Bí ẩn tâm lý con người trên… “cõi mạng”

03:03 CH @ Chủ Nhật - 12 Tháng Hai, 2017

Sự ra đời của mạng xã hội đã làm thay đổi diện mạo đời sống xã hội. Chưa bao giờ con người có thể sở hữu nhiều mối quan hệ như hiện nay và cũng chưa bao giờ nghiên cứu tâm lý con người trở nên đa chiều như hiện tại với những tác động chưa từng được biết đến...

Mạng xã hội đang là một thách thức mới để các nhà khoa học lý giải những ẩn ức mới trong tâm lý con người trên… “cõi mạng”.

Đề tài yêu thích của phụ nữ và đàn ông trên mạng là gì?

“Chồng” là một trong những từ được sử dụng thường xuyên nhất bởi phụ nữ trên mạng xã hội, trong khi đó, từ “vợ” lại rất hiếm khi được nam giới đề cập đến trong các đăng tải của mình.

Bạn bè, gia đình, và chồng là những đề tài yêu thích nhất của phụ nữ, còn đàn ông có vẻ quan tâm đến… đồ vật hơn là… con người. Các đăng tải của đàn ông thường xoay quanh những món đồ cụ thể, như xe cộ, đồ chơi công nghệ…

Ngoài ra, những đề tài thường thấy khác của nam giới trên mạng xã hội gồm có chính trị, thể thao, thắng thua, cá cược, các trận đấu. Khi đã đề cập đến những chủ đề yêu thích này, thường nam giới cũng dễ… chửi thề vì bị kích động.

Phụ nữ sử dụng ngôn ngữ mềm mỏng, lịch sự, thể hiện nhiều tình cảm, trong khi đó, nam giới không ngại chửi thề, sẵn sàng sử dụng ngôn ngữ mạnh, không che giấu sự tức giận và cũng sẵn sàng tham gia vào những cuộc tranh luận nảy lửa trên mạng xã hội.

Kết quả này vừa được đưa ra sau một nghiên cứu phân tích ngôn ngữ đối với 65.000 người dùng mạng xã hội, đăng tải trên chuyên san khoa học PLOS One (Mỹ).

Mức độ thân tình của “bạn mạng”

Ở mức độ trung bình, một người dùng mạng xã hội sẽ có kết nối với khoảng gần 350 người bạn, tuy vậy, rất ít trong số này là bạn thân, và khi một người phải trải qua khủng hoảng trong đời sống thật, họ chỉ có thể trông cậy vào khoảng 4 người bạn trong kết nối mạng xã hội của mình.

Điều này cho thấy rằng những mối quan hệ trên mạng xã hội cũng phản ánh những tính chất tương tự như quan hệ trong đời sống thật.

Nghiên cứu thú vị này được tiến hành bởi khoa sinh vật học tiến hóa của trường Đại học Oxford (Anh). Theo đó, những người có tới hàng ngàn bạn trên mạng xã hội vẫn còn là một “hiện tượng bí ẩn” đối với giới nghiên cứu tâm lý học.

Nhóm nghiên cứu đến từ trường Đại học Oxford đã tiến hành khảo sát đối với 3.500 người dùng mạng xã hội ở Anh.

Giáo sư Robin Dunbar - người đứng đầu nghiên cứu khẳng định: “Những người dùng mạng xã hội có số lượng bàn bè kết nối lớn bất thường, lên tới hàng nghìn bạn, cũng không giúp họ có nhiều bạn thân thực sự ngoài đời hơn người khác, thay vào đó, họ có thêm nhiều mối quan hệ quen biết”.

Ngoài ra, những tương tác trên mạng xã hội cũng không thể đem lại sự thỏa mãn như những tương tác thật ngoài đời sống.

Tác dụng của mạng xã hội chủ yếu xoay quanh việc giúp con người quen biết nhiều hơn, tương tác nhanh hơn, giúp các mối quan hệ đã có không bị xa cách dần theo thời gian (do ít có cơ hội gặp gỡ), nhưng mạng xã hội cũng không thể ngăn việc một tình bạn dần trở thành mối quan hệ quen biết thông thường (vì không có bất cứ tương tác thật nào ngoài đời sống).

Số lượng bạn thân một người có thể có trong đời là bao nhiêu?

Những tài khoản mạng xã hội có hàng ngàn bạn cùng hàng ngàn người theo dõi cho tới giờ vẫn là đề tài thú vị của các nhà nghiên cứu tâm lý học.

Một thực tế đã được nhiều nhà tâm lý học biết đến, đó là mỗi con người trung bình chỉ có thể có 5 người bạn thân. Trong khi con người có khả năng hình thành nên những nhóm quan hệ xã hội rất phức tạp, thì chúng ta vẫn phải chịu một giới hạn định mức đối với số lượng bạn thân có thể có trong đời.

Định mức này đã tồn tại từ buổi sơ khai của lịch sử loài người, khi người tiền sử còn là những bầy đàn tập hợp nhau lại để cùng đi săn, thì ngay trong một nhóm săn, cũng đã có những nhóm nhỏ thân thiết, họ tin tưởng, trông cậy, bảo vệ, sát cánh bên nhau hơn so với những thành viên khác.

Các nhà nghiên cứu đến từ trường Đại học Sydney (Úc) đã công bố nghiên cứu này trên chuyên san Royal Society Interface (Anh). Nguyên nhân của giới hạn định mức này đến từ khả năng hoạt động của hệ thần kinh con người trong việc duy trì những mối quan hệ lâu dài, bền vững.

Nói một cách dễ hiểu là não bộ của chúng ta không đủ khả năng quản lý quá nhiều mối quan hệ đòi hỏi sự đầu tư, duy trì, chăm sóc.

Sự ra đời của mạng xã hội đã làm thay đổi ngoạn mục đời sống xã hội của con người, theo đó, số lượng mối quan hệ xếp vào hàng “quen biết” của con người đang nhiều hơn bao giờ hết, nhưng có những đặc điểm thuộc về cơ chế sinh học vẫn không thay đổi.

Nếu định nghĩa bạn thân là những người bạn có thể trông cậy trong hoàn cảnh khó khăn, là người bạn có thể trò chuyện đủ chủ đề, là người sẽ ủng hộ và yêu thương bạn bất kể những biến động thời gian, thì mỗi người chúng ta thường chỉ có trung bình 5 bạn thân.

Nghiên cứu cho thấy 74% chúng ta có một bạn thân là người đã cùng ta trưởng thành từ thời thơ ấu, 67% tìm thấy bạn thân ở trường phổ thông hoặc trường Đại học, 46% tìm thấy ở nơi làm việc, 33% tìm thấy nhờ một sở thích chung, 29% tìm thấy nhờ các hoạt động đến từ việc nuôi dạy con cái.

Các đăng tải trạng thái của người khác có tác động lên chính bạn

Những đăng tải của bạn bè trên mạng xã hội có tác dộng lớn tới tâm trạng của bạn, theo đó, những đăng tải tích cực giúp tâm trạng bạn tốt hơn, những đăng tải tiêu cực khiến tâm trạng bạn xấu đi.

Nghiên cứu thực hiện bởi khoa xã hội học của trường Đại học California (Mỹ) còn cho rằng các đăng tải sau đó của bạn cũng phản ánh chính những tác động tâm lý này. Nếu những đăng tải trong cộng đồng mạng của bạn ít thể hiện cảm xúc mạnh, các đăng tải của chính bạn cũng trung lập, dè dặt, ít biểu lộ cảm xúc hơn.

Tuy vậy, tâm lý người dùng mạng xã hội phức tạp hơn thế, nếu một ngày, bạn xem bảng tin và thấy toàn những điều tích cực, lý tưởng thì sao? Đó lại là một dạng trường hợp “cực đoan” khác đã được trường Đại học Humboldt (Đức) nghiên cứu.

Mạng xã hội có thể có tác dụng ngược, khiến bạn cảm thấy cô đơn và buồn bã nếu thấy quá nhiều những hình ảnh hạnh phúc, câu chuyện lý tưởng hiện ra.

Những điều này sẽ đánh thức cảm giác ghen tị trong bạn. Thậm chí, nghiên cứu đối với 600 người dùng mạng xã hội ở Đức còn cho thấy 1/3 trong số này cảm thấy tệ hơn sau khi vào thăm trang mạng xã hội của bạn bè mình, bởi sau đó, họ lại tự đem ra so sánh với cuộc sống của chính mình và cảm thấy thất vọng về bản thân.

Những hình ảnh, thông tin xoay quanh nghỉ tuyệt vời, kinh tế dư dả, công việc lý tưởng, quen biết rộng rãi hay đời sống phong phú… là những chủ đề dễ khơi dậy sự ganh tị âm thầm trong các “bạn mạng”. Những người thường xuyên “lướt mạng” để quan sát cuộc sống của các “bạn mạng” chính là những đối tượng dễ bị cô đơn và thất vọng nhất.

Nguồn:Dân Trí
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • ​Không thể né tránh mạng xã hội

    09/08/2019Lê Quốc MinhTôi còn nhớ vụ rơi máy bay quân sự cách đây nhiều năm. Một tai nạn thảm khốc! Khi đó, mạng xã hội chưa phát triển như bây giờ nhưng thông tin râm ran khắp nơi, cho dù có chỉ đạo không đưa tin về vụ này.
  • Trên mạng, người ta quên nhau là con người

    11/12/2016Vũ Viết Tuân thực hiệnNguồn cơn nào hình thành những “cơn bão lăng nhục” khổng lồ trên mạng xã hội hiện nay? Và liệu có cách nào để các công dân mạng dừng “ném đá” vô lý và theo phong trào mà không biết hậu quả của mỗi con chữ là vô cùng lớn?
  • Có nên tin vào mạng cộng đồng?

    28/11/2016PC World MỹCác vấn đề về tính riêng tư nảy sinh từ dịch vụ Beacon của Facebook mới chỉ là những quan ngại đầu tiên: người dùng mạng cộng đồng đang bị theo dõi...
  • “10 điều giới trẻ lãng phí” gây xôn xao cộng đồng mạng

    31/10/2016Nhân HoàngSức khỏe, thời gian, tiền bạc, tuổi trẻ, không đọc sách, cơ hội, nhan sắc, sống độc thân, không đi du lịch, không học tập. Đây là 10 điều mà nhiều bạn trẻ có thể ít quan tâm, được nhóm Art & Design Center đề cập đến trong bộ tranh của mình...
  • Sứ mạng giáo dục nhân văn: Tâm hồn Việt Nam, con đường thế giới

    24/10/2016Nguyễn Hữu LiêmCon đường giáo dục nhân văn, là tiền đề tương lai: khai mở và vun đắp một thế hệ sinh viên Việt Nam với những giá trị nhân văn dân tộc và nhân loại xứng đáng với khả năng tri thức được tiếp nhận từ thế giới. Ở tiền đề này, con người Việt với tâm hồn và bản lĩnh Việt là chính; nhân loại và thế giới là khái niệm, là mô thức và phương tiện cho tâm hồn và trực giác Việt Nam mà chúng ta phải đánh thức và khai sáng. Kiến thức và phương tiện kỹ thuật của thế giới là đôi cánh; tâm hồn Việt là động cơ. Cả hai là cần thiết cho chiếc phi cơ con người Việt Nam có thể bay lên cao trong tiến trình hiện đại hóa đất nước...
  • Mạng xã hội lượng nhiều, chất ít

    02/04/2016Hải AnhSinh vội vã, sống vật vờ - các mạng xã hội Việt Nam đang loay hoay tồn tại, phát triển và nỗ lực tìm hướng đi riêng để thoát khỏi tình trạng ảm đạm, nhất là trước động thái cạnh tranh mạnh mẽ sắp tới đây của Yahoo! (nâng cấp dịch vụ Yahoo!360o)...
  • Mạng xã hội đang chôn vùi ký ức

    03/03/2016Sacha SeganCác dịch vụ mạng xã hội đang tách rời chúng ta bằng cách phân tán cuộc đời chúng ta thành những ngăn nhỏ. Năm tháng trôi qua, chúng ta sẽ hối tiếc khi cố gắng tìm tòi trong những chiếc hộp kỷ niệm ảo và thấy chúng không có ở đó...
  • Cuộc cách mạng phong cách sống cho thế kỉ 21

    26/05/2015Quốc Dũng dịchBạn muốn xây dựng một thế kỷ 21 tươi đẹp hơn. Nhưng làm thế nào? Đó là điều mà tôi được hỏi rất nhiều trên Twitter và những nơi khác. Chúng ta có thể cảm nhận được nó, hầu hết trong chúng ta, tại nơi sâu thẳm bên trong....
  • Cần cuộc cách mạng Khai Sáng của người Việt

    27/09/2010Bùi Quang MinhĐể ý nhiều bạn trẻ, trung niên, và cả bậc cao niên lảng tránh bàn luận việc lớn nhỏ của đất nước, dân tộc hay của chính họ, tôi nhận thấy nguyên nhân chung họ đưa ra là: “Ôi dào, rách việc, nghĩ nhiều thì cũng đến thế, việc khó để người khác lo”. Có phải họ lười suy nghĩ, hay là họ ích kỷ cá nhân, họ chưa đủ khả năng nhận thức đầy đủ về dân quyền và việc quốc gia hay là họ đang thờ ơ với vai trò, trách nhiệm và quyền lợi của mình chăng? Họ chưa trưởng thành dù cho cơ thể và địa vị xã hội của họ đã lớn...
  • xem toàn bộ