Trên đường
Tên sách: Trên đường
Tên tác giả: Jack Kerouac
Dịch giả: Cao Nhị
NXB Văn hóa Sài Gòn
Bản quyền: Công ty Cổ phần Văn hóa và truyền thông Nhã Nam
Năm xuất bản: Tháng 9/2008
Số trang: 467
Khổ sách: 14x20,5cm
Lời giới thiệu
Jack Kerouac sinh năm 1922, là con út trong một gia đình người Mỹ gốc Pháp ở Lowell, bang Massachusetts. Thời phổ thông, ông từng học tại các trường công lập và Công giáo, sau đó giành được học bổng của Đại học Columbia thành phố New York. Tại đây ông gặp gỡ Allen Ginsberg và William S. Burroughs. Đến năm thứ hai, ông bỏ học sau một mâu thuẫn với huấn luyện viên đội bóng bầu dục rồi gia nhập hải quân Mỹ, bắt đầu những chuyến ngao du không ngưng nghỉ chiếm hầu hết thời gian đời mình. Tiểu thuyết đầu tiên của ông, The Town and the City, ra mắt từ năm 1950, nhưng phải đến năm 1957 khi Trên đườngđược xuất bản, người ta mới biết đến ông như một phần của "thế hệ Beat". Cuốn sách ghi lại những kỷ niệm chu du khắp nơi của ông cùng Neal Cassady này đã đưa tên tuổi Jack Kerouac vào hàng ngũ những nhà văn vĩ đại nhất đương thời. Sau đó, Kerouac xuất bản nhiều cuốn sách khác, trong đó có The Dharma Bums, The Subterraneans và Big Sur. Ông coi tác phẩm của mình chỉ là các phần của The Duluoz Legend. "Tất cả các tác phẩm của tôi," ông nói, "sẽ cấu thành một cuốn sách đồ sộ nhưĐi tìm thời gian đã mất của Proust (...)Trong những năm cuối đời tôi dự định sẽ tập hợp mọi tác phẩm của mình lại, đặt cho kho báu ấy một cái tên đồng nhất, rồi để lại đó cái giá dài đầy sách và thanh thản nhắm mắt." Năm 1969, Jack Kerouac qua đời ở Florida. Khi ấy ông mới bốn mươi bảy tuổi.
Hiếm có quyển sách nào có được ảnh hưởng sâu sắc đến thế đối với nền văn hóa Mỹ như Trên đường của Jack Kerouac. Hòa theo nhịp đập ngầm trong lòng nước Mỹ thập niên 1940,1950, những nhịp đập của nhạc jazz, sex, ma túy, sự bí ẩn và những hứa hẹn của con đường rộng mở, cuốn tiểu thuyết kinh điển về tự do và khát vọng này đã định nghĩa “Thế hệ Beat”, đồng thời gợi cảm hứng cho nhiều thế hệ nhà văn, nhạc sĩ, nghệ sĩ, nhà thơ và những ai vẫn tìm kiếm sự tự do và khát vọng ấy.
Cuộc phiêu lưu xuyên Mỹ của Sal Paradise và Dean Moriarty trong chuyện dựa trên chuyến đi có thật của Jack Kerouac và Neal Cassady. Về thực chất đó chính là hành trình tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống và sự trải nghiệm đích thực. Được viết bằng sự pha trộn giữa cái nhìn buồn bã ngây thơ với sự phóng túng cuồng nhiệt, giữa tình yêu sâu sắc của Kerouac với nước Mỹ, lòng trắc ẩn của ông với con người và cảm thức về ngôn ngữ, coi nó như nhạc jazz, Trên đường là một điển hình cho cách nhìn Mỹ về tự do và hy vọng, đặc biệt trong bối cảnh “giấc mơ Mỹ” bắt đầu tan vỡ. Với Trên đường, Jack Kerouac bắt đầu phát triển một cách viết mà ông gọi là “Văn xuôi bột phát” ( Spontaneuos prose) với đặc điểm gồm rất nhiều các câu dài, kết cấu hình thức phóng khoáng, được viết ra ngay khi ý tưởng ập đến trong đầu, mang tính cá nhân rất cao. Ngay khi ra đời, cuốn sách đã gây không ít tranh cãi, nhưng bất chấp những tranh cãi đó, Trên đường vẫn được đa số công nhận là một trong những tiểu thuyết vĩ đại nhất thế kỷ hai mươi của nền văn học Mỹ nói riêng và thế giới nói chung.
Nếu như Mặt trời vẫn mọc của Hemingway ở thế kỷ hai mươi được coi như cuốn Kinh Thánh của Thế hệ bỏ đithì Trên đường của Jack Kerouac cũng đóng vai trò như vậy với Thế hệ Beat. (...) Họ coi những nguy cơ xảy ra chiến tranh, sự trì trệ của hệ thống chính trị, thái độ thù địch cộng đồng là hiển nhiên. Sự giàu có không làm họ ấn tượng. Họ không biết mình đang tìm kiếm nơi nào để nương tựa, nhưng họ vẫn không ngừng tìm kiếm.
Gilbert Millstein, New York Times Book Review
(...) Văn phong xuất sắc (...) Phong cách độc đáo, mãnh liệt mà giản đơn, sắc sảo dến dị thường.
The Atlantic Monthly
Nếu Dean Moriarty và Sal Paradise chưa quá gây ấn tượng trong lần đầu xuất hiện, bạn đừng vội lướt qua cuốn sách từng lọt vào danh sách best-seller của The New York Times, từng được các ngôi sao điện ảnh và ca nhạc bầu chọn trong số các tác phẩm có ảnh hưởng mạnh mẽ đến thế giới.
Xuất hiện với vẻ ngoài xộc xệch và bất cần đời, Dean và Sal giống như những kẻ vô gia cư sống ngoài vòng pháp luật. Tiền nong lúc rủng rỉnh, khi rỗng túi chẳng bao giờ khiến họ ưu tư, thậm chí cả trong cơn bĩ cực phải thó trộm bánh mì hay ngửa tay xin ít xu lẻ để mua vé xe buýt. Họ ngủ ở bất cứ nơi nào trên đường, ở một thảm cỏ ngoài trạm xăng, trên đường, trên nóc xe với xác của cả đám côn trùng máu me be bét. Họ lái xe như những hung thần xa lộ với “kỷ lục” đi 1.180 dặm trong 17 tiếng đồng hồ - chỉ một tay lái là Dean. Họ có chung những ước muốn: được đi ngang dọc nước Mỹ, được quậy thâu đêm tại một quán rượu, được cởi trần truồng ngồi trên xe cứ thế rú ga tăng tốc, được tán tỉnh những cô nàng ngon lành. Họ có cách xử sự ngớ ngẩn, kẻ suốt đời đi đập phá - theo con mắt từ bên ngoài nhìn vào.
Khi cuốn theo hành trình của hai gã cao bồi này, độc giả sẽ mau chóng bị “lây” hơi thở dồn nén có phần kích động của họ. Cuộc đời hiện ra trước mắt giống như một con đường. Những gì sau lưng, đơn giản là một khoảng tính bằng dặm và độ dốc. Họ là những người đang tiến gần với tự do, và họ hạnh phúc khi đắm chìm trong dòng chảy của vận tốc, của những địa danh, của biết bao trải nghiệm lần lượt được mở ra khám phá.
Với 3 phần và các chương sách có độ ngắn, dài tùy thuộc vào nơi họ dừng chân hoặc một người nào đó họ bắt gặp, từng có ý kiến cho rằng Trên đườngđược viết bằng tốc độ gõ máy tính của Jack Kerouac. Tuy nhiên, đó chính là màu sắc riêng trong phong cách văn chương của nhà văn Mỹ này. Cuốn sách có cấu trúc lỏng lẻo, mang tính tự thuật khi phản ánh một cuộc đời phiêu bạt của những người trẻ tuổi như Sal, Dean, Marylou, Slim… Chính thứ văn xuôi phóng khoáng và bất tuân quy ước này đã phả một bầu nhựa sống dào dạt trong suốt mấy trăm trang sách, trải dài với những khúc khuỷu, gồ ghề của một cuộc hành trình đầy lý thú.
Phải có một lý do nào đó khiến Trên đường và tên tuổi của Jack Kerouac trở nên nổi tiếng? Phía sau những chuyến đi dường như không ngưng nghỉ, phía sau những trò quậy phá, hút ma túy, tìm đến nhà thổ giải khuây, phía sau những cuộc tình ào ạt, phía sau cái vẻ hồn nhiên, vô tư lự của Dean, của Sal - là một sự vỡ mộng sâu xa đối với xã hội, mà họ chỉ có thể xoa dịu nhờ sự dịch chuyển này.
Dean vốn là con trai của một trong những gã lang thang say xỉn nhất ở phố Larimer, từng phải ngửa tay ăn xin để cho bố uống rượu. Sal, một người da trắng vỡ mộng đang chán chường sau những thất vọng cả trong hôn nhân và trong sự nghiệp văn chương, anh đã nói với bạn: “Tôi nắm mọi thứ trong tay như nắm cục cứt, không biết đặt nó xuống đâu”. Với những chuyến đi lang thang khắp nước Mỹ, họ đã gạt bỏ những gì là đơn điệu tẻ ngắt, để cảm nhận về cuộc đời sâu xa hơn trong những gì đang tồn tại, và cho dù không biết mình đang tìm kiếm nơi nào để nương tựa, họ vẫn không ngừng tìm kiếm...
Cuộc phiêu lưu xuyên Mỹ của Sal và Dean trong truyện được dựa trên câu chuyện có thật của Jack Kerouac và Neal Cassady. Về thực chất, đó chính là hành trình tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống và sự trải nghiệm đích thực. Nhiều chi tiết trong tiểu thuyết này là có thật, chẳng hạn việc hai nhân vật chính bị cảnh sát dừng xe, sau đó tống giam, do họ không có tiền và trông giống tội phạm; bản thân Jack Kerouac thực hiện những chuyến ngao du chiếm hầu hết thời gian đời mình. Với tác phẩm Trên đường này, Kerouac được coi là thủ lĩnh của nhóm nghệ sĩ “thế hệ Beat”, thuật ngữ do chính ông đặt ra để gọi một phong trào xã hội và văn chương Mỹ trong thập niên 1950.
Cho dù gây ra không ít tranh cãi về cuốn tiểu thuyết, nhưng Jack Kerouac đã tìm thấy vị trí của mình ở Trên đường (1957) - một cuốn sách về cách sống cuộc đời này.
Phúc Yên
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí ThànhVề tật xấu của người Việt: Tre Việt Nam trong thế kỷ 21
09/05/2008Phong Doanh“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005