nào là “cơ chế bình sản” trong xã hội cổ xưa? Công xã nông thôn hay CNCS nguyên thủy, hay thế giới đại đồng hay chủ nghĩa bình quân?

Chúng tôi nghĩ rằng cần đề cao minh triết phương Đông nhưng không nên quá hy vọng vào minh triết phương Đông hay học thuyết Kim Định hay nền văn minh nông nghiệp (dù cần kế thừa hay tôn vinh nó) sẽ cứu rỗi nhân loại và là lối thoát duy nhất hay sáng suốt nhất, phủ định các xu hướng khách quan và các lý thuyết khác cũng như các thành tựu văn minh, văn hóa nhân loại ngày nay (không phân biệt văn minh du mục hay nông nghiệp). Dù rằng sau nền văn minh công nghiệp, nền văn minh trí thức là “nền văn minh sinh học” hay văn minh sinh thái, thì nhận định trên đây cũng phiến diện, hoài cổ.

GS. Hoàng Ngọc Hiến, rất sâu sắc. đúng như Francois Jullien và GS.Cao Xuân Huy, PHẢI THẤY ĐƯỢC TÍNH BIỆN CHỨNG giữa minh triết và triết học giữa minh triết phương Đông và triết học hương Tây, không thể cực đoan. Rằng, Francois Jullien đứng ở bên trong tư tưởng Trung Hoa về tính hiệu quả để tìm hiểu nó, ông triển khai tư duy Trung Hoa theo lô-gích nội tại, cảm nhận và cảm thông sâu sắc những sự thâm thuý, những sắc thái tinh tế của nó- không những ông ghi nhận người Trung Hoa nghĩ gì mà bằng một sự tư biện điêu luyện và một trực giác nhậy cảm ông biện luận vì sao họ lại nghĩ như vậy- do đó theo dõi sự trình bày tài tình của ông dễ có cảm tưởng ông thiên về sự biện hộ và biểu dương tư tưởng Trung Hoa. Không hẳn là như vậy. F.J. trước sau là người của triết học phương Tây. Từ những quan điểm của triết học phương Tây (mà gốc là triết học Hy lạp cổ đại) ông nêu lên những điểm yếu và thiếu trong tư tưởng Trung Hoa. Tư duy phương Tây nhằm vào hiệu quả là tư duy lập đề án, đề án là để thực thi, mà thực thi đề án không thể không đương đầu với thực tại, giải quyết những khó khăn của thực tại, đồng thời đương đầu với thực tại đặt ra vai trò của chủ thể. Tư duy Trung Hoa tính toán hiệu quả thiên về khai thác, lợi dụng tình thế, thiên về nương theo, khuôn theo thực tại để tiến hành công việc, không phải ngẫu nhiên nước là một ám dụ quen thuộc trong triết văn Trung Hoa: nước vừa chảy vừa nương theo những gồ ghề, lồi lõm, góc cạnh của lòng đáy dòng chảy; do đặc biệt chú trọng đến sự bất trắc, tính nghi ngẫu của những hoàn cảnh, tư tưởng Trung Hoa ngại đề ra kế hoạch, xác định mục tiêu, mà có chăng kế hoạch, mục tiêu thì luôn luôn biến hoá, mơ hồ, đôi khi không biết đâu mà lần. Nói rằng tư tưởng Trung Hoa ngại khó không hẳn là như vậy, đúng hơn nó thiên về thiết kế sự giải quyết khó khăn ở giai đoạn dễ dàng,nhưng nếu so sánh thì rõ ràng là tư tưởng phương Tây nổi trội hơn ở tinh thần đương đầu với thực tại, đối đầu với những khó khăn của thực tại. Chính trong sự đương đầu và đối đầu này con người vượt qua bản thân mình,vai trò của chủ thể được phát huy và khẳng định. Do đó, tư tưởng châu Âu “là lịch sử tiến trình xây dựng... tính bền vững tự tại (autoconsistance) của chủ thể” (tr. 216). Trong khi đó tư tưởng Trung Hoa do quan tâm đến sự “nắm bắt khả năng được đầu tư trong những quá trình” nên không kể đến những gì có thể tạo ra “tính bền vững tự tại” của chủ thể. Ngay những phẩm chất đạo đức của con người, tư tưởng Trung Hoa thiên về nhấn mạnh chúng như là sản phẩm của tình thế hoặc hoàn cảnh hơn là xem chúng như là những thuộc tính tự tại của chủ thể. Mẹo của Tôn Tử để tạo ra tinh thần dũng cảm của quân đội là đẩy họ “vào một tình thế không có lối thoát, vào nơi tử địa, khiến họ buộc phải sống chết mà đánh, vì không còn đường mà lùi nữa” (tr. 53). “Hèn nhát hay dũng cảm trong chiến đấu,-tác giả bình giảng,...không phải là do chúng ta có hay không có những phẩm chất ấy, mà là do tình thế buộc chúng ta phản ứng thế này hay thế nọ” (tr. 253). Để minh hoạ tác giả lại dẫn Tôn Tử: “Sự hèn nhát [của người này]sinh ra từ sự dũng cảm [của người nọ]” cũng như “sự lộn xộn [của người này] sinh ra từ sự kỷ cương [của người kia]” (tr.253).

Biết khai thác, lợi dụng tình thế là hiền minh,là khôn ngoan.Nhưng né tránh đối đầu với thực tại chưa hẳn đã là khôn ngoan. Có những tình thế, đương đầu với thực tại, đối đầu với những khó khăn của thực tại là mở đường di tới tự do.Cái giá lớn nhất mà tư tưởng Trung Hoa phải trả cho sự khôn ngoan, sự hiền minh là bỏ qua mất vai trò của chủ thể. Minh triết phương Đông được đối lập với Triết học phương Tây không phải để đánh dấu ngả rẽ Đông - Tây. Trong tư duy biện chứng, như đã nói ở trên, tiếp theo (hoặc đúng hơn, đồng thời với) moment đối lập là moment tìm hiểu cái chung giữa bên này và bên kia, và cao hơn nữa, là tìm thấy cái này trong cái kia... Làm so sánh tư tưởng Đông –Tây, nhà triết học Cao Xuân Huy có đưa ra sự đối lập phương thức “chủ biệt” và phương thức “chủ toàn” trong tư tưởng. Đề ra sự đối lập này là một sáng tạo lý thuyết quan trọng. Tuy nhiên, minh triết của Cao Xuân Huy không phải là ở sự khẳng định đối lập này mà là ở chỗ ông nhận thấy “hai phương thức tư tưởng trên đây tuy đi ngược hướng với nhau, nhưng chúng vẫn quyện vào nhau trong mỗi người, mỗi nhà tư tưởng, mỗi dân tộc, mỗi nền văn hoá, mỗi thời đại... ” (Cao Xuân Huy, Tư tưởng phương Đông... V.H. 1995. tr.84). (Hoàng Ngọc Hiến, bài trên tạp chí Sông Hương đã dẫn).

Do vậy, ngày nay phương Đông thì hướng tới phương Tây và phương Tây thì hướng tới phương Đông, tạ nên Đông Tây hòa hợp theo Trung đạo. Nhưng “nhân loại sẽ không có tương lai nếu không có Mác”, như một nhà triết học Pháp, ngoài mácxit, thừa nhận.

Chính Hồ Chí Minh đã tìm lối thoát chủ yếu bằng cách kết hợp chủ nghĩ Mác vói dân tộc học phương Đông, cũng tức minh triết phương Đông, kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin vói chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân văn Việt Nam, Đạo đời thường VN và làm nổi bật lý luận của Mác- Lênin. Tất nhiên, còn phải kết hợp với tinh hoa dân tộc với tinh hoa của thời đại ngày nay. Đó là tư duy và nhãn quan biện chứng phức hợp (Về tư duy phức hợp, xem thêm Edgar Morin, Nhập môn tư duy phức hợp, Nxb. Tri thức 2009).

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Ăn, nói, gói, mở và sự “minh triết” Việt Nam

    04/10/2016Hạ Vĩnh ThầnCách đây mấy ngày, tôi có nhắc đến chuyện tại sao ông cha ta lại khuyên con cháu mình phải Học ăn, học nói, học gói, học mở. Ý tưởng của bài này xuất phát từ chỗ quá buồn về cách ăn nói của một số vị, không hề cân nhắc nên phải nói trước dân, trước truyền hình như thế nào cho hợp lẽ. Thực ra, tôi đã nghĩ từ rất lâu về điều mà cha ông mình đã minh triết: Tại sao trong cuộc đời chỉ cần học có 4 điều thôi?
  • Minh triết và hạ tầng tư duy

    17/12/2010Giáp Văn DươngMuốn phát triển, phải xây dựng được một hạ tầng tư duy vững chắc, phong phú và thông thoáng, để từ đó, tạo ra những sản phẩm tư duy có giá trị. Minh triết, với vai trò như một phông nền văn hóa, có mặt trong nhiều thành phần trong cấu trúc của hạ tầng tư duy. Vì thế, việc tìm hiểu mối quan hệ giữa minh triết và hạ tầng tư duy có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện hạ tầng tư duy, tạo điều kiện cho việc giải phóng tư duy, hình thành những tư tưởng mới, sáng tạo và có giá trị cho đất nước.
  • Trở về cội nguồn minh triết Việt

    10/10/2009Hà Văn ThùyTrong ý nghĩa nào đó thì minh triết là “Sự khôn ngoan và sáng suốt trầm tích trong chiều sâu nhất của văn hóa và tỏa năng lượng nuôi dưỡng nền văn hóa dân tộc.” Vì vậy, muốn tìm cội nguồn của minh triết, trước hết phải tìm ra cội nguồn văn hóa.
  • Bàn về minh triết

    23/09/2009Nhận lời mời của Hoàng Ngọc Hiến, chủ tịch Hội đồng khoa học Trung tâm nghiên cứu Minh Triết Việt, trong 3 ngày 7, 8, 9 nhà triết học François Jullien, giáo sư Đại học Tổng hợp Paris- Diderot, Viện trưởng Viện Tư tưởng đương đại, đã đến thăm và làm việc với Trung tâm.. Dưới đây là bài nói chuyện của ông về 3 chủ đề: Đấu tranh…và quản lý cái tiêu cực, Cái phổ quát, Minh triết và Thời hiện đại.
  • Luận bàn về những vấn đề minh triết

    10/09/2009Hoàng Ngọc HiếnMinh triết trong vốn trí tuệ và tâm linh của chúng ta không tách rời minh triết nhân loại bao gồm minh triết của nhiều nền văn minh, nhiều khu vực văn hóa, tôn giáo…. Ngay trong bản thân minh triết lưu hành ở Việt Nam có thể tìm thấy nhiều vết tích vang vọng của minh triết những nền văn hoá, văn minh khác. Người Việt không thể không tìm hiểu minh triết của những nền văn hoá khác. Công việc này giúp chúng ta thấy được rõ hơn, tinh tế hơn bản sắc riêng của mình. Đồng thời thấy được tính phổ quát của minh triết, thấy dược cái chung giữa ta và người, cũng có thể xem đây là một sự chuẩn bị tinh thần đi vào con đường hội nhập.
  • Ngày xuân bàn về Minh Triết

    25/01/2009Hoàng Ngọc HiếnĐịnh nghĩa minh triết là gì? - việc này rất khó. Một câu nói hóm của một học giả: "Tìm cách định nghĩa minh triết, đó là bằng chứng của sự thiếu minh triết". Đại học tổng hợp Chicago vừa đưa ra Dự án đề tài Định nghĩa Minh triết với kinh phí trợ cấp 2.000.000 USD, học giả bất cứ nước nào đều có thể tham gia. Đây là nội dung tham luận trong buổi sinh hoạt học thuật đầu tiên của Trung tâm nghiên cứu Minh triết Việt được thành lập cuối quý II năm 2008...
  • Minh triết phương Đông & Triết học phương Tây

    07/07/2006Nguyên Ngọc (Dịch & giới thiệu)Viết công trình này Francois Jullien qua lại giữa hai bờ của thượng lưu dòng sông tư tưởng nhân loại: tư tưởng TrungHoa cổ dại (là cơ sở để nghiên cứu minh triếtphương Đông) và triết lý Hy Lạp cổ đại (là căn cứ để xác định tư duy triết học phương Tây)...
  • Minh triết của giới hạn

    03/08/2005Nguyễn Trung HiếuTập sách này bắt đầu bằng những câu hỏi triệt để và quyết liệt. Triệt để nhưng không khép kín, tập sách mời gọi bạn đọc vào một cuộc phiêu du trí tuệ. Bằng cách tham gia vào cuộc phiêu du ấy, bạn sẽ tự phát hiện ra những ý tưởng của riêng mình...
  • Minh triết đại học đến từ đâu?

    28/05/2003Đã từ lâu, bất cứ ai quan tâm đến nền giáo dục đại học đều nhận thấy rằng lối giảng dạy như hiện nay không thể nào kích thích được năng lực tư duy độc lập, phát triển óc phê phán, biết hoài nghi khoa học, biết và dám không phục tùng ngụy lý, biết và dám phê phán cái lạc hậu, cái sai lầm nơi người học Tức là lối giảng dạy đó không thể mang lại sự "minh triết” cần phải có của một nền giáo dục đại học "chính danh". Tại sao lại như thế vậy, cái gốc của tình trạng này hệ tại ở đâu?
  • xem toàn bộ