Trẻ con ở Mỹ sướng hay khổ?

08:34 SA @ Thứ Tư - 21 Tháng Mười Một, 2012

Cô bạn gái củatôi,

Đón chào tháng6 bước đến, tôi muốn cảm ơn cái thời tiết dịu dàng vào buổi sáng sớm của mùaxuân, khi lái xe đi dưới những vòm câyđang nở đầy hoa jacaranda – phương tím , hay bước ra căn vườn nhỏ đằng sau nhàvà tìm thấy một vài hoa Iris màu tím, nở ra một cách e lệ bên cạnh những cụmhoa cúc vàng còn đọng một ít sương mai.

Tối hôm qua,tôi nhận được email của cô bạn đang làm một tờ báo thiếu nhi ở Việt Nam, hỏi vềđời sống của trẻ em Việt Nam ở Mỹ. Và nhờ thế, tôi có đề tài viết thư cho bạntuần này.

Bạn biết rồi,cái đề tài “Đời sống của trẻ con ở Mỹ”nàythật là rộng lớn và tôi sẽ xin phép chỉ viết một cách chung chung mà thôi.

Phần lớn mọingười đều cho rằng trẻ con ở Mỹ sướng hơn trẻ con ở bất cứ một dân tộc nào trênthế giới bởi vì chúng sống trong một quốc gia giàu mạnh, tiến bộ cho nên chúngcó tất cả mọi thứ mà trẻ con ở những nước khác ao ước.

Nếu nói về vậtchất thì từ những gia đình giàu có cho đến những gia đình có lợi tức thấp haycòn hưởng trợ cấp xã hội đi nữa, con nít cũng có được đầy đủ áo quần dùng quanhnăm, chứ chưa thấy đứa trẻ nào chỉ mặc quần hay áo sờn cũ , rách rưới như ở cácquốc gia nghèo mà Việt Nam là một trong số đó.

Chỉ bàn rôngra về khâu áo quần không thôi chúng ta đã thấy trẻ con ở Mỹ quá sung sướng. Nhữnggia đình có lợi tức cao, giàu có như con bác sĩ, kỹ sư… thì con cái họ dĩ nhiên phải mua đồ từ những cửahàng sang trọng, có nhãn hiệu danh tiếng tương đượng với áo quần mà cha mẹ tụi nódùng.

Các hãng sảnxuất áo quần cho con nít dĩ nhiên nhắm vào người tiêu thụ là cha mẹ, chứ connít biết gì mà “đồ hiệu” hay không. (Tuy nhiên, tôi cho rằng nếu được tập cho thói quen xài “brandnames” từ nhỏ, khi đến tuổi vị thành niên thì đừng hòng mà côcon gái vị thành niên chịu mặc áo quần ở cửa hàng không phải là từ J.Crew hayBanana Republic trở lên …).

Riêng nhómngười còn lại là nhóm từ trung lưu đến nghèo, lợi tức thấp thì cha mẹ có thểtìm mua áo quần cho con cái ở những cửahàng bán hàng hạ giá, gọi là outlets như Ross, TJ Maxx hay Marshall. Nơi đây chúng ta vẫn có thể tìmnhững đồ hiệu nhưng chỉ còn lại nửa giá, hay đôi khi 1/3 giá ở tiệm lớn.

Phải công nhậnmột điều là cho dù tôi với bạn không có con nhỏ nữa, thế mà khi bước chân vàohàng áo quần dành cho trẻ con từ 3, 4 tuổi trở xuống thì chúng ta cũng cứ mêman như thường vì chúng quá ư dễ thương và ngộ nghĩnh bạn nhỉ.

Bây giờ nóiđến đồ chơi của trẻ con ở Mỹ thì tôi chỉ còn biết la lên là “không tưởng tượngnỗi” bởi vì chúng hàng hà sa số, không cách gì biết đâu là đâu nữa. Thí dụ nhưvì đang sống trong thời đại điện tử nên đồ chơi bằng điện tử mà trong đó máybắn games dẫn đầu với hàng trăm trò chơi khác nhau .

Dĩ nhiên,chúng ta không bao giờ nên so sánh sinh hoạt của Mỹ với Việt Nam. Thế nhưngtôi đọc báo thấy bây giờ ở Viết Nam, đồ chơi dành cho con nít sản xuất từ Trungquốc- Made in China -hiện đang bày bán tràn ngập và trong đó những lọai đồ chơi mang tính cách bạo lực như daokiếm, súng ống và nhất là những lọai games điện tử dành cho người lớn, mà cứviệc bán cho con nít xài, không hề được kiểm sóat và cấm đóan.

Trong khi đó ởMỹ, ít ra trẻ con cũng được bảo vệ sự an toàn khi các nhà nghiện cứu thị trườngcung cấp cho trẻ con những đồ chơi phù hợp với từng hạng tuổi. Có những thứ đồchơi nguy hiểm và bị cha mẹ chống đối, là các cơ quan bảo vệ sự an tòan cho connít kêu gọi tẩy chay hay thu hồi ngay. (Dĩ nhiên, ở Mỹ cũng không thiếu gìnhững bậc cha mẹ cứ mua bất cứ cái đồ chơi nào mà con vòi vĩnh, bất kể an tòanhay không, mà trong số đó là những games điện tử đầy hình ảnh bạo lực và lờinói thô tục)

Nếu cha mẹ chútâm vào việc giúp trẻ con phát triễn tòan diện về cả mặt tinh thần lẫn thể chấtqua viêc dạy dỗ, cho ăn uống đầy đủ, thì ngay từ tấm bé việc chọn đồ chơi chocon đã cần phải để ý kỹ lưỡng rồi.

Thật vậy, trẻcon ở Mỹ may mắn vì các nhà thương mại cũng phối hợp với các nhà giáo dục đểsản xuất những loại đồ chơi nhắm vào việc “họcmà chơi, chơi mà học”dành cho đủ mọi loại tuổi. Thí dụ như trẻ con có thểhọc làm tóan, học vẽ, học làm thủ công khi sử dụng một trò chơi nào đó.

Cứ đến mộtbuổi tiệc sinh nhật của trẻ con hay dịp lễ Giáng sinh, bạn mới thấy con nít ởđây sung sướng vì chúng được tặng cho đủ thứ lọai đồ chơi.

Những đứa connhà gìau thì đồ chơi chất đống trong phòng riêng của nó, trong đó có nhiều thứđứa trẻ chưa bao giờ đụng tới. Cho nên, đây cũng là dịp cho những gia đình cólợi tức thấp mua được cho con họ những đồ chơi mới tinh với giá 1, 2 dồng bạctừ những cái garare sale của con nhà giàu.

Trẻ con ở Mỹcũng được đi giải trí bên ngòai ở những khu giải trí lành mạnh như Disneyland, Knott Berry Farm, Sea World… Bảo tàng việncũng dầy dẫy ở mỗi thành phố lớn để trẻ con có dịp đi tham khảo, tìm hiểu.

Nếu muốn họchỏi thì mỗi trường học hay thành phố đều có một thư viện. Còn không thì nhà aimà chẳng có computer để trẻ con tìm tài liệu trên hệ thống internet.

Bây giờ côgiáo, học trò và cha mẹ có thể liên lạc với nhau qua hệ thống e mail. Phụ huynhcó thể kiểm sóat xem bài tập ở trường gồm những gì, ngay tại sở làm hay ở nhàvào buổi tối, bằng cách mở website của cô hay thầy giáo dạy môn đó và biết đượcbài tập con phải hòan tất để nhắc nhở con.

Bên việc đihọc chữ là một điều bắt buộc ở Mỹ khi đứa trẻ bước vào tuổi mẫu giáo (5 tuổi),trẻ con ở Mỹ còn có dịp tham gia vào những sinh hoạt làm thăng hoa đời sốngtinh thần như học nhạc, học vẽ, tham gia sinh hao5t thể dục như tennis, bóngrổ, bơi lội.

Bây giờ có thểnói trong cộng đồng Việt Nam có đến 80%phụ huynh trong thế hệ thứ hai cho con học đàn piano, violin, học đánh trống,thổi kèn…Rồi có những đứa trẻ còn được học vũ ballet, học võ thuật, học vẽ…

Tôi hy vọng làmình đã điểm qua được hầu hết những điều được cho là quá may mắn mà trẻ con ởMỹ được hưởng. Thế nhưng những đứa trẻ này có “thật sự” vui vẻ, sung sướngkhông thì chúng ta còn phải xét lại.

Trong lá thưnày tôi chỉ muốn trình bày với bạn một vài ghi nhận rất chủ quan của tôi, dựatrên những gì đọc được qua sách báo hay từ công việc huấn luyện người giữ trẻtrước đây, bằng sự quan sát những người chung quanh và ngay từ kinh nghiệm rấtriêng tư của chính mình về đời sống vì cũng đã từng có những đứa con nhỏ ở Mỹ.

Đồng ý là đứatrẻ ở Mỹ sung sướng hơn nhiều trẻ con trên thế giới về mặt vật chất thật nhưngchúng vẫn thiếu thốn sự quan tâm, thì giờ và tình yêu thương từ cha mẹ.

Càng ngày,càng có nhiều phụ nữ đi ra ngòai làm việc hơn nên ngay từ khi còn rất nhỏ , khỏangmột, hai tháng tuổi, nhiều đứa trẻ đãphải trải qua phần lớn thời gian trong một ngày của chúng ở nhà giữ trẻ vớinhững người xa lạ.

Mà đâu phảingười giữ trẻ nào cũng yêu thương con nít và săn sóc trìu mến như người mẹ đốivới chúng.Đã có những việc trẻ con bi hành hạ, bi lạm dụng tại các nhà giữ trẻđược tìm thấy hay được báo cáo.

Với chươngtrình học khá nặng nề từ khi còn ở bậc tiểu học và những kỳ vọng của cha mẹ,đặc biệt là phụ huynh Việt Nam,về việc con phải đạt được các điểm số cao ở trường làm cho các đứa trẻ thườnghay bị căng thẳng.

Bên cạnh đó,có rất nhiều phụ huynh nghĩ con mình phải là “thần đồng”, hay phải hơn conngười khác, nên muốn con là một người văn võ song tòan: hết học đàn thì đến họcvõ bên cạnh học chữ. Chúng phải thực tập suốt ngày đêm, nếu bê trễ thì bị chamẹ la mắng không tiếc lời.

Một số phụhuynh muốn con họ làm việc gì cũng phải đứng thứ nhất, bên cạnh việc học ở trường, mà không hề quantâm đến sức khỏe hay việc tinh thần chúng có thể bị sa sút vì cố gắng quá sức,hay vì sợ cha mẹ thất vọng .

Khi có dịptiếp xúc với một vài phụ huynh, tỏ vẻ hãnh diện và khoe việc con mình tham gianhiều sinh hoạt như kể trên, tôi thật tình tội nghiệp cho con của họ.

Có thể có mộtsố ít đứa trẻ thực hiện được tất cả mọi sinh hoạt này một cách tốt đẹp, nhưngkhông phải ai cũng có thể làm được cả vì mỗi người trời sinh cho giỏi một haimôn, chứ không thể cái gì cũng giỏi hết!

Hơn ai hết,phụ huynh cần hiểu rõ giới hạn và khả năng của con mình chứ đừng bắt chúng thựchiện tất cả những điều mình từng mơ ước nhưng đã không có được khi còn nhỏ.

Tôi hiểu rằng ailàm cha mẹ thì cũng mong cho con những điều tốt đẹp và thấy nếu mình có trongtay những cơ hội thì phải sử dụng cho bằng hết. Cũng như nhiều phụ huynh khác, tôi đã từng bảo các con tôilà: “may mà sống ở Mỹ nên chúng mới có cơhội và điều kiện như thế, tại sao không cố gắng hơn nữa”. Nhưng bây giờ tôithấy mình đã quan niệm rất sai vì tôi đã làm khổ con mình mà không biết.

Bởi vì, trên hết mọi điều, chúng ta đã đem đến chonhững đứa con của chúng ta một đời sống bận rộn, đến nỗi chúng không có dịpnhận được tình yêu thương cụ thể như vòng tay ôm, lời nói dịu dàng của cha mẹmà tòan là lời nói buồn phiền hay giận dữ mà thôi, khi thấy chúng bê trễ trongquá nhiều sinh hoạt.

Tội nghiệpthay cho các đứa trẻ vì cha mẹ chúng quên rằng cái thân thể nhận chịu bao đòihỏi của người lớn vẫn còn nhỏ bé và tinh thần vẫn còn non nớt lắm.

Cuối cùng, tôiphải nói với cô bạn là: “đừng tưởng làtrẻ con ở Mỹ sung sướng, chúng cũng có cái khổ riêng đấy chứ”.

Tôi hy vọngbạn sẽ cùng tôi nhìn ra được nhưng khó khăn của trẻ con để chúng được thực sưsung sướng hơn.

Hẹn bạn thưsau nhé. (Y.T)

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Để trẻ em “điếc” với sách là tội ác!

    01/06/2020Nhà văn Nguyên NgọcCần vận động khôi phục, xây dựng các tủ sách gia đình, chống lại kiểu văn hóa trọc phú, nhà giàu nào cũng có một tủ rượu rất sang mà tuyệt đối không có tủ sách, đem khoe với mọi người bao giờ cũng là khoe tủ rượu chứ không hề khoe tủ sách...
  • John Dewey - người chắp bút tuyên ngôn giải phóng trẻ em

    23/04/2017Phạm Anh TuấnĐưa trẻ em lên vị trí trung tâm có làm mờ đi hình ảnh thiêng liêng của những người thầy? Hoàn toàn không. Ngày nay người ta quan niệm người thầy chỉ là người được xã hội phân công làm một công việc cụ thể. Nếu làm tốt công việc của mình thì người thày đó sẽ được cả xã hội kính trọng...
  • Giáo dục phải dạy trẻ em tư duy

    11/10/2014Phạm Anh TuấnBài phỏng vấn Philippe Meirieu và Marcel Gauchet do Báo Le Monde (Pháp) thực hiện và được đăng ngày 2/9/2011 trong khuôn khổ cuộc tranh luận mang chủ đề Làm thế nào để thay đổi nhà trường...
  • Trẻ em Việt Nam thành “người nước ngoài”?

    21/11/2013Hoàng HươngTrang bị cho con em những kỹ năng để hội nhập với thế giới đang là mục tiêu của không ít phụ huynh. Thế nhưng có mấy phụ huynh quan tâm đến việc con có được học tiếng Việt, lịch sử, địa lý, đạo đức VN khi vào trường quốc tế?
  • Giáo dục Mỹ với những trẻ em có tài

    27/05/2013Đan Thi (Tổng hợp)Thomas L. Friedman, người khởi xướng một lý thuyết hay được nhắc đến là lý thuyết “Thế giới phẳng”luôn cho rằng, dù cuộc chiến bất tận với bọn khủng bố có nặng nề đến mấy, thì mối e ngại thực sự cho nước Mỹ vẫn không phải là những người Hồi giáo rậm râu, mà là “những thanh thiếu niên chưa có một cọng râu” từ các nước thuộc thế giới thứ ba....
  • Trẻ em đã được nuôi dưỡng như thế nào?

    17/06/2008Kim QuyênTrẻ em chúng ta ngày nay được nuôi dạy về vật chất và tinh thần đầy đủ tiện nghi hơn lớp trẻ ngày xưa rất nhiều. Chúng ăn uống có nhiều dinh dưỡng và ngày ngày tiếp thu những chương trình giảng dạy cách tân nơi nhà trường, tiếp cận những phương tiện giải trí hiện đại mà trẻ em ngày xưa có nằm mơ cũng không thấy...
  • Việc nuôi dưỡng trẻ em

    30/11/2006Giúp chúng hiểu biết và kiểm soát những hoạt động của lứa tuổi vị thành niên còn ngu dốt của chúng, cho đến khi lý trí thế chỗ nó và giải thoát chúng khỏi rắc rối đó, chính là điều bọn trẻ muốn, và các bậc bố mẹ hướng tới… [Đứa trẻ] không hiểu chính nó để hướng dẫn ý chí của nó… Nó hiểu cho nó thì nó cũng phải quyết định cho nó; nó phải ra lệnh cho ý chí nó và điều chỉnh những hành động của nó, nhưng khi nó đến giai đoạn mà cha nó trở thành một người tự do, thì đứa con đó cũng trở thành một người tự do ...
  • Trẻ em nói về học tập: ''Chúng con mệt lắm rồi!''

    04/11/2003Vừa qua, tại diễn đàn dành cho trẻ em do Ủy ban Dân số-Gia đình-Trẻ em quận 4 tổ chức, các em đã lên tiếng về những bức xúc của mình xung quanh vấn đề học tập. Xin hãy lắng nghe và suy nghĩ.
  • xem toàn bộ