Tiểu thuyết Việt bế tắc?

10:01 SA @ Thứ Ba - 27 Tháng Bảy, 2010
I. Lưu lạc trong lãng quên

Văn học nói chung đã trầm lắng thì tiểu thuyết nói riêng lại càng im ắng hơn khi càng lúc văn đàn càng hiếm những tác phẩm tạo dấu ấn đặc biệt. Tiểu thuyết thời hiện đại đã không thể nào làm nên những thành quả lớn lao như các thế hệ nhà văn trước đã làm.

Tại phiên họp mới đây, chuẩn bị cho Đại hội Nhà văn Việt Nam lần VIII sắp diễn ra, ông Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam - đánh giá cao sự đóng góp cho văn học những năm qua của các nhà văn trong việc cho ra đời nhiều tác phẩm ở thể loại tiểu thuyết. Nhưng nhìn từ thực tế trong năm qua, chỉ lác đác vài tác phẩm ít nhiều tạo được sự chú ý của dư luận, còn lại gần như chỉ “lưu lạc trong sự lãng quên” khi các tác phẩm ra đời đều mất hút.

Tìm đâu ra tác phẩm đặc sắc, có tầm?

Thống kê của Hội Nhà văn Việt Nam về số lượng tác phẩm làm nên cái gọi là “mùa bội thu” tiểu thuyết trong năm đã khiến không ít người bất ngờ bởi sự thật chỉ một vài tác phẩm tạo dấu ấn nhỏ giọt trong bè trầm của văn học. Thậm chí có ý kiến cho rằng trong suốt thời gian 5 năm trở lại đây, văn học thiếu hẳn những tác phẩm thật sự đáng giá, xứng tầm thời đại.

Văn học đang có vẻ như chững lại trước sự sôi động của cuộc sống hiện đại. Nếu như các nhà văn thế hệ trước đã tạo nên những dấu son chói lọi cho văn đàn bằng những tác phẩm có sức sống mạnh mẽ thì trong những năm gần đây, thật khó tìm được những hạt ngọc văn chương như: Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng; Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường; Sóng ở đáy sông, Thời xa vắng của Lê Lựu; Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp; Gió từ miền cát của Nguyễn Quang Thiều; Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh; Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai...

Một nhà văn miền Trung nhận định: “Văn học vẫn có nhiều tác phẩm dài hơi nhưng nỗ lực này chưa đủ góp phần làm nên một diện mạo văn học Việt trong thời đại mới”. Nhà văn Dương Hướng ngậm ngùi: “Tiểu thuyết bao giờ cũng mang trọng trách anh cả của văn xuôi. Trong tình trạng hiện nay, tôi chưa kỳ vọng nhiều về việc tìm ra những cuốn tiểu thuyết có thể gọi là đặc sắc, có tầm”.

Tác giả của Đất nước đứng lên – nhà văn Nguyên Ngọc - cũng không giấu nỗi âu lo: “Nền văn học hiện nay có vẻ như đang trong trạng thái uể oải, không có nhiều tác phẩm thể hiện tư tưởng lớn mà đang sa vào những cái tầm thường vụn vặt, có vẻ như nhà văn cũng đang mòn dần với chính mình. Với văn chương, số lượng không làm nên chuyện”.



Nhân vật trong ngõ hẹp

Tiểu thuyết vẫn được ra đời và ít nhiều tạo được những dấu ấn riêng cho từng tác giả nhưng dường như văn học vẫn thiếu những tác phẩm có thể tạo một “cú hích” đặc biệt, thật sự làm rung động văn đàn. Nhiều tác phẩm ra đời gần đây dù đề tài được khai thác như thế nào thì nhân vật cũng mang mẫu số chung là cô đơn, ám ảnh, lạc loài và đôi khi tình dục như là một phương tiện để giải tỏa những khắc nghiệt trong cảm xúc sống. Điều đó góp phần làm cho nhân vật văn học đang vào vòng luẩn quẩn.

Hai tác phẩm vào chung khảo cuộc thi sách Bách Việt 2010: Vắng mặt của Đỗ Phấn và Thể xác lưu lạc của Tiến Đạt thể hiện rõ nhất điều này. Tình dục như là tâm điểm được tập trung để khai thác nội tâm. Nhân vật trong Thế giới xô lệch của nhà văn Bích Ngân cũng hoang hoải trước sự bất lực của số phận mình; Bờ xám của Vũ Đình Giang cũng là một khát vọng vượt qua nỗi cô đơn bằng những gắn kết thể xác; Cao bay xa chạy của nhà văn trẻ Nguyễn Văn Học vừa mới phát hành cũng không nằm ngoài đề tài này... Tựu trung lại, nhân vật vẫn loay hoay trong những xúc cảm của nhu cầu tình dục.

Sự lạc loài của con người trong cảm xúc giằng xé trước cuộc sống đầy bất an cũng được chọn khai thác nhiều, như những nhân vật trong Giữa dòng chảy lạc, Giữa vòng vây trần gian của Nguyễn Danh Lam; The Joker, Mắt bão của Phan Hồn Nhiên; Nháp, Phiên bản của Nguyễn Đình Tú; Sự trở lại của vết xước của Trần Nhã Thụy...

Nhà văn trẻ Nguyễn Văn Học cũng nói rằng: “Chính những điểm yếu, khiếm khuyết của con người đã sinh ra những bi kịch trong cuộc sống hiện đại”. Tất nhiên, mỗi một tác phẩm đều tạo được dấu ấn riêng cho mình, nhưng vì sự tập trung tư tưởng về một mối nên khiến cho độc giả có cảm giác nhân vật luẩn quẩn, thiếu sự bung phá vượt ra khỏi cánh cửa hẹp của cảm xúc đưa tác phẩm có thể chạm đến những điều lớn lao hơn.

Một số tác phẩm của các nhà văn thế hệ trước như Dưới chín tầng trời của Dương Hướng, Sống khó hơn là chết của Trung Trung Đỉnh, Biển và chim bói cá của Bùi Ngọc Tấn, Một mình một ngựa của Ma Văn Kháng... ra đời nhưng cũng không thể tạo được một sức bật mạnh mẽ như các tác phẩm vang danh một thời của các nhà văn này. Ngay cả tác giả Tướng về hưu – nhà văn Nguyễn Huy Thiệp - cũng thất bại hoàn toàn với cuốn sách được cho là “mì ăn liền” Gạ tình lấy điểm. Có vẻ như những tinh túy trong họ đã được chắt lọc cho những tác phẩm trước đây, bây giờ chỉ còn lại những mảng “ký ức vụn” xâu chuỗi lại, nên cũng không làm bật lên được hiện thực xã hội. Ngay cả đề tài chiến tranh cũng chưa sâu mà gần như các “nhà văn lớn” chỉ tập trung nhiều vào mảng hồi ức với cách viết cũ theo kiểu văn phong tự sự, không còn đủ sức hấp dẫn độc giả hiện nay.


Quảng bá có làm nên chuyện?

Có nhiều ý kiến cho rằng trong thời đại ngày nay, một tác phẩm văn họcmuốn được nhiều người biết đến phải nhờ đến phương tiện truyền thông.

Quảng bá sách quan trọng nhưng không phải là điều cốt lõi làm nên sứclan tỏa cho tác phẩm. Nhà văn Lê Văn Thảo nói rằng thời của ông khônghề có khái niệm “PR” (public relation – quan hệ công chúng) cho vănhọc. Sách hay được truyền tai, truyền miệng rồi được người trong nghềđánh giá, phê bình và trở thành hiện tượng. Tác phẩm có giá trị tự nócó sức sống bền vững. Nói như thế để thấy rằng cách “quảng cáo” tốtnhất cho văn học chỉ có thể là giá trị tự thân của tác phẩm mà thôi.

Văn chương "ăn xổi ở thì"


"Những nhà văn có kinh nghiệm, nhiều vốn sống thì không tìm được bút pháp mới để tải những gì mình muốn viết, trong khi lớp trẻ thừa năng lực thì nhiều khi sống vội vã, hời hợt đến không có gì để viết". Đó là nhận định của nhà văn Nguyễn Quang Lập

Nhà văn Nguyên Ngọc trăn trở: "Xã hội đang đứng trước những vấn đề phức tạp và sâu sắc, đòi hỏi những người viết phải có nền tảng tri thức để có thể cảm nhận được những thay đổi của cuộc sống. Nhưng văn học hiện nay gần như trong trạng thái uể oải, lại đang sa vào những những cái tầm thường vụn vặt. Có vẻ như người viết càng lúc càng mòn với chính mình. Và điều đáng trách là có những cây bút lão thành lại cũng viết truyện theo kiểu câu khách giật gân. Những tác phẩm kiểu đó sống lâu làm sao được".


Nhà văn Di Li "chịu đi", tìm tòi để đầu tư chiều sâu cho tác phẩm. Ảnh: C.T.V

Đang nợ chính mình Nhà văn Cao Duy Sơn – giải thưởng Hội Nhà văn 2009 với tác phẩm Ngôi nhà xưa bên suối – nhận định thẳng thắn: "Vốn sống của người viết trẻ còn rất thiếu, thậm chí hời hợt, chưa mang đến được điều mà bạn đọc cần. Người viết đang sống trong thời đại của mình mà vẫn chưa hiểu biết nhiều về nó". Còn nhà văn Nguyễn Quang Lập khẳng định: "Tiểu thuyết hiện nay đúng là đang bế tắc, nhưng bế tắc về bút pháp chứ không bế tắc về đề tài. Những nhà văn có kinh nghiệm, nhiều vốn sống thì không tìm được cách mới để tải những gì mình muốn viết, trong khi lớp trẻ thừa năng lực thì nhiều khi sống vội vã, hời hợt đến không có gì để viết!".
"Nhà văn già" buông bút?

Không nhiều những tên tuổi nhà văn thế hệ trước còn trở lại với văn học trong thời gian gần đây. Một số ít tên tuổi vẫn âm thầm viết và xuất hiện gây bất ngờ cho làng văn, như nhà văn Dương Hướng đã cho ra đời Dưới chín tầng trời sau 15 năm thai nghén; nhà văn Trung Trung Đỉnh ở cương vị Giám đốc NXB Hội Nhà văn cũng cho ra mắt Sống khó hơn là chết và đang còn "dự trữ" tác phẩm Lính trận; tác giả của Mùa lá rụng trong vườn, nhà văn Ma Văn Kháng cũng có Một mình một ngựa... nhưng không gây được tiếng vang.

Không phủ nhận những cống hiến tận tụy của các nhà văn trẻ khi họ đã cho ra đời nhiều tác phẩm ít nhiều được bạn đọc quan tâm song, nói như nhà văn Dương Hướng: "Người viết trẻ đang nỗ lực bứt phá, cố làm mới nhưng chưa tới". Nhà văn Cao Duy Sơn bày tỏ: "Người cầm bút đang nợ chính mình. Nhịp sống thời đại mới với những biến đổi vô cùng lớn lao trên mọi phương diện xã hội nhưng điều đó chưa bao giờ được thể hiện thỏa đáng trong tác phẩm của người viết trẻ". Nhà văn Nguyên Ngọc đánh giá nghiêm khắc: "Văn chương không thể "ăn xổi ở thì", mỗi nhà văn đều cần phải có một vùng đất cho mình. Cây bút trẻ càng phải tự mình nâng tầm tri thức. Không thể có nhà văn lớn nếu như người viết chỉ ngồi một chỗ mà tưởng tượng". Chạy theo hư danh Một nhà văn nói rằng nhiều người viết hiện nay chỉ xem văn chương như là người tình hờ, viết vì nhu cầu bản thân nhiều hơn là sự cống hiến. Đề tài hiện thực xã hội đang bị né tránh, giá trị văn hóa sâu rộng của dân tộc chưa thể chạm tới và những đề tài chiến tranh, lịch sử, trinh thám, số phận người cùng khổ... đang là mảnh đất ít người "canh tác". Nguyên nhân chính là do người viết trẻ không đủ kiến thức và không đủ tầm để có thể khai phá những mảnh đất này trên bậc cao văn học. Nhà văn Dương Hướng ưu tư: "Thế hệ tôi và thời đàn anh đi trước có thể bỏ mọi thứ để cầm bút viết văn, viết như là một niềm đam mê không thể thiếu. Họ có thể đánh đổi cả đời cho nghiệp văn chương chứ không phải chỉ xem văn chương là nghề tay trái. Còn những cây bút trẻ bây giờ nhiều khi đang chạy theo hư danh". Thực tế đúng như vậy, sự nổi tiếng vội vã cũng khiến cho nhiều cây bút trẻ ảo tưởng về bản thân mình. Nhà văn Bích Ngân cho rằng nhiều cuốn sách ra đời thời gian qua tạo sự ồn ào như một hiện tượng nhưng đó lại là những chuyện sa đà vào những thứ nằm ngoài văn chương, ngoài tác phẩm. Theo Bích Ngân: "Văn chương là một con đường dài, nếu không đam mê, không dám đánh đổi thì người viết sẽ tự khước từ mình ra khỏi đời sống văn học". Điều này có thể kiểm chứng qua sự xuất hiện kiểu "chợt lóe lên rồi tắt" của một số cây bút trẻ trong thời gian qua. Ở góc độ của người đi trước, nhà văn Nguyên Ngọc cho rằng không ai bắt buộc nhà văn phải viết đề tài này hay đề tài khác. Vấn đề là tác phẩm có đủ sức thẩm thấu và có đủ giá trị lớn lao hay không. Nhưng rõ ràng cái sự "chưa tới", "chưa chín muồi" của người viết mới là nguyên nhân chính cho những tác phẩm ra đời chưa thể tạo được sự rung động sâu xa. "Nếu cứ sa đà vào kiểu văn chương tầm thường, câu khách, chạy theo hư danh thì nhà văn giết chết văn chương và giết chết chính mình" – tác giả Đất nước đứng lên nhấn mạnh.

III. Cần một cuộc "lột xác"

Văn học đang ở thời phải đợi - đợi sự phát triển - nếu có - của tiểu thuyết, đợi những tác phẩm đang ra đời nhỏ giọt hằng năm và đợi cả người viết trẻ đến lúc đủ tâm, đủ tầm và chịu dấn thân cống hiến cho văn học của họ

Nói theo ý kiến bức xúc của một nhà văn thì đã đến lúc chúng ta nên tiến hành một cuộc "lột xác" trên mọi phương diện, nếu không làm được như vậy thì tình trạng tiểu thuyết làng nhàng "cũ không ra cũ, mới cũng chẳng ra mới" còn tiếp tục kéo dài.

Chỉ còn trong hoài niệm Đời sống văn chương không còn sôi động, nhà văn lão thành không còn mặn mà với tiểu thuyết, các cây bút trẻ cũng nêu lý do họ phải làm nghề khác để sống nên không thể toàn tâm toàn ý với văn chương. Và điều tất yếu là văn học khó có thể trở lại dòng chảy mạnh mẽ với những tiếng vang như những thập niên trước. Cho đến thời điểm này, văn học đang trở lại "thời xa vắng" khi cả "nhà văn già" lẫn "nhà văn trẻ" đều không có dấu hiệu nào cho một "bước chuyển mình", nếu không nói là "văn già" đang có dấu hiệu dừng lại hẳn. Nói như nhà văn Nguyên Ngọc, "thế hệ chúng tôi không còn đủ sức để viết nữa, giờ là vai trò của những ngòi bút trẻ". Thật vậy, nhà văn thế hệ trước đã "lùi về tuyến sau", nếu có xuất hiện trở lại cũng chỉ trong những vai trò khác: Nhà biên kịch.




Bao giờ văn học VN có những cuốn tiểu thuyết giá trị như vậy?

Ở một góc độ khác, có thể thấy rằng tác phẩm của nhà văn thế hệ trước trong thời đại này cũng chưa thể thu hút được độc giả thời nay. Một nhà văn trẻ nêu ý kiến: "Cách kể chuyện theo kiểu cũ và những "chuyện thời quá vãng" được các cây bút "lão thành" khai thác không hợp với độc giả trẻ hôm nay. Mà nếu khai thác về đời sống trẻ hôm nay thì các nhà văn thế hệ trước cũng khó lòng làm được". Thất bại của cuốn Gạ tình lấy điểm của tác giả Tướng về hưu – nhà văn Nguyễn Huy Thiệp - có thể là một minh chứng cho nhận định này. Nhà văn Dương Thụy nhìn nhận: "Mỗi thời mỗi suy nghĩ, mỗi bối cảnh, mỗi cách nhìn nhận vấn đề khác nhau. Độc giả thời nào thì đọc tác phẩm của thời đó, độc giả tuổi trung niên chọn đọc tác phẩm của nhà văn trung niên, độc giả tuổi mới lớn chọn đọc tác phẩm của nhà văn chuyên viết cho tuổi mới lớn. Chúng ta không bao giờ nên áp đặt người viết phải thế này phải thế kia. Tiểu thuyết là một món ăn mà độc giả có toàn quyền chọn lựa và dĩ nhiên nhà văn cũng có toàn quyền viết cuốn sách của mình theo ý riêng". Khi "nhà văn già buông bút" mà thế hệ kế cận không đủ sức tiếp nối thì văn học sẽ có một khoảng trống lớn. Vòng xoáy "cơm áo gạo tiền"? Nhà văn trẻ thử sức ở lĩnh vực tiểu thuyết có thể kể đến những tên tuổi: Vũ Đình Giang, Phan Hồn Nhiên, Dương Thụy, Nguyễn Đình Tú, Tiến Đạt, Thủy Anna... nhưng người viết nào cũng có một công việc chính để kiếm sống hơn là nghề cầm bút. Một nhà văn trẻ từng có nhiều tác phẩm được độc giả yêu thích cũng tuyên bố "giải nghệ", không viết văn vì "cơm áo không đùa với khách thơ". Sự thật là vậy. Một nhà văn trẻ khác cũng cho biết rằng chị âm thầm viết sách hơn một năm, tác phẩm ra đời được độc giả ít nhiều quan tâm nhưng tiền nhuận bút mà cuốn sách mang lại cũng chỉ gần bằng một tháng lương làm việc hiện tại của chị. Nhà văn Lê Văn Thảo nói khi nhuận bút không đủ sống thì không thể buộc nhà văn phải đầu tư thời gian 2, 3 năm cho một cuốn tiểu thuyết, vẫn phải chấp nhận xem việc viết như là một nghề tay trái. Đó cũng là lý do mà nhiều cây bút chọn viết tản văn, truyện ngắn... Nhưng theo nhà văn Cao Duy Sơn, áp văn chương vào miếng cơm manh áo chỉ là một cách nói vui hoặc biện minh cho những tác phẩm thường thường ra đời của họ. "Có cả núi tiền cũng không tạo ra được tác phẩm có hồn nếu không thật sự toàn tâm toàn ý làm việc cống hiến cho văn học. Nếu không nắm bắt được hơi thở thời đại, tiểu thuyết sẽ khó theo kịp bước chuyển mình của cuộc sống hôm nay". Chờ đến bao giờ?

Nhà văn Cao Duy Sơn: "Có cả núi tiền cũng không tạo ra được tác phẩm có hồn nếu không thật sự toàn tâm toàn ý làm việc cống hiến cho văn học. Nếu không nắm bắt được hơi thở thời đại, tiểu thuyết sẽ khó theo kịp bước chuyển mình của cuộc sống hôm nay".

Nhà văn Tiến Đạt nói viết tiểu thuyết, đối với nhà văn trẻ, còn là dịp để họ kiểm chứng sự trải nghiệm, tư duy và năng lực sáng tạo nhưng đó là điều không dễ dàng chút nào. "Mỗi thời, tùy vào hoàn cảnh lịch sử sẽ sản sinh ra thế hệ nhà văn không giống nhau, điều này sẽ tạo nên tính đa dạng, phong phú trong nền văn học. Nhưng để đi được con đường dài, không những phải có đam mê, nội lực mà còn cần phải có bản lĩnh và... sức khỏe tốt để vượt qua được những khó khăn" – tác giả của Thể xác lưu lạc chia sẻ. Nhiều người viết trẻ cực lực phản đối chuyện tiểu thuyết đang chết mòn, chỉ cho rằng dòng trôi chậm và tiểu thuyết vẫn đang chờ ngày "phục sinh" còn đó là ngày nào thì vẫn phải đợi. "Đừng buộc người trẻ phải có tiểu thuyết mà phải đợi cho đến khi họ cần có đủ vốn sống và sự trải nghiệm cần thiết. Tiểu thuyết cũng giống như một đồ thị lên xuống vậy" – một nhà văn trẻ bày tỏ. Nhà văn Lê Văn Thảo cũng nói rằng muốn văn học phát triển cũng cần phải chờ thời gian. Nhà văn Cao Duy Sơn cũng có góc nhìn lạc quan: "Nếu hôm nay chưa có, biết đâu ngày nào đó sẽ xuất hiện những tài năng xuất chúng, với những tác phẩm lớn mang tầm thời đại. Chúng ta hãy kiên nhẫn chờ đợi". Nhà văn quân đội Nguyễn Đình Tú chia sẻ góc nhìn: "Các nhà văn hiện nay viết trong tình trạng đa cực về quan niệm thẩm mỹ. Cái gọi là "dấu ấn" của tiểu thuyết hôm qua khác với "dấu ấn" của tiểu thuyết hôm nay. Cái hôm qua toàn dân đọc hôm nay chưa hẳn đã còn giá trị. Cái còn e dè hôm nay có thể sẽ lại có giá trị phổ quát ở ngày mai". Và như thế chung quy lại cũng có nghĩa là văn học đang ở thời phải đợi – đợi sự phát triển – nếu có - của tiểu thuyết, đợi những tác phẩm đang ra đời nhỏ giọt hằng năm và đợi cả người viết trẻ đến lúc đủ tâm, đủ tầm và chịu dấn thân cống hiến cho văn học của họ.

Biến không thể thành có thể

Sựnóng vội của một số cây bút trẻ đã góp phần cho ra đời những tác phẩmchỉ ghi dấu mờ trên văn đàn. Nếu như các nhà văn nước ngoài dám dấnthân vào những chuyến đi nhiều khi khổ ải, dám trải mình qua một vùngkhông gian văn hóa và đầu tư công sức nhiều năm để cho ra một tác phẩmđủ sức chinh phục độc giả trên thế giới thì ở Việt Nam, điều đó làkhông tưởng. Nhà văn có thể viết bằng trải nghiệm tự thân nhưng nếuthiếu sự va chạm thực tế và niềm đam mê bền bỉ thì khó có được một tácphẩm tạo dấu ấn đặc biệt.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nếu chỉ có sách giải trí, văn học đi vào con đường tự sát

    19/07/2018Nhà phê bình Nguyễn HòaĐể viết sách giải trí, yếu tố kỹ thuật là yếu tố hạng hai và ý tưởng là một thứ xa xỉ. Một người chỉ viết như thế, sẽ khó trở thành nhà văn. Một nền văn học chỉ có tác phẩm như thế, sẽ là một nền văn học đang đi trên con đường tự sát…
  • Cô đơn hay lộng gió thời đại?

    12/08/2016Đinh Quang TốnVăn nghệ sĩ muốn sáng tạo thì phải hiểu thấu mọi điều từ nội tâm con người đến mọi sự việc hành động của toàn xã hội. Anh cô đơn, không hòa đồng với mọi người thì làm sao hiểu được họ? Những điều anh viết ra sao có được hơi thở cuộc sống? Những điều anh bịa ra rất dễ quái đản! Không, văn nghệ sĩ, trong đó có các nhà thơ nhà văn phải có một tâm hồn lộng gió thời đại thì mới mong có được những tác phẩm có sức sống...
  • Dấu ấn phương tây trong văn học Việt Nam hiện đại - vài nhận xét tổng quan*

    05/05/2016Nguyễn Văn DânKhảo sát những dấu ấn của văn học nước ngoài trong một nền văn học dân tộc là một trong những đề tài của văn học so sánh ứng dụng. Trong bài này, chúng tôi chỉ khảo sát những dấu ấn của văn học phương Tây trong văn học Việt Nam hiện đại và đánh giá ý nghĩa của chúng dưới góc độ văn học so sánh, chứ chúng tôi hoàn toàn không có ý nói rằng văn học Việt Nam chỉ là những dấu ấn của phương Tây.
  • Khuynh hướng tính dục trong sáng tác văn học gần đây

    14/07/2013Nguyễn Đình Tú...tôi nhận thấy văn trẻ vài năm trở lại đây nổi bật lên ba khuynh hướng sau: Thứ nhất, Lạ hóa, được hiểu là trong tác phẩm có các yếu tố kỳ ảo, hoang đường, lạ, phi lý, dị biệt…; Thứ hai, Tính dục, là các yếu tố sex được sử dụng khá đậm nét trong tác phẩm; Thứ ba, Bình dân hóa, thuộc về khuynh hướng này, xin được hiểu là những tác phẩm đề cao giá trị giải trí”...
  • Văn chương trẻ tăng tốc trong mơ hồ

    19/03/2010Lê Thiếu NhơnNhìn lại năm 2009, chợt nhận ra một điều tương đối kỳ lạ: Cuộc suy thoái kinh tế ảnh hưởng đến mọi ngành, mọi nghề nhưng không hề ảnh hưởng đến hoạt động văn chương. Đặc biệt là văn chương trẻ, tác phẩm vẫn công bố rôm rả, tác giả vẫn đăng đàn hoan hỉ.
  • Người viết trẻ và những chiếc áo quá cỡ

    28/09/2009Ngô Thục MiênVới một số người viết trẻ, họ được ban phát lời khen một cách dễ dãi, tùy tiện, thậm chí họ phải nhờ người khác ban khen, điều này làm cho việc đánh giá họ không chính xác. Không chỉ vậy, có sự nhập cuộc của truyền thông, tài năng của một số người viết đã được thổi phồng lên gấp nhiều lần so với tài năng thực sự.
  • Nghệ thuật lớn thường là sự giao cắt giữa hiện thực và "tuyệt đối"

    11/06/2009Hoàng Ngọc HiếnNhững nhà văn lớn thường gặp những triết gia lớn ở chỗ trong tác phẩm của họ, con người được đặt trong quan hệ với "cái tuyệt đối”. Trong nghiên cứu, phê bình văn học hiện nay con người thường được đặt trong quan hệ với những vấn đề chính trị - xã hội thời sự. Nghiên cứu, phê bình văn học sẽ có chiều sâu hơn nếu như những vấn đề thời sự chỉ là điểm xuất phát.
  • Phê bình nghệ thuật: Viết không có độc giả *

    04/05/2009James Elkins - Như Huy dịchPhê bình nghệ thuật đang gặp khủng hoảng toàn cầu. Giọng điệu của nó trở nên yếu ớt, và bản thân nó đang bị tan loãng vào nền phông lộn xộn của ngành phê bình văn hóa mì ăn liền. Song sự suy tàn của nó không phải là cú thở hắt cuối kết của một thực hành đang đến giờ lâm chung, bởi cũng vào ngay chính lúc này đây, phê bình nghệ thuật đang khỏe mạnh hơn bao giờ hết.
  • xem toàn bộ