Lời nói đâu mất tiền mua

12:00 SA @ Thứ Hai - 01 Tháng Giêng, 1900

Trong thế giới hiện đại nhờ khoa học kỹ thuật tiến bộ, giao thông thuận tiện, sách vở dồi dào, nền văn hoá giao tiếp trở thành một vấn đề phổ biến. Văn hóa giao tiếp trong quá trình toàn cầu hóa là một vấn để mang tính hai mặt, nó có thể biến mọi điều thành có thể và ngược lại.

Như ta đã biết, bản chất con người chỉ bộc lộ ra trong giao tiếp, chữ “nhân" với nghĩa là "tính người" bộc lộ trong quan hệ giữa hai người. Đối với việc giao tiếp, có thế thấy được đặc điểm của người Việt là thích giao tiếp thể hiện chủ yếu ở hai điểm: Thích thăm viếng, tính hiếu khách đồng thời, người Việt lại có một đặc tính hầu như ngược lại là rất rụt rè, điều mà những người quan sát nước ngoài rất hay nhắc đến. Trong quan hệ giao tiếp, với đặc điểm trọng tình đã dẫn người Việt Nam tới chỗ lấy tình cảm lấy sự yêu, sự ghét làm nguyên tắc ứng xử, sống có lý,có tình nhưng vẫn thiên về tình hơn. Với đối tượng giao tiếp, người Việt Nam có thói quen ưa tìm hiểu, quan sát, đánh giá. Tuổi tác, quê quán, trình độ học vấn, địa vị xã hội, tình trạng gia đình là những vấn đề người Việt Nam thường quan tâm.

Do có tính cộng đồng cao, nên người Việt có đặc điểm là trọng danh dự trong giao tiếp: “Tốtdanh hơn lànháo", "Đói cho sạch rách chothơm", "Trâu chếtđể da người ta chết để tiếng.Danh dự được người Việt Nam gắn với năng lực giao tiếp: Lời nói ra để lại dấu vết, tạo thành tiếng tăm, hoặc được truyền đến tai nhiều người tạo nên tai tiếng. Về cách thức giao tiếp, người Việt Nam ưa sự tế nhị, ý tứ và trọng sự hòa thuận. Lối giao tiếp ưa tế nhị khiến người Việt Nam có thói quen giao tiếp "vòng vo tam quốc", hiếm khi mở đầu trực tiếp nói thẳng vào vấn đề như người phương Tây. Về nghi thức giao tiếp, người Việt Nam có một hệ thống nghi thức lời nói rất phong phú. Trước hết, đó là sự phong phú trong hệ thống xưng hô bằng các từ chỉ quan hệ họ hàng. Và, trong nghi thức lời nói, người Việt Nam không có những từ cảm ơn, xin lỗi khái quát dùng chungchung cho mọi người, mọi trường hợp như người phương Tây.

Trong xu thế hiện nay, toàn cầu hóa gần như là một điều không thể tránh khỏi. Toàn cầu hóa có thể làm đồng hóa, làm nghèo đi đồng thời cũng có thể làm cho các nền văn hóa giao tiếp xẻ chia và cùng trở nên phong phú, cũng có nghĩa là chúng ta vừa lớn lên lại vừa nhỏ lại vừa mạnh lên lại vừa yếu đi. Khi hai hay nhiều nền văn hóa tiếp xúc với nhau, trên lý thuyết có thể xảy ra những khả năng sau: khi hai nền văn hóa hoàn toàn khác biệt nhất là đối kháng nhau, thành viên hai nền văn hóa đó lần đầu tiên gặp gỡ nhau, thường trải qua một kinh nghiệm "chấn động văn hóa": mỗi bên đều chạm trán với một phản ứng "bất bình thường". Nếu mỗi bên đều thủ thế cho mình mới là đúng, thường phát sinh thái độ đối kháng, có thể đưa tới thù địch, nếu họ chủ trương dùng thế lực giải quyết vấn đề thì tình trạng càng trở nên khốc liệt. Do vậy, chúng ta cần có hướng giải quyết để dung hòa giữa hai bên trong quá trình hội nhập.

Sống chung trong một "không khí văn hóa", phần lớn chúng ta nhìn nhau không được rõ lắm. Do đó, cận cảnh người Việt dưới góc nhìn của doanh nhân nước ngoài có nhiều điều khiến chúng ta giật mình. Họ ca ngợi người Việt thông minh, chăm chỉ làm ăn. Nhưng đồng thời họ cũng nhận ra những điểm khác với họ đến...khó hiểu. Như chuyện đã là doanh nhân nhưng lại tiêu phí hết thời gian quá nhiều trong các nhà hàng bia bọt mỗi chiều, mỗi tối. Phần lớn các khoản thu tiếp vui chơi bạn bè ấy lại được đưa vào chi phí giao tiếp của doanh nghiệp. Tại những cuộc gặp gỡ lớn (hội thảo, hội nghị) với doanh nhân quốc tế, do sự thiếu đầu tư tri thức doanh nhân Việt Nam thường "cocụm" với nhau, không tận dụng được cơ hội quảng bá thương hiệu, góp tiếng nói trọng lượng của mình tại diễn đàn quốc tế.

Gặp lại M.H trong một buổi sinh nhật cô bạn cũ. Mặt cô buồn so vì quyết định bỏviệc tại một Công ty liên doanh với mức lương trên dưới 8 triệu đồng/tháng. Ai cũng tiếc vì quyết định bất ngờ của M.H.Hỏi mãi, cô mới giải thích cho việc bỏ làm là vì bị bà sếp liên tục...chửi. Cô bức xúc: "Làm sai chuyện gì bà ta thản nhiên nhìn vào mình và gào lên: nuts, nuts (đồ điên)! Tức không chịu được". Cô nói thêm: "Tuy chưa chửi bằng tiếng Việt nhưng trong tiếng Anh mấy từ đó xúc phạm mình lắm chứ”! Chứng kiến phong trào ngoại hóa tiếng chửi, không ít người cho rằng những tiếng chửi ấy còn "lịch sự" hơn rất nhiều so với tiếng Việt. Tuy nhiên, đó lại là suy nghĩ hết sức lệch lạc. Rất nhiều người tránh những từ văng tục bằng Tiếng Việt nhưng họ đã quên mất lời chửi thề, dù ở bất cứ hình thức ngôn ngữ nào thì nó vẫn là lời nói tổn thương đến người đối diện, làm ô nhiễm cộng đồng. Và điều đáng nói nhất là nó xa lạ hoàn toàn với văn hóa giao tiếp chuẩn mực.

Không ít người trong chúng ta đã phải khổ sở vì những hành vi rất đau lòng. Một thái độ cạnh tranh tiêu cực liên tục trong công việc làm cho mỗi người đều cảm thấy khó chịu. Với thái độ đó người cạnh tranh chẳnghạnh phúc vì những hành vi nói cạnh nói khóe, nói mỉa mai...Chẳng cảm thông, chẳng chia sẻ, không khoan nhượng, không vị tha...sẽ làm cho sự thanh lịch của chính mình giảm sút một cách trầm trọng. Rất nhiều người đã từng trò chuyện rất thật với chúng tôi rằng, họ cảm thấy người nói chuyện với họ thật thanh lịch khi ăn nói nhẹ nhàng, biết lắng nghe, biết cảm thông và sẵn sàng hợp tác.

Mới đây, tôi có dịp tiếp xúc với cô người mẫu nhưng thật thất vọng về văn hóa giao tiếp. Đẹp thì có đẹp nhưng đó chỉ là hình thức, còn phông văn hóa hầu như rỗng tuếch. Khi đang nói chuyện, bỗng có tiếng chuông điện thoại vang lên, cô vội phát ngôn chửi bừa bãi...mà không cần tôn trọng người đang nói chuyện đang phải nghe những ngốn từ ngoài ý muốn. Thếmới biết hành vi giao tiếpcủa mỗi con người không tự dưng có được nếu không có ý thức rèn luyện. Chính mỗi cá nhân phải luôn cân nhắc, nghĩ suy đề thực hiện những hành vi giao tiếp của mình sao cho thật lịch sự. Cách nói phải được đặt trong tầm kiểm soát một cách có chừng mực để đảm bảo lĩnh hiệu quả của nó trong quan hệ, tiếp xúc. Điều đương nhiên là không được lạm dụng kỹ thuật quá mức hành vi giao tiếp trở nên sáo rỗng, khô cứng và vô cảm.

Thực tế cuộc sống cho thấy, chính văn hóa hành vi trong giao tiếp sẽ nói lên thật nhiều sự thanh lịch đích thực của một con người. Chúng ta cần hiểu và áp dụng tốt các kỹ năng giao tiếp trong công việc và cuộc sống, sử dụng các hình thức giao tiếp hiệu quả, xóa bỏ các rào cản trong khi giao tiếp, thống nhất văn hóa giao tiếp trong công sở, dễ dàng giao tiếp và quan hệ công việc với các phòng ban. Để giữ được sự hòa thuận cần thiết, người Việt rất hay cười. Nụ cười là một bộ phận trong thói quen giao tiếp của người Việt, có thể gặp nụ cười Việt Nam vào cả những lúc ít chờ đợi nhất.

Theo các chuyên gia tư vấn việc làm, lịch sự ở công sở là sư khôn khéo và khéo léo theo kiểu của các chính khách thể hiện qua hành động và thái độ giao tiếp của bạn đối với những người xung quanh trong công sở. Cử chỉ, ngôn ngữ điệu bộ trong giao tiếp khác nhau tùy thuộc nềnvăn hóa khác nhau. Để tránh những sự hiểu lầm đáng tiếc, bạn cần tìm hiểu văn hóa giao tiếp qua sách vở, thực tế trên mạng Intemet. Quy tắc vàng và là quy tắc cơ bản nhất là: Hãy đối xử với người khác như cách người ta đối xử với bạn. Nếu bạn đối xử thận trọng và quan tâm với đồng nghiệp, họ khó có thể làm điều ngược lại với bạn.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc: