Chuyện tiêu tiền
Trong văn hóa truyền thống Trung Quốc, có một cái lối là giỏi bốc hay khoe. Chẳng hạn, một bác sĩ Đông, một thầy khí công, một thầy bói bày quán ở đầu phố xem quẻ, những người ăn nhậu trên mâm cỗ, một đôi bạn ham cờ và những người túm tụm xem đánh cờ dưới đèn đường..., ai cũng vốn liếng có một thì thổi lên mười, ngay đến con rận bắt ra từ gấu áo bông rách cũng là của quí, mắt có hai mí thì bảo mình xinh. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, phàm là những ai khoe mình đều không đáng sợ, một đứa trẻ con trên phố bảo nó là Mao Trạch Đông, nó nói ra ai tin? Người không tin, ma cũng không tin.
Vài năm trước, đeo khẩu trang rất vệ sinh rất văn minh, nhiều người đeo cái dây trắng ở cổ, còn khẩu trang thì nhét vào trong áo để lộ cái dây đeo trắng ra ngoài. Sau đó lại chạy theo kính râm, cũng không đẹp, hoặc giá kính lên quá trán, hoặc xỏ một gọng vào khuy áo. Còn bây giờ thì đứng, ngồi, nằm, đi lại... không mang cái gì, chỉ sính mang máy điện thoại di động, càng ở chỗ đông người, càng hét thật to. Những chuyện ấy đều là để khoe mình, tỏ ra mình có tiền, song cũng bộc lộ cái nghèo nàn và khinh bạc. Mồm vàng lời ngọc chỉ có thể là hoàng đế chứ đâu phải là những người bịt răng vàng. Những kẻ khắp người từ trên xuống dưới toàn ăn diện đồ xịn, đắt tiền, chẳng có ai là "danh giá quí tộc". Chủ tịch Mao Trạch Đông già nửa đời cầm quân đánh nhau mà chưa hề đeo gươm mang súng. Những nhà tỉ phú đại thể cũng không bao giờ đeo cái cặp tiền xinh đẹp bên người.
Càng không phải là nghệ sĩ, họ càng ra bộ giống nghệ sĩ. Càng là người không có tiền, càng tỏ ra mình là ông chủ có tiền.Nói một câu hay ho: "Không thể nói, tiền là chứng minh tất cả, song cũng không thể nói tiền không phải là minh chứng cho một giá trị ". Nói khó nghe hơn một chút, vẫn là sợ người bên cạnh coi thường. Bẩm tính của cuộc sống là sống nghèo khổ thì bị chê cười, sống sung sướng thì bị ghen ghét. Cửa vào ra khách sạn hào hoa sang trọng bao giờ cũng có cái biển đề: "Quần áo không chỉnh tề, không được vào". Cái gọi là không chỉnh tề, thật ra là quần áo không hoa lệ . Tuy trên đời có câu: Lôi thôi của người thường là bẩn thỉu, lôi thôi của người có tên tuổi là luộm thuộm. Nhưng thường những người có tên tuổi mà luộm thuộm, sau khi nói rõ họ tên mình trước người khác, thì nét mặt của người tiếp đãi từ lạnh nhạt chuyển sang hớn hở. Những người đàn bà xinh đẹp, trong túi xách tay xinh xắn nhét đầy giấy vệ sinh, họ không dám vào nhà tắm, nhưng sau khi cởi bỏ bộ áo ngoài đẹp đẽ, liền co người lại che chiếc áo lót trong rách bươm, đôi giày cao gót bóng lộn không thể cởi bỏ, bởi chiếc tất bị ngón chân chọc thủng. Các nàng phải nhanh nhanh yêu đương, yêu đương sẽ được tiêu tiền của bạn trai, hoặc không cưới anh này, ngày mai ngắm vị kia, dây leo đã quấn cây, thì cây cao bao nhiêu, dây leo cao bấy nhiêu, bọn đàn ông "xuống biển buôn" lặn ngụp, các nàng cũng "xuống biển buôn" ở trên thuyền của họ...
Xã hội ngày càng phát triển đến chỗ duy trì bằng pháp luật và đô la. Có mức tiền định số, thì ở đời trôi chảy. Đoàn tụ chia ly, đi đi lại lại, con người giàu nghèo...chìm nổi trên đồng tiền. Nếu mỗi tờ đô la là một cuốn tiểu thuyết thì đều có một đoạn li kì. Nếu bình tĩnh mà nói, người đáng yêu bây giờ không phải là những phụ nữ trẻ tuổi, mà là các bà già tỏ ra chân thật với bản chất tiểu thị dân. Tiểu thị dân có cái mùi vị của tiểu thị dân: chải đầu bóng loáng đi chợ rau, hỏi giá ở cửa hàng này, lại hỏi giá ở cửa hàng kia, ngẩng đầu nhìn trời, cúi đầu đếm tiền, cãi nhau với chủ bán hàng vì một hai xu, đòi nào tố giác, nào kiện cáo khi nhìn vào quả cân và đòn cân của người bán, rồi bóc lá rau, cấu rễ hành, cuối cùng ra về còn tiện tay bốc vài cái giá đỗ. Những người đàn bà trẻ trong thị dân vẫn còn có chữ "nhỏ", nhưng hành vi làm việc lại muốn to. Càng nhỏ, càng sợ người ta chê nhỏ, chẳng khác gì tiểu Nhật Bản cứ tự xưng là đế quốc đại Nhật Bản; một thành phố ở bãi cửa sông Trường Giang cứ đòi gọi là đại Thượng Hải. Theo những gia đình thông thường, thì những người được tiêu tiền đều là đàn bà. "Viêm khí quản" hiện nay mỗi ngày một tăng, là vì các ông chồng càng ngày càng mất đi sự độc lập về kinh tế. Sự thật là, người đàn ông chân chính không tiêu tiền. Một vị thủ tướng Nhật Bản đã nói: Người đàn ông tốt, ra khỏi nhà trong túi chỉ có mười đồng. Anh ta có khả năng làm ra tiền, làm ra tiền để đàn bà tiêu, để đàn bà tiêu tiền là giao nhiệm vụ vụn vặt thường ngày trong gia đình cho chị ta hoàn thành. Cho dù chị em có dùng tiền sắm quần áo, son phấn, thì các ông anh càng vui vẻ.
Thử nghĩ, một người được người khác cưu mang, lại cưu mang một người nữa, từ trong sâu thẳm trái tim của anh ta không muốn thường gặp ân nhân, mà chỉ mong người được cưu mang thường xuất hiện trước mặt mình. Mặc dù phủ nhận và che giấu như thế nào đi chăng nữa, thì xã hội hiện giờ vẫn là xã hội lấy đàn ông làm trung tâm. Đàn bà – như Trương ái Linh đã nói - cho dù bạn chạy về phía trước thì người gặp gỡ phía trước vẫn là đàn ông. Cho nên người đàn bà có tiền, làm người hùng, chỉ mong mọi thứ được chủ động, song mọi thứ đều không chủ động, nhất là tình yêu.
Thuộc tính của tiền đã là lưu thông, thì tiền giống như lớp cáu trên người, con người lại nặn bằng đất, rửa rồi lại có, có rồi lại rửa. Lý Bạch nói: Ngàn vàng rải đi còn nhặt lại được. Đầy tớ giữ của chẳng đứa nào có tiền, con người không có tiền không được, song người kiếm được nhiều, kẻ kiếm được ít, bề ngoài gần như do năng lực khác nhau, nhưng thực chất là do từng loại người quyết định. Trong đàn kiến có kiến chúa phối giống, có kiến thợ, có cả kiến lính; chó không đẻ trứng, gà lại đẻ trứng; không cho gà đẻ trứng, gà sẽ chết tức. Trăm ngành trăm nghề, cuộc sống mỗi người một vị trí, sinh mạng không phân sang hèn, nhỏ bé. Đối với chúng ta, tiền đến thì nhận, đi không tiếc, tiêu nhiều tiêu ít đều không để mệt, huống hồ mỗi con người không thể nghèo tới mức không có một xu (không có một xu là người đã chết), mỗi người càng không thể gom góp tất cả tiền. Tiền quá nhiều, tiền sẽ không thuộc về mình. Tiền như không khí, như nước, còn người chỉ mọc hai lỗ mũi và một cái mồm. Nếu đã như vậy, chúng ta có thể cười những người nghèo đến mức chỉ còn lại tiền mà sốt ruột, và có thể bình tĩnh, vui vẻ hoàn thành ý nghĩa sinh tồn của mỗi chúng ta.
Người xưa nói: "An bần, lạc đạo", đâu có phải là một loại phóng khoáng và dí dỏm của bần cùng sau khi không còn biết làm thế nào. "An bần", thực tế là sự nhắc nhở chớ sốt ruột, nôn nóng đối với tiền bạc; còn "lạc đạo, thì càng là lời kêu gọi vĩ đại đối với một mạng sống trọn vẹn.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí ThànhVề tật xấu của người Việt: Tre Việt Nam trong thế kỷ 21
09/05/2008Phong Doanh“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005