Tốc độ của sự đọc

11:14 SA @ Thứ Ba - 04 Tháng Mười Hai, 2007

1. Bạn có thể bán tín bán nghi về chuyện báo chí Mỹ đưa tin cô bé Adora Svitak - thần đồng văn chương - năm nay 10 tuổi đã có sức đọc phi thường: mỗi ngày có khả năng “ngốn” trung bình 2 - 3 cuốn sách.

Có lẽ đúng. Với một thần đồng.

Ngày trước, cứ đến các quầy cho thuê sách kiếm hiệp, truyện tình mộng ở chợ quê mà tìm thì thể nào cũng phát hiện ra nhiều cô cậu học trò thần đồng đọc nhanh kiểu này. Học trò thời đó vì đồng tiền chắt góp ít ỏi, hạn chế thời gian thuê nên phải tranh thủ gặm những cuốn tiểu thuyết dày với tốc độ nhanh đến nỗi… chủ tiệm sách rầu lòng. Ngày đó trẻ con không có gì để chọn ngoài thế giới của sách. Mọi thời gian đều được bọn trẻ lén lút tận dụng chìm đắm vào trang sách. Có đứa để sách hộc bàn đọc lấm lét, có đứa leo lên cây ngồi đọc đến độ ngủ quên té chúi mũi, cũng có đứa bị đánh đòn vì mê sách để cơm khê…

2. Mới đây, trên kênh VTV6 có một chương trình phỏng vấn nóng độc giả trẻ tại các nhà sách xoay quanh vấn đề: “Người trẻ bây giờ ít đọc sách”. Câu hỏi ấy xuất phát từ sự phàn nàn lo lắng thái quá về tình trạng xuống cấp văn hoá đọc trong giới trẻ. Ống kính phóng viên lia qua những giá sách phong phú và dừng lại ở nhiều ý kiến thành thực. Trong đó, không ít người trẻ cho rằng, chả việc gì phải lo lắng cho sự đọc. Vì đa số họ là những học sinh, sinh viên đi nhà sách thường xuyên. Có người mỗi tuần đọc được 6 - 7 cuốn sách.

Nhưng vấn đề là họ thường đọc loại sách gì?

Nhà văn Olen Butler - người đề xuất một lối đọc chậm nhưng chất lượng
Nhiều trong số những người trẻ trả lời trên truyền hình rằng: tôi đọc truyện tranh, những sách giải trí nhẹ nhàng, truyện cười…

Tốc độ đọc nói lên điều gì? Có lẽ, trừ thần đồng kiểu như Adora, nhìn vào thực tế số đầu sách trong ngày của một người trẻ cầm lên đọc thì khoan hãy lạc quan. Thời mà mọi thứ mua sắm tiêu dùng cũng dễ dàng trở thành phương tiện thể hiện mốt (mode) xì-tai (style) thì có lẽ đọc sách cũng là một thứ sản phẩm không kém phần quan trọng để đánh bóng sự hiểu biết của mình. Trong tất cả những đề tài bàn luận về vô số các đề tài trên đời thì những kẻ biết bàn về sách luôn được đánh giá là tri thức và hiểu biết nhất. Khi điện thoại, xe máy, phim ảnh đủ đầy thì không ít người trẻ chọn sản phẩm sách để khẳng định sự hiểu biết của mình. Ngày hôm nay xuất hiện một cuốn sách gây sốc thì hôm sau họ đã có thể chụp lại trang bìa và trích dẫn để khoe lên blog, web cho thiên hạ cùng biết dù có thể chủ nhân chỉ đọc dăm trang, dăm đoạn là bỏ ngang xương để… chạy theo một cuốn sách mới cho kịp thời trang.

3. Mới đây, trong cuộc giao lưu với giảng viên trường ĐH KHXH & NV, nhà văn từng đoạt giải Pulitzer 1993, nay là giáo sư giảng dạy sáng tác tại Mỹ Robert Olen Butler nói: Bạn bè tôi vẫn thường thích đọc nhanh và cập nhật để tụ tập bàn luận sôi nổi về các tác phẩm mới nhất. Có người tự hào về chuyện có thể đọc vài trăm trang mỗi ngày. Tôi bảo họ: “Chẳng việc gì phải hùng hục thế. Xin ông bà làm ơn chậm lại dùm cho!”

Thời buổi khan hiếm thời gian dành cho sách, có lẽ tốc độ đọc nhanh (mỗi ngày 2 - 3 cuốn sách như thần đồng Adora) cũng là điều nên rèn luyện để làm sao tốn ít thì giờ đọc mà thu nhận nhiều nhất.

Nhưng câu hỏi đặt ra là bạn đang chọn đọc loại sách gì; cuốn sách mang lại hiệu ứng khác thế nào với trước lúc bạn đọc nó? Sau hết, kỹ năng biết dừng lại ngẫm ngợi giữa những trang sách, những con chữ để nhận thấy cái hay, cái đẹp, mạch chảy phía sau trang sách kia có lẽ cần hơn các cuộc đua thời trang ồn ào và vội vàng!

Tốc độ đọc nhanh có khi thể hiện khả năng phi thường và cũng có lúc phơi bày sự phô trương vồ vập của độc giả.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Mỗi thời đại, một cách đọc...

    07/07/2020Hồ Sĩ VịnhMỗi một thời đại có cách đọc tác phẩm của mình, và cách đọc theo thời đại của mình. Cách đọc mới không làm thay đổi và sai lạc cách đọc thời đại trước đó. Mọi cách đọc đều bình đẳng như nhau...
  • Tản mạn về chuyện đọc

    17/10/2019Hà Văn ThịnhTuyệt nhiên không có bất kỳ sinh viên nào hỏi thầy cô cách thức đọc cuốn sách đó. Hình như việc đọc là chuyện đương nhiên của những người biết chữ. Nhưng nếu như biết chữ rồi mà không biết đọc thì học chữ để làm gì?
  • Phải "lập trình" việc đọc sách

    01/11/2018Bộ phận trong giới trẻ Romania hiện nay rất giỏi ngoại ngữ, giỏi vi tính, thành thạo sử dụng Internet nhưng lại rất dốt tiếng mẹ đẻ. Họ gần như rất ít đọc văn học, trở nên vô cảm với văn chương. Các phương tiện nghe nhìn tiện lợi đã gần như hút hồn, thời gian và tâm trí của giới trẻ, biến họ trở thành một thứ nô lệ, một thứ "linh kiện" trong cái mạng mạch của guồng máy computer hiện đại...
  • Mỗi ngày một cuốn: Đọc thế nào đây?

    12/05/2018Phạm Văn Tình (Hà Nội, 2006)Tôi viết những dòng này khi đúng vừa tròn một tháng VTV1 mở chuyên mục Mỗi ngày một cuốn sách (trong chương trình Chào buổi sáng). Và cũng thật thú vị là ngày mai đã bước vào tháng 9 rồi.
  • Cách đọc một cuốn sách khó

    09/04/2018Nguyên tắc đọc quan trọng nhất là: Trong khi đọc một cuốn sách khó lần đầu tiên, cứ đọc nó một mạch không dừng lại. Hãy chú ý đến những gì anh có thể hiểu, và đừng dừng lại vì những gì anh chưa nắm bắt được ngay lập tức...
  • Đọc sách là hưởng thụ văn hoá

    26/06/2016Vũ QuỳnhTrước khi có các phương tiện nghe nhìn, sách là con đường lớn nhất để con người tiếp cận thông tin, văn hóa và tri thức. Ngày nay, ngoài sách, con người còn tiếp thu thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng như Truyền hình, phim ảnh, Internet... Văn hóa đọc vì thế có những bước thay đổi về chất...
  • Nếu bạn muốn đọc sách nhanh

    23/05/2014Lê Nguyên KhôiCuộc sống trong thời hiện đại có rất nhiều nhu cầu khác ngoài thời gian làm việc, nên thời gian dành cho việc đọc không thể tăng thêm được. Mặc dù mọi người không ai muốn lâm vào tình trạng thiếu thông tin, không ai muốn lâm vào tình trạng thiếu thông tin, không ai muốn mình trở nên lạc hậu. Do vậy tồn tại một mâu thuẫn khó giải quyết giữa nhu cầu kiến thức, khối lượng sách báo, tài liệu khoa học kỹ thuật với các điều kiện cần thiết để thu nhận và nắm vững thông tin. Chính vì lẽ đó, mọi người trong xã hội đã và đang nâng cao tốc độ đọc của mình.
  • Dạy cách đọc

    17/03/2014Phạm ToànNhiều nhà văn hoá thường hay lo lắng những chuyện tày đình, ít khi nghĩ đến những tiểu tiết. Chẳng hạn, các vị thích bàn chuyện đọc sách với nội dung cao siêu tới đâu, cách thức nhấm nháp nghệ thuật biểu đạt sách vở, nhưng ít khi chú ý đến chuyện dạy cho học sinh và sinh viên biết cách đọc.
  • Kinh nghiệm đọc

    13/02/2014Phần này sẽ bao gồm hai mảng nhỏ: đọc thế nào và đọc gì. Những gì tôi viết ở đây là dựa trên kinh nghiệm cá nhân cộng với quan sát một số người thân cận xung quanh. Bài viết này không nhằm đề cập tới đọc và viết riêng trong học tập hay riêng cho các bạn đi học nước ngoài mà là một vài ý kiến của tôi đối với đọc sách nói chung.
  • Đọc sách thời... công nghiệp

    16/08/2009Huỳnh Bửu SơnMột nhà doanh nghiệp, bạn tôi tâm sự: “Hồi nhỏ tôi là một con mọt sách. Tôi đọc ngấu nghiến mọi quyển sách tôi vớ được. Anh có tin không? Có khi mỗi ngày tôi nuốt trọn một quyển sách dày 200 trang. Tôi đọc đủ thứ, từ chuyện cổ tích, truyện Tàu đến tiểu thuyết ta, tiểu thuyết Tây, cả đến kinh Phật và kinh Thánh. Còn bây giờ thú thật với anh, tôi không còn thì giờ để đọc sách. Nói xin lỗi anh đừng cười, tôi chỉ còn thời gian đọc lơ mơ vài trang sách trước khi đi ngủ. Có khi chưa đọc được một trang sách đã ngủ thiếp đi rồi....” Và anh than thở :”Hồi trẻ, trong đầu mình còn có tư tưởng, chứ bây giờ ... nó chỉ còn có những con số thôi, anh ạ!”...
  • Văn hóa đọc, một vài cảm nhận

    16/01/2007Mỹ LinhVăn hóa có nội hàm rộng lớn mênh mông - một khái niệm phức hợp, thế nhưng nó được thể hiện hàng ngày, rất gần gũi với mọi người chúng ta như văn hóa dân tộc, văn hoá lễ hội, văn hoá đô thị, văn hóa lối sống,văn hoá giáo dục...đã được mọi người thừa nhận. Thuật ngữ "Văn hoá đọc" là khái niệm mới được dư luận xây dựng lên, chưa có định nghĩa cũng như khái niệm nào nói văn hoá đọc là gì và nó như thế nào? Mặc dù vậy, theo thời gian cũng như sự phát triển của xã hội, thuật ngữ văn hoá đọc ngày càng được nóinhiềuhơn trên các phương tiện thông tin đại chúng và trở thành đề tài khoa học để nghiên cứu.
  • Tại sao phải đọc những cuốn sách vĩ đại thời cổ

    26/06/2006Những ai coi thường quá khứ và những tác phẩm của nó thường cho rằng quá khứ hoàn toàn khác hẳn hiện tại, và vì thế chúng ta chẳng học được điều gì đáng giá từ quá khứ. Nhưng thật không đúng khi cho rằng quá khứ hoàn toàn khác hẳn hiện tại. Chúng ta có thể học được rất nhiều điều từ những dị biệt và tương đồng của nó ...
  • Đọc sách thời bận rộn

    20/06/2006Lam ĐiềnNhà báo Công Khanh có thói quen đọc sách mọi nơi mọi lúc. Với anh, đọc sách khi đang ngồi xe đò, khi đang chờ tàu ở sân ga, thậm chí đọc khi ngồi sau người bạn trên xe máy trong một hành trình dài... cũng là điều bình thường...
  • Đọc sách là một phương tiện bồi dưỡng trí nhớ và tư duy

    05/01/2006Phan Tất Đắc dịchĐọc sách một cách tự lực và có nghiền ngẫm kỹ chẳng những cho phép ta tiếp thu được tư tưởng của tác giả mà còn giúp ta đối chiếu tư tưởng đó với tư tưởng của các tác giả khác về vấn đề đó, và ta sẽ đi tới một phán đoán riêng của mình về những điều đọc được...
  • Phải ham đọc rồi sẽ "biết đọc"

    05/07/2005TS Phạm Văn Tình (Viện Ngôn ngữ học Việt Nam)Không ai mới đọc sách mà đã cảm hết cái hay, cái đẹp của sách. Phải đọc nhiều, đọc lâu mới có thể hình thành cho mình một "phông" tri thức và một gu thẩm mỹ thích hợp. Đọc sách cũng như ẩm thực vậy. Muốn trở thành một người sành ăn phải thích ăn và biết ăn đúng lúc, đúng cách.
  • Đọc sách

    05/07/2005Thời hoa niên đọc quá nhiều những là tác phẩm lớn rồi, bây giờ tiêu hoá khối tri thức ấy dần dần. Bây giờ đọc sách cho con mới biết thế nào là chuyện cổ tích, chuyện thế giới loài vật. Tự dưng thấy tâm hồn mình hình như cũng có trong hơn...
  • xem toàn bộ