Tình yêu thương và sự tôn trọng

09:52 SA @ Thứ Năm - 12 Tháng Ba, 2020
Xưa thật là xưa, có một cậu bé thông minh, tài năng và sáng sủa. Thế nhưng, cậu lại ích kỷ và rất hay nổi nóng, tới nỗi chẳng ai muốn kết bạn với cậu cả. Mỗi khi giận dữ, cậu nói những điều chẳng tốt đẹp gì, làm tổn thương những người xung quanh.
.
Tật xấu của cậu bé khiến cha mẹ cậu vô cùng lo ngại. Họ không biết phải làm gì. Rồi một ngày, người cha nảy ra một ý tưởng. Ông gọi con trai của mình đến, đưa cho cậu chiếc búa cùng túi đinh. Ông nói: "Mỗi khi tức giận, con hãy chạy ra sau nhà và đóng một chiếc đinh vào hàng rào kia. Cứ đóng thật mạnh, đừng ngại gì cả".
Hàng rào rất kiên cố, chiếc búa rất nặng, thế nhưng cậu bé vẫn đóng tổng cộng 37 cái đinh trong ngày đầu tiên – cậu đã nổi giận rất nhiều lần.

Dần dần, ngày qua ngày, số đinh cậu bé đóng lên hàng rào mỗi ngày cứ từ từ giảm bớt. Cậu bé bắt đầu hiểu rằng, kiềm chế cơn nóng giận còn dễ hơn là đóng đinh lên rào gỗ.
.
Cho đến một ngày, cậu không cần đến chiếc búa và túi đinh nữa, bởi cậu đã hoàn toàn học được cách giữ bình tĩnh. Cậu đến tìm cha và kể cho ông về thành quả của mình. Người cha nói: "Thế thì từ giờ, cứ mỗi ngày mà con không hề nổi giận, hãy nhổ một cây đinh ra".

Thời gian dần trôi. Rồi cuối cùng, cậu bé cũng có thể tự hào về bản thân vì không còn một cái đinh nào trên hàng rào nữa. Cậu lại tìm đến cha.

Hai cha con cùng nhau đến bên hàng rào. Sau một hồi quan sát cẩn thận, người cha nói:
"Làm tốt lắm, con trai. Nhưng con có thấy không, dù đã rút hết đinh ra, nhưng trên hàng rào vẫn còn thủng lỗ chỗ. Cái hàng rào này không còn giống như xưa nữa rồi. Dù đã rút hết đinh ra, trên hàng rào vẫn còn lại những chiếc lỗ, giống như những vết sẹo không bao giờ biến mất.

Tương tự, khi con giận dữ và nói những điều khiến người khác tổn thương, những lời ấy cũng để lại trong trái tim họ những vết sẹo – giống như những cái lỗ trên hàng rào này.
Hãy nhớ, cần đối xử với người khác bằng tình yêu và sự tôn trọng. Bởi vì, một khi đã khiến người khác tổn thương, dù con có nói lời xin lỗi đi chăng nữa, những vết sẹo sẽ vẫn còn đó".
Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tại sao phải hét to khi tức giận?

    24/08/2017Minh AnhCó một vị hiền triết đã hỏi các đệ tử rằng:
    - Tại sao trong cơn giận dữ người ta thường phải thét thật to vào mặt nhau?
  • Bí ẩn tâm lý con người trên… “cõi mạng”

    12/02/2017Bích Ngọc tổng hợpSự ra đời của mạng xã hội đã làm thay đổi diện mạo đời sống xã hội. Chưa bao giờ con người có thể sở hữu nhiều mối quan hệ như hiện nay và cũng chưa bao giờ nghiên cứu tâm lý con người trở nên đa chiều như hiện tại với những tác động chưa từng được biết đến...
  • Tóm tắt sách: Những đòn tâm lý trong thuyết phục

    14/01/2017Thu HoàiHiểu về những đòn tâm lý đó để tránh trở thành con rối trước những những tay chuyên nghiệp!
  • Giới trẻ - cái tôi và những căn bệnh tâm lý

    07/06/2016Minh Anh (thực hiện)Thế giới của giới trẻ Việt Nam hiện nay khác rất xa với thế hệ cha mẹ của họ. Nhu cầu vật chất cao hơn, đời sống tiện nghi hơn và cái tôi của họ cũng phô bày thô bạo hơn. Giải thích và phân tích xu hướng này từ góc độ tâm lý học là một phần nội dung cuộc trò chuyện giữa KH&ĐS với TS Tâm lý học Lương Cần Liêm.
  • Phát triển hứng thú học văn từ góc độ tâm lý học

    07/04/2016Đỗ Tiến Sĩ (Giáo viên trường THPT Yên Lãng - Vĩnh Phúc)Văn học nhà trường là vấn đề bức xúc thời sự khiến cả xã hội quan tâm. Mục tiêu của giáo dục hiện đại là phát triển và hoàn thiện nhân cách con người. Đã đến lúc chúng ta phải thay đổi cách nhìn về con người,về giáo dục con người, trong đó có vấn đề dạy và học văn - một môn học hướng con người vươn tới chân, thiện, mỹ trong quá trình phát triển nhân cách...
  • Cần những kháng sinh cho những căn bệnh tâm lý

    26/02/2016Vương Trí NhànChỉ bước sang thời hiện đại nhân loại mới tìm ra kháng sinh. Kháng sinh là thuốc hủy diệt mầm bệnh. Kháng sinh dùng quá liều thì nguy hiểm. Nhưng để chữa chạy các bệnh mà người xưa bó tay/ nó là đặc trị. Cần những liều kháng sinh như thế trên phương diện chính sách xã hội.
  • Mặc cảm - Tha hóa - Phân thân trong tâm lý người cầm bút

    13/01/2016Vương Trí NhànỞ nước nào cũng vậy, một dấu hiệu chứng tỏ xã hội trưởng thành là sự phân công lao động được thúc đẩy mạnh mẽ, đi kèm với nó là sự hình thành tầng lớp trí thức chuyên làm công việc sáng tạo. Của cải mà lớp trí thức này giao nộp cho xã hội là những giá trị tinh thần với tất cả sự phong phú đa nghĩa của hai chữ tinh thần. Trong khi có vẻ sống xa nhân dân thì những gì tốt đẹp mà họ làm ra lại gắn liền với nhân dân. A. P. Chékhov còn nói trí thức, đó là lương tâm của nhân dân nữa...
  • Chỗ mạnh, chỗ yếu trong tâm lý con người Việt Nam khi đi vào thời đại văn minh trí tuệ

    09/12/2015GS.TS. Hoàng TụyPhân tích để hiểu rõ những đặc điểm văn hoá, tâm lý của dân tộc, những truyền thống tốt, những yếu tố tích cực, thúc đẩy sự phát triển, cùng với những nhược điểm, những yếu tố chưa tốt, thậm chí tiêu cực, đang hoặc sẽ níu kéo chúng ta lại sau, là việc làm hết sức cần thiết để giúp xây dựng một chiến lược phát triển đúng đắn, phù hợp hoàn cảnh và điều kiện thế giới ngày nay...
  • Một dạng tâm lý, động cơ sống an phận

    19/11/2015Bùi Văn BồngKẻ thứ dân an phận thủ thường, cơ hội, thực dụng thì tác hại không đáng kể, nhưng một vị lãnh đạo mà nhút nhát, thiếu lập trường, kém chí quyết do an phận thủ thường, cá nhận thực dụng, kém đức hy sinh, khi cái "tôi" choán hết cái "ta" thì có hại rất lớn đối với đất nước. Vì quá nặng cái "ý thức an phận" mà nhiều khi trở thành vô cảm...
  • Một số nét tâm lý đặc trưng về định hướng giá trị của thanh niên hiện nay

    30/09/2015Đỗ Ngọc HàGiá trị và định hướng giá trị có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự hình thành nhân cách, lối sống và có ảnh hưởng đến toàn bộ hành vi cá nhân. Khi tiếp cận trên bình diện giá trị và định hướng giá trị, chúng ta có thể hiểu sâu được những quá trình xã hội điều khiển sự hoạt động của các cộng đồng, các nhóm xã hội...
  • Trạng Quỳnh – Trạng Lợn, hai nét tâm lý người Việt cười

    28/09/2015Đỗ Lai ThúyTrạng Quỳnh và Trạng Lợn là hai nét tâm lý cơ bản của người Việt cười. Đó là hai vế của một câu đối, một cỗ xe hai ngựa song hành suốt dòng thời gian như một hằng số Trạng Quỳnh là vế trắc, thông minh, tài trí, ghét kẻ trên, hay xỏ xiên, đả kích, chửi đổng. Đó là tâm lý của kẻ bị trị, kẻ yếu muốn thắng lại kẻ cai trị mình, kẻ mạnh hơn mình bằng lối đánh tập hậu. Còn Trạng Lợn là vế bằng, dốt nát và lười biếng nhưng gặp may. Đó là một chút huyễn tưởng thường thấy của các cư dân tiền nông nghiệp.
  • Cái giá của tức giận

    02/06/2015Trần Ngọc Bảo (dịch)Tâm sân hận là tâm muốn gây tổn hại và hủy diệt. Ngược lại, kham nhẫn là tâm biết kiềm chế, không gây tổn hại và hủy diệt. Rất khó đối trị lòng sân hận; rất khó phát triển lòng kham nhẫn. Kham nhẫn là đức tính duy nhất thắng được sân hận...
  • Một số nét tâm lý đặc trưng của lứa tuổi thanh niên

    05/12/2014TS. Lê HươngViệc phân đoạn quá trình phát triển tâm lý người phác họa cho chúng ta thấy rõ những nét tâm lý đặc trưng cho từng lứa tuổi. Trong mỗi giai đoạn phát triển các nét tâm lý đặc trưng nảy sinh trên cơ sở kết hợp các điều kiện khách quan và chủ quan...
  • Tâm lý học đám đông

    28/10/2006Phạm ToànCái yếu tố bệnh lý để Le Bon nghiên cứu đám đông là tin đồn. Qua tin đồn, ta sẽ hiểu đám đông theo nghĩa là hiểu sự bí ẩn của cách hình thành đám đông để từ đó mà biết cách chi phối đám đông, hoặc theo nghĩa là hiểu tâm lý đám đông không phải để cai trị đám đông, mà để không bị đám đông cai trị...
  • Hãy biết mềm hoá những cơn giận dữ

    27/01/2004Đưa tin xấu tới khách hàng là nhiệm vụ không dễ dàng. Tuy nhiên, đó là một bổn phận mà nhà kinh doanh phải thực hiện khi việc làm ăn không suôn sẻ. Sự thấu hiểu và trình độ chuyên nghiệp trong trường hợp này thể hiện ở khả năng mềm hóa những cơn giận dữ từ phía khách hàng...
  • xem toàn bộ