Tinh thần nghiệp dư và những biến dạng hôm nay

06:31 CH @ Thứ Sáu - 13 Tháng Mười Một, 2015

Tai nạn giao thông thường chỉ được nhắc tới trên báo chí khi xảy ra ở các trục đường lớn, người đi lại đông đúc, vụ việc ở mức độ nghiêm trọng, chắc chắn là có người chết.

Còn theo lời Liên, một cháu giúp việc làm với gia đình tôi thì ở quê nó mấy năm trước, tai nạn như cơm bữa, gãy chân sái tay là chuyện thường ngày, đi đâu chẳng nghe người kể.

Lại như nguyên nhân dẫn đến tai nạn.

Nông thôn đường có đông mấy vẫn là vắng so với thành thị. Mà nói tại người không có ý thức nghe cũng là chuyện xa xôi quá.

Khốn khổ, Liên bảo, cái chính là hồi ấy nhiều người có biết đi đâu, chỉ bảo nhau mấy câu là nhảy lên xe nổ máy, vừa gặp đám mấy con bò nghênh ngang vệ đường đã lúng túng không biết phanh hãm với lại về số thế nào.

Liều thế mà chỉ sứt đầu mẻ trán cũng còn phúc chán - ở tuổi mười tám, cái Liên cũng phải chép miệng như một bà già bảy mươi.

Liên nói về chuyện đi lại của những người quê nó. Nhưng tôi muốn nghĩ rộng ra những trường hợp khác, cả tới cách làm ăn của dân mình hiện nay.

Như chính những người như cháu Liên đây, từ nông thôn lên, có biết gì đâu về cách sống đô thị. Nước máy mở tràn. Nước rửa nước giặt có gì thừa đổ xuống toilet. Ra đường thì dắt dây hàng hai hàng ba như giữa đường làng, chạy đuổi nhau hét inh ỏi trên phố xá.

Thiếu gì người như Liên chưa hiểu gì về cuộc sống thành thị đã phải sống kiểu thành thị, tránh sao khỏi lố bịch.

Một việc lớn như buôn bán phục vụ bàn dân thiên hạ cũng nghiệp dư một cục. Dạy nhau theo lối truyền khẩu mấy câu, không qua huấn luyện, đã phải ra bán hàng. Bao nhiêu lầm lỡ hư hỏng thất thoát. Bao nhiêu dối trá làm liều. Và cả bao nhiêu chấn thương trong lòng người - tôi muốn nói tới chấn thương tinh thần - cái phơi bày ra, cái chỉ tự biết với mình, chỉ quên đi là không nổi.

Nói rộng ra, bước vào một cuộc chuyển đổi mà không được chuẩn bị, cả cộng đồng đang sống kiểu nghiệp dư như vậy.

Đối với tôi – cũng như phần lớn các bạn cùng lứa và nhiều bạn trẻ ngày nay, chỉ được học ở các trường đại học Việt nam – tên tuổi những Platon, Aristote thường chỉ tượng trưng cho những điều rắc rối trừu tượng và có nhiều phần vô bổ.

Nhưng mới đây có dịp đọc Platon qua Câu chuyện triết học của W. Durant bản dịch ở Sài Gòn cũ mới in lại, tôi bắt gặp ở cái ông triết gia thường bị gán cho cái tội tày trời là duy tâm này, bao chuyện cụ thể có liên quan đến cuộc sống hôm nay.

Đối với công bằng xã hội, ông bảo trước tiên không phải là phân phối bình quân mà là mỗi người nhận được đúng cái gì mình đã làm ra và làm công việc thích hợp với mình nhất.

Một người thợ mộc đi làm việc thợ xây, một công nhân hoặc nhà buôn lại đi đăng lính hoặc thành một người có quyền thì sẽ trở thành tai họa cho cả xã hội.

Một chỗ khác ông nêu cái ý rằng đối với việc nhỏ như việc đóng giày, làm bánh, người ta còn cần tìm những người thợ chuyên môn, tại sao trong lĩnh vực có quan hệ rộng lớn hơn, là quản lý xã hội – tức việc cai trị một cộng đồng một quốc gia – người ta tưởng ai cũng làm được.

Nghe đúng quá mà lại toàn là chuyện chúng ta không biết, không muốn biết và hơn thế nữa đang làm ngược.

Chúng tôi là lớp người được đào tạo từ chiến tranh.

Mà chiến tranh là gì? Là đi bất cứ đâu thực tế đang cần. Là cấp trên bảo sao làm vậy. Là không cần chuyên môn năng khiếu gì cả.

Phải nói thực là hồi ấy chúng tôi đã biết sẽ khó tìm được chỗ đứng trong xã hội tương lai. Thứ dao gì mà vừa chẻ củi được vừa chẻ rau được, thì chẻ rau cũng dở mà chẻ củi cũng gẫy luôn - lúc tỉnh táo, có người trong bọn, nhờ biết nhìn xa, đã tự nghĩ như vậy.

Nhưng học ở đâu bây giờ, có thầy đâu mà học, và nhìn quanh chả ai chịu học cả, thì mình cũng nản luôn.

Sau 30-4-1975 vào Sài Gòn ít ngày , tôi nghe một bà cô đằng nhà vợ bảo:

- Kỹ sư bác sĩ ngoài Bắc người nào cũng biết nấu cơm với lại trông con, việc nhà đến khéo, không như cái bọn tốt nghiệp đại học trong này.

Biết mới tiếp xúc nên bà chưa hiểu đây thôi, để cô đỡ thất vọng, tôi phải thú nhận ngay:

- Rồi cô xem, nay mai chúng con kỹ sư không thạo việc, bác sĩ không sạch nghề, và mang về rất ít lương, thì cô đừng có mắng đấy nhé.

Thoắt cái đã mấy chục năm, chúng tôi tỏa đi bao công việc, chia nhau nắm đủ mọi ngành nghề, không biết lạ cái gì, thì lẽ tự nhiên cũng không việc gì gây cho chúng tôi nỗi sợ.

Vốn dân đánh đồn diệt viện, học phổ thông qua loa, học đại học tại chức, học sau đại học theo kiểu nộp tiền cho thầy xin bằng, ấy vậy mà có người đang nắm những công ty lớn, mua bán tiêu pha bạc tỉ, chịu trách nhjệm về sinh mạng và cuộc sống cả hàng triệu dân.

Cờ đến tay ai người ấy phất, gặp việc gì cũng chỉ tự nhủ phải làm dấn tới, cố là được. Tôi nghiệp dư, anh nghiệp dư, nó cũng nghiệp dư nốt, chẳng phải những khi tỉnh táo, chúng ta vẫn nói với nhau thế sao?

Thì so với cánh dân nông thôn ra đô thị như cháu Liên nói ở trên có khác là mấy?

Từ góc độ của những người từ chiến tranh bước ra, cái tội không thạo việc thạo chuyên môn chỉ là chuyện nhỏ, đánh nhau khó bằng mấy còn làm được, nữa là quản lý kinh tế, cứ quyết tâm và có kỷ luật là hoàn thành tất.

Chẳng những hồi ấy mà cho đến hôm nay, vẫn có người nghĩ thế.

Lúc đầu là một sự tự động viên. Sau nữa là một kiểu cãi chày cãi bửa, che giấu cho việc thả lỏng mình làm bừa, sẵn sàng tranh giành địa vị và tham ô kiếm chác.

Nhớ có hồi có cả chủ trương phá rừng trồng sắn, nhắc lại mà vẫn nhói trong lòng.

Biết đâu lúc này cũng đang có những việc được làm một cách nghiệp dư tương tự, để rồi sang năm, sang năm nữa nhìn lại, cùng thấy nhói lòng tương tự?!

Nhưng còn tỉnh táo đã là may!

Lại không thiếu người, năm quyền một thời gian, quen thói ra lệnh. Mà lệnh vừa ban là cấp dưới sai đúng thế nào cũng răm rắp tuân theo. Thế là tưởng mình giỏi thật, khinh thường hết các chuyên gia.

Đối với các ông bạn thường hành xử theo kiểu này, có ngu mấy thì bọn tôi cũng không bao giờ dám nhắc nguồn gốc nghiệp dư của anh ta nữa. Chỉ đành nhủ thầm có phải riêng bạn mình đổ đốn thế này đâu, mấy chục năm nay cả nước quen nghề chinh chiến, có ai chịu học nghề, có ai làm ăn theo chuẩn theo mực.

Sự nghiệp dư hóa vẫn ngày ngày diễn ra trên diện rộng và có những biến dạng theo những chiều hướng kỳ cục .

Điều đáng sợ nhất của tình trạng nghiệp dư hóa hiện nay, là ở một số người, nó đã ăn vào thành một quan niệm chi phối cả tư tưởng lẫn hành động. Kiêu ngạo càn rỡ. Dương dương tự đắc.Tự thấy mình chúa tể thiên hạ. Khinh rẻ trí tuệ. Quy luật nào cũng bất chấp hết.

Một trong những truyện ngắn hay nhất của Nguyễn Công Hoan mang tên Người vợ lẽ bạn tôi. Truyện viết về Huệ, vợ lẽ của một người bạn tác giả là Quý. Lúc đầu, lấy Quý trong cảnh gượng gạo chót thì phải chét, thôi thì đành nhận vai vợ lẽ con thêm, Huệ tỏ ra rất nhút nhát. Nhưng lần lần Huệ thao túng người chồng nhu nhược, ghen ngược lên cả người vợ cả, và nắm quyền sinh quyền sát trong gia đình, đến mức nhân vật xưng tôi trong truyện cảm thấy thế là người bạn xưa nay không còn là chính anh ta nữa.

Cuối truyện nhân vật xưng tôi này đưa ra một khái quát:

– Tôi biết Quý không còn khi nào để có thể đi chơi với tôi. Vì cả đến cái tự do của anh cũng bị cô vợ lẽ chiếm nốt. Hẳn từ nay, tự nhiên hoàn toàn anh bị tước quyền làm chủ nhân ông.

Thì ra ở đời, mỗi khi nước nọ xâm chiếm nước kia, cuộc chinh phục về mặt kinh tế về mặt chính trị, cũng đi dần dần từng bước nguy hiểm như vậy.

Tôi đã thấy bao nhiêu ca thế rồi”.

Sự lấn lướt của thói nghiệp dư hôm nay và những biến dạng của nó, theo tôi, là rất đúng cái lô gích tiếm quyền và lên ngôi của người vợ lẽ bạn tôi mà Nguyễn Công Hoan đã mô tả.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Những tù nhân của lợi ích trước mắt

    24/02/2020Vương Trí NhànVới phần lớn người đời, phải nói chúng ta thường xuyên là tù nhân của những lợi ích trước mắt.
  • Tôi nghiệp dư, anh nghiệp dư, nó cũng nghiệp dư

    19/02/2019Vương Trí NhànTai nạn giao thông thường chỉ được nhắc tới trên báo chí khi xảy ra ở các trục đường lớn, người đi lại đông đúc, vụ việc ở mức độ nghiêm trọng, chắc chắn là có người chết. Còn theo lời Liên, một cháu giúp việc làm với gia đình tôi thì ở quê nó, tai nạn như cơm bữa, gãy chân trặc tay là chuyện thường ngày, đi đâu chẳng nghe người kể...
  • Biết mình để tránh bệnh tự mê hoặc

    20/12/2018Vương Trí NhànPhần lớn truyện cười ở ta dành để chế nhạo thói xấu lặt vặt của con người, những anh chàng nói phét gặp thời, những thầy đồ ăn vụng... Khi tiếng cười cất lên quá dễ dãi cũng là lúc ta nhận ra đời sống tinh thần con người vừa cười đó nhiều phần nông nổi, tẻ nhạt.
  • Nguy cơ của cuộc sống tạm bợ

    15/09/2018Vương Trí NhànChỗ tôi đang sống là một cửa ngõ để ra vào Hà Nội, một thứ "đầu ô" hiện đại. Sáng sớm, cùng với tiếng gà gáy, tôi nghe râm ran tiếng người đi chợ trên đê. Mỗi người mỗi xe đạp, sau xe là cái giá gỗ buộc tạm, trên đặt cây cảnh. Đây là thứ hàng mà họ sẽ phải lang thang suốt ngày ở Hà Nội để bán bằng hết...
  • Tâm lý tiểu nông

    11/07/2018Vương Trí NhànChỉ cần đứng ở các đầu ô, theo dõi sự giao lưu hàng hóa trên con đường nối Hà Nội với các tỉnh, người ta cũng sớm nhận ra thực chất các mối quan hệ giữa đô thị với các vùng nông thôn chung quanh trong thời điểm hiện nay...
  • Ta tự nhận diện lại ta

    27/05/2018Vương Trí NhànHơn bao giờ hết, việc nghiên cứu những vấn đề cơ bản cần được đặt ra. Cần biết chính mình là gì, trước khi tính xem mình cần làm gì. Việc tìm tòi gian khổ để có được câu trả lời đích thực cho câu hỏi "ta là ai?" sẽ giúp cho xã hội tự nâng mình lên, vượt qua những khốn khó mà éo le thay, chính là tự ta gây ra cho ta và làm chậm bước tiến của ta.
  • Cái vội của người mình

    05/01/2018Vương Trí NhànNăm 1982, Larry Dossey, một bác sĩ người Mỹ đã đặt ra thuật ngữ “căn bệnh thời gian” để mô tả một tín điều đang ám ảnh nhiều người. Những người này thường tự nhủ: “Thời gian đang trôi đi, không còn đủ thời gian, và bạn phải nhanh hơn, nhanh hơn nữa mới bắt kịp nó”.
  • Cười - Chất lượng cao

    03/01/2017iếng cười có chức năng phát hiện đời sống. Tiếng cười là một công cụ để con người hoàn thiện mình.Tiếng cười ấy cũng thiêng liêng cao cả như nỗi đau, như tiếng khóc...
  • Mệt mỏi, bừa bãi, buông thả

    05/11/2016Vương Trí NhànGặp anh cán bộ nhà nước mình trong những phòng làm việc cổ lỗ của Hà Nội mới thấy vui. Thôi thì chỗ này một cô tám rưỡi mới giở gói xôi ra để ăn, chỗ kia ngay cửa ra vào là một anh tán chuyện với người yêu, cười hô hố trong điện thoại...
  • Chiều nịnh nhau và chiều nịnh chính mình

    20/09/2016Vương Trí NhànNhìn vào báo chí, người ta thấy ngay những tin tức xuôi chiều nghe đến đâu mát lòng mát ruột đến đấy. Những câu chuyện thô tục khơi mào cho những tiếng cười rẻ tiền. Những cuộc đố vui đánh vào tâm lý ăn may của công chúng. Tỷ lệ những trang báo loại này quá lớn, tất cả cốt làm xì hơi bớt nỗi bức xúc dồn tụ trong lòng người, mà cũng để dân làm báo khỏi cất công vất vả lặn lội đi viết về những vấn đề nhức nhối của đời sống, nhọc nhằn mà lại nguy hiểm...
  • Nghèo khó nghĩa là muốn làm gì thì làm?

    13/05/2016Vương Trí NhànThương người cũng phải có cách thương hợp lý, nếu không lòng tốt của chúng ta chỉ gây thêm tác hại. Đó là chuyện những người bán hàng theo lối bán lấy được.
    Đến thăm một vùng đất mới, người ta không thể ngồi mãi trong khách sạn mà phải lang thang ra phố. Nhưng người nước ngoài đến với các đô thị ở ta gần đây kêu trời vì chuyện trên đường họ bị mấy thanh niên chạy theo ép mua bản đồ hoặc các thứ quà lưu niệm lặt vặt...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Tốt lẫn xấu, nặng về gia tộc, học đòi quên chuyện lớn, buôn không thành nghề

    28/03/2016Vương Trí NhànVề đàng trí tuệ và tính tình, người Việt Nam có cả các tính tốt và các tính xấu. Đại khái trí tuệ minh mẫn, học chóng hiểu khéo chân tay, nhiều người sáng dạ, nhớ lâu lại có tính hiếu học, trọng sự học thức, quý sự lễ phép, mến điều đạo đức. Tuy vậy vẫn hay có tính tinh vặt, cũng có khi qủy quyệt và hay bài bác nhạo chế. Thường nhút nhát hay khiếp sợ và muốn sự hòa bình, nhưng đã đi trận mạc thì cũng có can đảm, biết giữ kỷ luật...
  • Cần những kháng sinh cho những căn bệnh tâm lý

    26/02/2016Vương Trí NhànChỉ bước sang thời hiện đại nhân loại mới tìm ra kháng sinh. Kháng sinh là thuốc hủy diệt mầm bệnh. Kháng sinh dùng quá liều thì nguy hiểm. Nhưng để chữa chạy các bệnh mà người xưa bó tay/ nó là đặc trị. Cần những liều kháng sinh như thế trên phương diện chính sách xã hội.
  • Lố nhố một đám đông lộn xộn

    23/02/2016Nhà văn Vương Trí NhànNông thôn, làng quê, người nông dân… nghĩ tới xã hội Việt Nam là phải nói ngay tới cái bộ phận thiết yếu đó. Có lẽ bởi vậy mà trong truyện dài “Thiếu quê hương” ( in lần đầu năm 1940, Nhà xuất bản Hội Nhà văn tái bản năm 2006), mặc dù lấy đô thị hiện đại là địa bàn chủ yếu của các nhân vật, song cuối truyện nhà văn Nguyễn Tuân cũng phải một lần đưa họ về làng quê.
  • Mặc cảm - Tha hóa - Phân thân trong tâm lý người cầm bút

    13/01/2016Vương Trí NhànỞ nước nào cũng vậy, một dấu hiệu chứng tỏ xã hội trưởng thành là sự phân công lao động được thúc đẩy mạnh mẽ, đi kèm với nó là sự hình thành tầng lớp trí thức chuyên làm công việc sáng tạo. Của cải mà lớp trí thức này giao nộp cho xã hội là những giá trị tinh thần với tất cả sự phong phú đa nghĩa của hai chữ tinh thần. Trong khi có vẻ sống xa nhân dân thì những gì tốt đẹp mà họ làm ra lại gắn liền với nhân dân. A. P. Chékhov còn nói trí thức, đó là lương tâm của nhân dân nữa...
  • Có một điểm ở đó phát sinh mọi chuyện

    06/01/2016Hồ Trung TúTôi hoàn toàn nhất trí với quan điểm của anh Vương Trí Nhàn khi đặt vấn đề và đi tìm căn nguyên của các hiện tượng tha hóa đạo đức trong bản sắc văn hóa của dân tộc. Quả thật cái cách xét tật mình như thế là luôn cần thiết và cũng tỏ ra khá hiệu quả. Tuy vậy thật khó mà đồng ý với anh khi bảo rằng căn nguyên của những căn bệnh ấy nó đã có từ thời xa xưa khi người ta tạo nên những câu tục ngữ....
  • Đọc lại Khổng Tử để hiểu con người hiện đại

    13/11/2015Vương Trí NhànNhiều năm làm nghề phê bình văn học, song mấy năm nay, mỗi lần cầm trên tay một sáng tác, dù văn hay thơ, tôi đều rất ngại. Đọc vào cứ thấy tức tức. Hoặc đây không phải văn chương, hoặc cảm quan văn học mình bị hỏng...
  • Thích ứng một cách khó khăn

    27/11/2014Vương Trí NhànGần đây, trên tờ báo nọ, tôi được đọc một bài viết ngắn, đại ý than phiền là ở nhiều vùng quê, đám trẻ mới lớn (nhất là con gái) vừa bỏ học đã phải ra Hà Nội đỡ việc nhà cho các gia đình, thành ra chịu nhiều thiệt thòi. Ở cuối bài viết, tác giả nêu lên một đề nghị là Nhà nước phải làm sao giúp đỡ để các em tiếp tục đi học, rồi có ngành nghề làm ăn ngay tại quê hương, chứ lên Hà Nội làm "ô-sin" như thế thì tội lắm.
  • Thầy không ra thầy, thợ không ra thợ

    04/11/2013Vương Trí NhànNhìn vào các nghề thủ công, nhiều người có tuổi và kỹ tính một chút thường nhận ngay ra rằng nếu so với một người thợ ngày xưa thì thợ bây giờ non tay hơn nhiều. Những ngôi đình ngôi chùa nổi tiếng, giá bảo bây giờ dựng lại không sao dựng nổi. Thử đặt những cái chuông cũ trước cánh thợ đúc, những pho tượng trước cánh thợ mộc… Có cho tiền tỉ các vị cũng lắc đầu không dám nhận làm.
  • Một cách nhìn mới về văn hoá Việt Nam thông qua việc so sánh với văn hoá Nhật Bản

    18/10/2013Vương Trí NhànQua người hiểu mình là một trong những con đường nhận thức được nhiều người công nhận là cần thiết và “có triển vọng”, tức có khả năng tạo nên hiệu ứng có giá trị đích thực đối với những chủ thể đang muốn tự hiểu về mình .
  • Sự biến dạng tâm lý xã hội dưới tác động của tham nhũng

    08/02/2013Nguyễn Trần BạtTham nhũng không phải là hiện tượng tiêu cực duy nhất gây ra biến dạng tâm lý nhưng nó là một trong những yếu tố gây ra những biến dạng khủng khiếp nhất, trên quy mô rộng lớn nhất, ở mức độ sâu sắc nhất và thậm chí, tham nhũng gây ra sự biến dạng nhân cách...
  • Nếp sống làng quê giữa lòng phố xá

    03/03/2009Vương Trí NhànTrong khi người Hà Nội chưa đủ sức nâng mình lên, thì dân các vùng nông thôn chung quanh lại như là vẫn muốn kéo Hà Nội xuống, và đây mới thật là chuyện "hai lần thương khó". Có một lẽ công bằng mà không luật pháp nào quy định, song ai cũng thấy phải, ấy là Hà Nội chỉ trở thành đô thị thực thụ nếu nó có thể góp phần giúp cho cuộc sống các vùng chung quanh ngày một ổn định, người dân nông thôn thu nhập khấm khá tới mức nhìn về bà con của mình ở thành thị với con mắt thiện cảm và yên tâm ở lại quê hương "phục vụ" Hà Nội. Nhưng "ốc chưa mang nổi ốc" thì "làm cọc cho rêu" sao được?!
  • Những chấn thương tâm lý hiện đại

    31/10/2008Vương Trí NhànMãi tận kỳ vào Sài Gòn hồi tháng 6 vừa qua, tôi mới thật chứng kiến cảnh thành phố kẹt xe triền miên đến vậy. Một tài xế taxi nói: Bây giờ thì chẳng ai nhường đường cho ai nữa, ai cũng cố chen lên bằng được, thành thử đường càng thêm kẹt. Mà con người sao đối xử với nhau quá tệ. Con người bây giờ ác quá!
  • xem toàn bộ