Thành tâm và bình đẳng trong đối thoại

08:28 CH @ Thứ Bảy - 24 Tháng Ba, 2007

Cha ông có dạy: "Khôn ngoan chẳng lọ thật thà", cái “thật thà" đó chính là thành tâm trong mọi quan hệ giữa con người với nhau. Khi nói chuyện về ai, người ta thường nhìn thẳng vào mắt nhau. Bởi vì ngoài tiếng nói, ánh mắt còn bộc lộ cái thật được che giấu bên trong. Nếu chân thành, các bên dù có quyền lợi đối kháng nhau cũng có thể tìm ra tiếng nói chung qua đối thoại. Nghệ thuật chính trị xưa nayvẫn bị coi là nghệ thuật của sự thi thố thủ đoạn xảo trá, đầy những bí mật nhà nghề. Thể nhưng chính trị hiện đại thì cái bí mật, cái xảo trá mỗi ngày một bớt đi để nhường cho sự thành tâm. Bởi vì ngày nay người ta khó mà giấu giếm được nhau ý đồ thật sự của mình. Công nghệ thông tin, sức mạnh và sự cởi mở của báo chí hiện đại giúp cho sự thật được sớm ló dạng, "bóc mẽ" được nhiều điều. Thông tin được cho không hoặc bán với giá cực rẻ chưa từng có nhờ Internet nên khó mà độc quyền. Không ai muốn giấu làm gì những thứ mà thiên hạ đều biết. Sự thành tâm vớinhau tỏ ra có hiệu quả hơn nhiều chứ không chỉ là lời nói đạo đức suông như trước đây, đúng là "khôn ngoanchẳng lọ thật thà".

Đối thoại còn đòi hỏi một điều kiện cần thiết khác. Đó là sự bình đẳng. Nếu không có ý định bình đẳng với người đối thoại mà muốn coi người đối thoại với mình chỉ là thứ bèo bọt không cần tính đến thì không cuộc đối thoại nào có thể thành công.Những cuộc chiến tranh trong lịch sử nhân loại trước đây nổ ra thường do nước lớn quá coi thường nước nhỏ. Dân bất mãn với chính quyền đều do dân không được coi là gốc, bị coi rẻ trong đối xử, trong đối thoại. LãoTử có nói rằng, thánh nhân không được coi dân như "xô cẩu” (con chó bằng rơm). Dù nói chuyện với người yếu hơn mình, thấp kém hơn mình, bất kỳ kẻ mạnh nào, người sang nào cũng phải coi đối phương, đối tác bình đẳng với mình mới có thể dẫn tới tiếng nói chung được. Nếu không thì, "con giun xéo mấy cũng quằn", vứt đối thoại đi để sử dụng những biện pháp khác mà mỗi bên đều có thể dùng để đạt mục đích của mình.Kết quả đáng buồn thường thấy là chẳng mấy ai đạt được mục đích sau khi quẳng đối thoại vào sọt rác .

Lần đầu tiên ở nước ta, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đối thoại trực tiếp và công khai với QuốcHội với dân chúng. Kết quả do những cuộc đối thoại ấy chưa biết ngay được. Đối thoại vẫnlà một nghệ thuật cần phải học hỏi. Nhưng là chuyện lần đầu tiên có ở nước ta nêncó thể nói đó là một biểu hiện rất đáng mừng. Đó là dân đã hiểu được một điều: Thủ tướng mới đang muốn thành tâm và bình đẳng với dân trong việc tìm những giải pháp đưa đất nước tiến tới dân chủ, văn minh và giàu mạnh.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tự do - Tự lập - Tự trọng là những giá trị làm người số một

    12/11/2014Tự do - Tự lập - Tự trọng là những đại lượng hết sức quan trọng để hình thành giá trị của con người. Có những con người nếu mà đầu tư cho nó một chút thì giá của nó cao gấp mười lần so với giá tự nhiên, người ta gọi đó là lăng-xê. Rất nhiều người được lăng-xê, trông xa thì lấp lánh nhưng đến gần thì thấy rất thất vọng...
  • Văn hóa đối thoại

    12/03/2019Lê ĐạtVới đà phát triển tăng tốc của "toàn cầu hóa" đối thoại đã vượt khỏi giới hạn một kỹ năng và trở thành một phạm trù mới của đạo đức...
  • Đọc lại Mác về báo chí tự do

    03/05/2016Nguyễn Khắc MaiBáo chí nói chung là sự thực hiện tự do của con người. Do đó ở đâu có báo chí ở đó có tự do báo chí. Bản chất của báo chí tự do – đó là bản chất dũng cảm, có lý tính, có đạo đức của tự do. (Các Mác)
  • Ông Nguyễn Trần Bạt giao lưu: Việt Nam gia nhập WTO - Cơ hội và thách thức

    08/10/2015Việt Nam gia nhập WTO là một sự kiện vô cùng hệ trọng. Ngoài cuộc Cách mạng Tháng Tám và cuộc Giải phóng Miền Nam ra, tôi chưa thấy việc gì hệ trọng hơn việc nước chúng ta gia nhập WTO. Đây là một quyết định chính trị vô cùng sáng suốt...
  • Đồng thuận xã hội

    17/06/2014Nguyễn Trần BạtCó một thuật ngữ được báo chí và truyền hình sử dụng khá nhiều trong những năm gần đây, nhưng lại đang được hiểu một cách không đầy đủ, đó là đồng thuận. Có thể khẳng định, cho đến nay khái niệm này vẫn chưa được nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện....
  • Sự bình đẳng của con người

    16/12/2010Tuyên ngôn nước Mỹ nói rằng tất cả con người sinh ra đều bình đẳng. Làm thế nào mà những tác giả được cho là thông thái của văn kiện này lại có thể viết ra điều quá vô nghĩa như thế? Hãy nhìn quanh bạn xem! Aga Khan(1) và một tá điền da đen miền Nam có được sinh ra bình đẳng không?
  • Báo chí và quyền Nhà nước pháp quyền

    20/06/2009Lò Văn MinhBảo là cánh cửa dân chủ đã mở cũng đúng. Nói cho có vẻ "văn hoa", bảo là "cuộc chơi" dân chủ bắt đầu cũng quá đúng. Nếu ai đó chịu khó quan sát, chịu khó thống kê các sự kiện báo chí Việt nam từ thời đổi mới, từ thời mở cửa...
  • Minh bạch, bình đẳng, năng lực Những yêu cầu không thể thiếu trong cải cách tư pháp

    13/11/2006Hoàng Ngọc GiaoCải cách tư pháp đang đặt ra những yêu cầu cải cách, đổi mới trong các hoạt động tư pháp. Bài viết này tiếp cận cải cách tư pháp với những tiêu chí: Minh bạch, Bình đẳng, Năng lực...
  • Tham nhũng: Cái giá của sự thiếu công khai và minh bạch

    29/07/2006Hữu VinhCuộc chiến chống tham nhũng đã khởi động được một thời gian không còn ngắn. Nhưng dường như, càng phát động "chống” nạn tham nhũng ngày càng tinh vi hơn và những vụ tham nhũng càng lớn hơn. Bộ trưởng Bộ Tư pháp Uông Chu Lưu đã phải nhìn nhận: "Tham nhũng diễn ra với tính chất và quy mô ngày càng lớn, phạm vi xảy ra với diện rộng và mang tính tổ chức giữa nhiều cá nhân và đơn vị"...
  • Minh bạch và công khai

    14/01/2006Đậu Anh Tuấn - Ban Pháp chế, VCCIMinh bạch là một khái niệm khá trừu tượng. Để đo lường tính minh bạch là một công việc hết sức khó khăn. Nhiều người vẫn thường hiểu minh bạch đồng nghĩa với công khai. Thực ra, khái niệm minh bạch là khái niệm rộng hơn, nó bao gồm cả cơ hội, tính bình đẳng trong tiếp cận thông tin, tính tin cậy, nhất quán của thông tin, tính dự đoán trước được và sự cởi mở của cơ quan cung cấp thông tin...
  • Đồng thuận xã hội

    05/11/2005GS. Tương LaiĐồng thuận là sự thể hiện cụ thể một tầm nhìn mới, vượt qua những ràng buộc hạn hẹp trong quan điểm “ai thắng ai” để thấy được rằng, hiện nay, đồng thuận xã hội chính là động lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước...
  • xem toàn bộ